Theo tờ Izvestia dẫn nguồn tin tức từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đang có kế hoạch sắp tới sẽ triển khai một số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 hiện đại đến quần đảo Kuril/Chishima nhằm nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng phòng thủ, nơi đang có tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản nhưng trên thực tế là do Nga kiểm soát. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga trong một cuộc tập trận.Đây là quyết định gây khá nhiều khó hiểu khi người ta luôn biết rằng nơi thuận lợi để triển khai tác chiến xe tăng là các khu vực đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng của thảo nguyên nước Nga giúp cho xe tăng có thể phát triển hết sức mạnh của mình bởi độ cơ động cao, hỏa lực mạnh và số lượng đông đảo. Trong khi đó ở các đảo thuộc quần đảo Kuril thường có diện tích nhỏ, nhiều đồi núi, không hề phù hợp để sử dụng xe tăng đối kháng. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga.Dẫu vậy, chắc chắn việc triển khai xe tăng lên các đảo không phải là để chiến đấu quy ước mà nó có một khả năng tác chiến chống đổ bộ không hề nhỏ.Khi mà pháo 2A46M cỡ nòng 125mm của xe tăng có thể bắn các loại đạn xuyên, đạn nổ mạnh HE, đạn nổ phá mảnh,… đủ sức xuyên cả giáp cũng những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại dày cả trăm mm chứ chưa nói tới những con tàu đổ bộ cỡ nhỏ chỉ có trọng tải nhẹ khoảng vài chục tấn cho đến vài trăm tấn được bọc giáp hạn chế hay các loại phương tiện hỗ trợ hỏa lực hạng nhẹ cho đổ bộ. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của quân đội Nga.Không những vậy, pháo 2A46M nòng trơn của xe có thể bắn cả tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng với tầm bắn tối đa tới 5km, thậm chí có thể tiêu diệt cả trực thăng, máy bay đối phương bay tầm thấp. Xe cũng được trang bị một kính ngắm đa kênh Sosna-U có thể quan sát cả trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm với tầm quan sát tối đa lên tới 10.000m ở ban ngày, quan sát hình ảnh nhiệt,… giúp theo dõi mục tiêu vô cùng tốt. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga trong một cuộc diễn tập chuẩn bị cho duyệt binh.Ngoài ra, triển khai xe tăng có một lợi thế hơn rất nhiều so với các trận địa lựu pháo phòng thủ bờ biển thông thường là nó có độ cơ động rất cao, có thể nhanh chóng triển khai, khai hỏa tấn công mục tiêu và rất ngay khi có lệnh để tránh sự phản kích của kẻ thù. Trong khi đó các trận địa lựu pháo phòng thủ bờ biển truyền thống lại có thời gian triển khai và thu hồi rất lâu, đồng thời cần phải có nhiều nhân lực để vận hành. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga.Tuy vậy xe tăng cũng có một nhược điểm so với các trận địa lựu pháo trong việc phòng thủ bờ biển đó là tầm bắn của pháo xe tăng hạn chế hơn nhiều. Đạn pháo xe tăng thiết kế cho nhiệm vụ xuyên phá xe tăng đối phương, di chuyển theo phương ngang là chính với góc nâng hạ nòng hạn chế, trong khi đó đạn lựu pháo thường dùng cho nhiệm vụ nổ phá và tầm bắn xa, góc nâng hạ nòng lớn, bắn theo kiểu cầu vồng với tầm bắn lên tới hàng chục km, có thể tấn công cả tàu đổ bộ mẹ neo đậu ở ngoài xa để thả lực lượng đổ bộ. Do đó, mỗi phương án phòng thủ bờ biển đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Ảnh: Trận địa pháo 130mm phòng thủ bờ biển.Do đó, người Liên Xô trước đây khi đã triển khai một số xe tăng tới quần đảo Kuril đã đặt nó ở trên các điểm cao để tận dụng tối đa khả năng công phá và tầm xa của pháo xe tăng. Ảnh: Xe tăng IS-3 được đưa ra cho nhiệm vụ phòng thủ đảo thuộc quần đảo Kuril từ thời Liên Xô.Việc Nga triển khai xe tăng tới các đảo ở Kuril cho nhiệm vụ phòng thủ không phải điều gì quá lạ khi trước đây Liên Xô cũng đã triển khai các xe tăng IS-3, T-34-85, T-54,… ra đây với nhiệm vụ tương tự. Dẫu vậy, do tác động của thời tiết và bảo trì bảo dưỡng kém hiệu quả cùng với một thời gian nước Nga bị khủng hoảng trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ khiến những chiếc xe tăng này dần bị lãng quên, nhuốm màu thời gian. