Chính quyền Ai Cập đã ký thỏa thuận với Nga để cung cấp 400 - 500 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS. Chi phí cho một đơn vị được ước tính là 314 triệu Ruble, điều này cho thấy tổng số tiền giao dịch lên tới 156 tỷ Ruble (2,2 tỷ USD), đây là một số tiền khổng lồ."Moskva và Cairo đã ký hợp đồng cung cấp 400 - 500 xe tăng T-90MS cho Quân đội Ai Cập. Thỏa thuận quy định về việc chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất các phương tiện quân sự tại địa phương" Thiếu tướng Kamel al-Wazir - Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Ai Cập đã công bố điều này trên Facebook vào ngày 26/6/2020."Việc tổ chức sản xuất T-90MS sẽ cho phép Ai Cập có được công nghệ chế tạo xe tăng và xe bọc thép, làm phong phú thêm kinh nghiệm đã có trong việc sản xuất xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ đang diễn ra từ năm 1992", Bộ trưởng al-Wazir viết.Ông Al-Wazir nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ mang đến cơ hội gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Ai Cập trong khu vực, khiến họ trở thành nhà vận hành xe tăng T-90MS lớn nhất. Hơn nữa, Ai Cập sẽ là quốc gia đầu tiên đồng thời sản xuất cả xe tăng Nga và Mỹ.Cần làm rõ rằng Ai Cập là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga tại châu Phi, trong khi các chuyên gia không loại trừ rằng trong tương lai gần Cairo cũng sẽ mua xe tăng T-14 Armata cũng như máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm, ít nhất là một số cuộc đàm phán về vấn đề này đã được tiến hành.Mặt khác các chuyên gia không loại trừ rằng do mua sắm vũ khí Nga, Hoa Kỳ có thể cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quan chức Cairo, tuy nhiên trong trường hợp này, Ai Cập có thể chặn tàu chiến Mỹ đi qua Kênh đào Suez, buộc hạm đội Mỹ phải vòng qua vài ngàn cây số.Trước đó, nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga cho biết, Ấn Độ có thể trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất đối với xe tăng T-14 Armata bằng cách ký kết thỏa thuận mua tổng cộng 1.770 chiếc.Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 442,5 tỷ Ruble (6,3 tỷ USD) và thương vụ này có thể trở thành lớn nhất trên thế giới. Nguồn tin nói thêm, Ấn Độ và Nga đang tiến hành đàm phán và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trước cuối năm nay. "Ấn Độ đang xem xét mua xe tăng T-14 Armata khi sản phẩm trên đang được xúc tiến để xuất khẩu. Ấn Độ tỏ ra rất quan tâm đến phương tiện tác chiến này"."Các quan chức đang quyết định thành phần nào của T-14 Armata được phép xuất khẩu và những gì không. Việc Ấn Độ đang xem xét mua xe tăng Armata cũng được đề cập trong các ấn phẩm phân tích quân sự của họ", tờ Zvezda cho biết.Như vậy nhiều khả năng ngay trong năm 2020, Nga sẽ ký được hai hợp đồng xuất khẩu xe tăng với số lượng cực lớn, giá trị lên tới 8,5 tỷ USD, đây rõ ràng là một con số khổng lồ.
Chính quyền Ai Cập đã ký thỏa thuận với Nga để cung cấp 400 - 500 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS. Chi phí cho một đơn vị được ước tính là 314 triệu Ruble, điều này cho thấy tổng số tiền giao dịch lên tới 156 tỷ Ruble (2,2 tỷ USD), đây là một số tiền khổng lồ.
"Moskva và Cairo đã ký hợp đồng cung cấp 400 - 500 xe tăng T-90MS cho Quân đội Ai Cập. Thỏa thuận quy định về việc chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất các phương tiện quân sự tại địa phương" Thiếu tướng Kamel al-Wazir - Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Ai Cập đã công bố điều này trên Facebook vào ngày 26/6/2020.
"Việc tổ chức sản xuất T-90MS sẽ cho phép Ai Cập có được công nghệ chế tạo xe tăng và xe bọc thép, làm phong phú thêm kinh nghiệm đã có trong việc sản xuất xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ đang diễn ra từ năm 1992", Bộ trưởng al-Wazir viết.
Ông Al-Wazir nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ mang đến cơ hội gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Ai Cập trong khu vực, khiến họ trở thành nhà vận hành xe tăng T-90MS lớn nhất. Hơn nữa, Ai Cập sẽ là quốc gia đầu tiên đồng thời sản xuất cả xe tăng Nga và Mỹ.
Cần làm rõ rằng Ai Cập là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga tại châu Phi, trong khi các chuyên gia không loại trừ rằng trong tương lai gần Cairo cũng sẽ mua xe tăng T-14 Armata cũng như máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm, ít nhất là một số cuộc đàm phán về vấn đề này đã được tiến hành.
Mặt khác các chuyên gia không loại trừ rằng do mua sắm vũ khí Nga, Hoa Kỳ có thể cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quan chức Cairo, tuy nhiên trong trường hợp này, Ai Cập có thể chặn tàu chiến Mỹ đi qua Kênh đào Suez, buộc hạm đội Mỹ phải vòng qua vài ngàn cây số.
Trước đó, nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga cho biết, Ấn Độ có thể trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất đối với xe tăng T-14 Armata bằng cách ký kết thỏa thuận mua tổng cộng 1.770 chiếc.
Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 442,5 tỷ Ruble (6,3 tỷ USD) và thương vụ này có thể trở thành lớn nhất trên thế giới. Nguồn tin nói thêm, Ấn Độ và Nga đang tiến hành đàm phán và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trước cuối năm nay. "Ấn Độ đang xem xét mua xe tăng T-14 Armata khi sản phẩm trên đang được xúc tiến để xuất khẩu. Ấn Độ tỏ ra rất quan tâm đến phương tiện tác chiến này".
"Các quan chức đang quyết định thành phần nào của T-14 Armata được phép xuất khẩu và những gì không. Việc Ấn Độ đang xem xét mua xe tăng Armata cũng được đề cập trong các ấn phẩm phân tích quân sự của họ", tờ Zvezda cho biết.
Như vậy nhiều khả năng ngay trong năm 2020, Nga sẽ ký được hai hợp đồng xuất khẩu xe tăng với số lượng cực lớn, giá trị lên tới 8,5 tỷ USD, đây rõ ràng là một con số khổng lồ.