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-34-85 trên một đảo ở Kuril.T-72B3 là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng xe tăng T-72B huyền thoại do Liên Xô thiết kế chế tạo từ trong chiến tranh Lạnh. Nó được bổ sung thêm các khối giáp phản ứng nổ Kontakt-5, khối kính ngắm đa kênh Sosna-U và hệ thống máy tính kiểm soát hỏa lực tiên tiến, sử dụng động cơ V-84 mới công suất 840 mã lực giúp nó có sức mạnh tiệm cận với những chiếc T-90A được phát triển sau này. Thậm chí ở phiên bản T-72B3 mới nhất là T-72B3 Mod 2016 còn được lắp đặt thêm các khối giáp Relikt mới giúp nó vượt trội hơn cả những chiếc T-90A ở khả năng bảo vệ. Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2016 tại cuộc tập trận Zapad-2017.Có thể nói rằng, T-72B3 chính là lực lượng xương sống của tăng - thiết giáp hiện nay với số lượng khoảng hơn 1.000 chiếc, bên cạnh các phiên bản T-72B cũ hơn và T-80U/UD, T-90A. Trong thời gian sắp tới, các xe tăng T-72B3 của Nga sẽ dần được nâng cấp lên chuẩn T-72B3 Mod 2016 cùng với đó là việc tiếp nhận thêm xe tăng T-80BVM, T-90M hiện đại giúp cho lục quân Nga càng thêm phần mạnh mẽ. Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2016 tại cuộc diễn tập Zapad-2017. Video Xe tăng T-90 Việt Nam lần đầu phô diễn lá chắn Shtora - Nguồn: QPVN
Theo tờ Izvestia dẫn nguồn tin tức từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đang có kế hoạch sắp tới sẽ triển khai một số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 hiện đại đến quần đảo Kuril/Chishima nhằm nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng phòng thủ, nơi đang có tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản nhưng trên thực tế là do Nga kiểm soát. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga trong một cuộc tập trận.
Đây là quyết định gây khá nhiều khó hiểu khi người ta luôn biết rằng nơi thuận lợi để triển khai tác chiến xe tăng là các khu vực đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng của thảo nguyên nước Nga giúp cho xe tăng có thể phát triển hết sức mạnh của mình bởi độ cơ động cao, hỏa lực mạnh và số lượng đông đảo. Trong khi đó ở các đảo thuộc quần đảo Kuril thường có diện tích nhỏ, nhiều đồi núi, không hề phù hợp để sử dụng xe tăng đối kháng. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga.
Dẫu vậy, chắc chắn việc triển khai xe tăng lên các đảo không phải là để chiến đấu quy ước mà nó có một khả năng tác chiến chống đổ bộ không hề nhỏ.Khi mà pháo 2A46M cỡ nòng 125mm của xe tăng có thể bắn các loại đạn xuyên, đạn nổ mạnh HE, đạn nổ phá mảnh,… đủ sức xuyên cả giáp cũng những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại dày cả trăm mm chứ chưa nói tới những con tàu đổ bộ cỡ nhỏ chỉ có trọng tải nhẹ khoảng vài chục tấn cho đến vài trăm tấn được bọc giáp hạn chế hay các loại phương tiện hỗ trợ hỏa lực hạng nhẹ cho đổ bộ. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của quân đội Nga.
Không những vậy, pháo 2A46M nòng trơn của xe có thể bắn cả tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng với tầm bắn tối đa tới 5km, thậm chí có thể tiêu diệt cả trực thăng, máy bay đối phương bay tầm thấp. Xe cũng được trang bị một kính ngắm đa kênh Sosna-U có thể quan sát cả trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm với tầm quan sát tối đa lên tới 10.000m ở ban ngày, quan sát hình ảnh nhiệt,… giúp theo dõi mục tiêu vô cùng tốt. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga trong một cuộc diễn tập chuẩn bị cho duyệt binh.
Ngoài ra, triển khai xe tăng có một lợi thế hơn rất nhiều so với các trận địa lựu pháo phòng thủ bờ biển thông thường là nó có độ cơ động rất cao, có thể nhanh chóng triển khai, khai hỏa tấn công mục tiêu và rất ngay khi có lệnh để tránh sự phản kích của kẻ thù. Trong khi đó các trận địa lựu pháo phòng thủ bờ biển truyền thống lại có thời gian triển khai và thu hồi rất lâu, đồng thời cần phải có nhiều nhân lực để vận hành. Ảnh: Xe tăng T-72B3 của quân đội Nga.
Tuy vậy xe tăng cũng có một nhược điểm so với các trận địa lựu pháo trong việc phòng thủ bờ biển đó là tầm bắn của pháo xe tăng hạn chế hơn nhiều. Đạn pháo xe tăng thiết kế cho nhiệm vụ xuyên phá xe tăng đối phương, di chuyển theo phương ngang là chính với góc nâng hạ nòng hạn chế, trong khi đó đạn lựu pháo thường dùng cho nhiệm vụ nổ phá và tầm bắn xa, góc nâng hạ nòng lớn, bắn theo kiểu cầu vồng với tầm bắn lên tới hàng chục km, có thể tấn công cả tàu đổ bộ mẹ neo đậu ở ngoài xa để thả lực lượng đổ bộ. Do đó, mỗi phương án phòng thủ bờ biển đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Ảnh: Trận địa pháo 130mm phòng thủ bờ biển.
Do đó, người Liên Xô trước đây khi đã triển khai một số xe tăng tới quần đảo Kuril đã đặt nó ở trên các điểm cao để tận dụng tối đa khả năng công phá và tầm xa của pháo xe tăng. Ảnh: Xe tăng IS-3 được đưa ra cho nhiệm vụ phòng thủ đảo thuộc quần đảo Kuril từ thời Liên Xô.
Việc Nga triển khai xe tăng tới các đảo ở Kuril cho nhiệm vụ phòng thủ không phải điều gì quá lạ khi trước đây Liên Xô cũng đã triển khai các xe tăng IS-3, T-34-85, T-54,… ra đây với nhiệm vụ tương tự. Dẫu vậy, do tác động của thời tiết và bảo trì bảo dưỡng kém hiệu quả cùng với một thời gian nước Nga bị khủng hoảng trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ khiến những chiếc xe tăng này dần bị lãng quên, nhuốm màu thời gian. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-34-85 trên một đảo ở Kuril.
T-72B3 là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng xe tăng T-72B huyền thoại do Liên Xô thiết kế chế tạo từ trong chiến tranh Lạnh. Nó được bổ sung thêm các khối giáp phản ứng nổ Kontakt-5, khối kính ngắm đa kênh Sosna-U và hệ thống máy tính kiểm soát hỏa lực tiên tiến, sử dụng động cơ V-84 mới công suất 840 mã lực giúp nó có sức mạnh tiệm cận với những chiếc T-90A được phát triển sau này. Thậm chí ở phiên bản T-72B3 mới nhất là T-72B3 Mod 2016 còn được lắp đặt thêm các khối giáp Relikt mới giúp nó vượt trội hơn cả những chiếc T-90A ở khả năng bảo vệ. Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2016 tại cuộc tập trận Zapad-2017.
Có thể nói rằng, T-72B3 chính là lực lượng xương sống của tăng - thiết giáp hiện nay với số lượng khoảng hơn 1.000 chiếc, bên cạnh các phiên bản T-72B cũ hơn và T-80U/UD, T-90A. Trong thời gian sắp tới, các xe tăng T-72B3 của Nga sẽ dần được nâng cấp lên chuẩn T-72B3 Mod 2016 cùng với đó là việc tiếp nhận thêm xe tăng T-80BVM, T-90M hiện đại giúp cho lục quân Nga càng thêm phần mạnh mẽ. Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2016 tại cuộc diễn tập Zapad-2017.
Video Xe tăng T-90 Việt Nam lần đầu phô diễn lá chắn Shtora - Nguồn: QPVN