Theo hãng tin Nga RIA Novosti, các chuyên gia kỹ thuật quân sự Nga đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường của tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS của Mỹ. Trước đó lính Nga đã phát hiện một hệ thống dẫn đường với con quay hồi chuyển và ăng-ten GPS, từ xác quả tên lửa ATACMS (MGM-140) của Mỹ bị thu giữ.Tên lửa ATACMS do Mỹ hỗ trợ ở Ukraine có tầm tấn công xa và độ chính xác cao, có thể gọi là đó là vũ khí chiến lược để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ không bao giờ ngờ rằng một ngày nào đó, người Nga sẽ tiết lộ các bí mật bên trong của mình.Theo thông tin của hãng tin Sputnik, các chuyên gia Nga đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường và điều chỉnh đường bay của tên lửa ATACMS của Mỹ và đã phát hiện được những bí mật của hệ thống dẫn đường quán tính (INS) bằng con quay laser hồi chuyển ba bậc và mô-đun GPS.Vậy hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc có vai trò gì trong tên lửa ATACMS? Nó có tác dụng liên tục theo dõi vị trí, vận tốc và gia tốc của tên lửa, so với tọa độ được nạp sẵn trong bộ nhớ của tên lửa, để ra lệnh cho máy lái, lái tên lửa bay chính xác đến mục tiêu.Các chuyên gia cho biết, hệ thống INS của tên lửa ATACMS sử dụng con quay hồi chuyển laser 3 bậc, giúp tên lửa bay đúng quỹ đạo. Tuy nhiên trong quá trình dẫn đường cho tên lửa, hệ thống INS sẽ bị sai số rất nhiều, có thể lái tên lửa lệch mục tiêu tới vài trăm mét. Do vậy tên lửa phải sử dụng tín hiệu GPS, để hiệu chỉnh sai số của INS.Như vậy có thể thấy rõ cơ chế dẫn đường của tên lửa ATACMS, đó là sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính bằng hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc, sửa sai bằng tín hiệu vệ tinh GPS. Tên lửa sẽ có độ chính xác cao khi không bị gây nhiễu. Một khi bị nhiễu, độ chính xác của nó sẽ bị giảm nghiêm trọng. Điểm hạn chế nữa của tên lửa ATACMS đó là không thể mở rộng tầm bắn hay tăng đường kính đầu đạn và khả năng công phá của đầu đạn, đồng thời không thể cải tiến, nâng cấp để sử dụng làm tên lửa tầm trung do kích thước của tên lửa quá nhỏ. Tên lửa ATACMS có tổng chiều dài 396 cm, đường kính 60,69 cm và trọng lượng 1.530 kg. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn một giai đoạn. Vào tháng 10 năm ngoái, Ukraine lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công các sân bay quân sự của Nga. Theo tìm hiểu, hiện trên thế giới, không có nhiều quốc gia sản xuất được hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc, có thể khẳng định đây là sản phẩm công nghệ cao, chứa nhiều bí mật quân sự. Mỹ là quốc gia dẫn đầu về công nghệ của hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc. Hiện tên lửa ATACMS hiện “không có chỗ đứng” trong Quân đội Mỹ, mặc dù nó là tên lửa đạn đạo, có thời gian phản ứng nhanh với những mục tiêu nhạy cảm về thời gian, nhưng lại không thể tiêu diệt các mục tiêu di động. Nó phù hợp với một cuộc chiến tổng lực, nhưng không phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành mấy chục năm qua. Về độ chính xác, tên lửa ATACMS có mức chính xác tương đối cao, trong điều kiện chiến trường không bị gây nhiễu. Nhưng nhược điểm là giá thành đắt đỏ, nên Quân đội Mỹ ưu tiên sử dụng máy bay F-16 thả bom lượn JDAM có giá rẻ hơn. Hiện Quân đội Mỹ gần như không có nhu cầu về loại vũ khí này, nên sau đó họ đã ngừng sản xuất.Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tổng số lượng đạn tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS đã sản xuất là khoảng 3.700 quả. Hiện công ty Lockheed Martin đã khởi động lại dây chuyền sản xuất tên lửa ATACMS, với công suất sản xuất hàng năm khoảng 100 quả.Trên thực tế, loại tên lửa ATACMS được sản xuất từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nay đã bước vào giai đoạn loại khỏi biên chế. Quân đội Mỹ hiện có khoảng 400-500 tên lửa ATACMS hết hạn sử dụng. Mẫu hỗ trợ Ukraine là mẫu ban đầu, có tầm bắn tối đa 165 km và Ukraine chưa được viện trợ phiên bản có tầm bắn 300 km. Tên lửa ATACMS có thể được sử dụng để tấn công sâu vào phía sau hậu phương của địch. Vấn đề là tên lửa sử dụng tín hiệu dẫn đường GPS và Nga có khí tài gây nhiễu rất hiệu quả. Vì vậy, tương lai tên lửa này sẽ đạt được ít kết quả trên chiến trường Ukraine. Hiện tại, tên lửa hành trình Storm Shadow/ Scap-EG do Anh và Pháp hỗ trợ Ukraine có tầm bắn khoảng 250 km. Trong tương lai, có thể Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine phiên bản ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km. Với sự giúp sức về thông tin tình báo của Mỹ và phương Tây, có thể Ukraine sẽ tấn công vào những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.Tuy nhiên điều lo ngại của Mỹ về thất thoát bí mật quân sự trong vũ khí viện trợ cho Ukraine cũng đã tới, với những bí mật được mổ sẻ, có thể người Nga sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp vô hiệu hóa, giống như việc vô hiệu hóa tên lửa HIMARS hay đạn pháo dẫn đường Excalibur, khiến Mỹ buộc Ukraine phải ngừng sử dụng. (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, CNN).
Theo hãng tin Nga RIA Novosti, các chuyên gia kỹ thuật quân sự Nga đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường của tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS của Mỹ. Trước đó lính Nga đã phát hiện một hệ thống dẫn đường với con quay hồi chuyển và ăng-ten GPS, từ xác quả tên lửa ATACMS (MGM-140) của Mỹ bị thu giữ.
Tên lửa ATACMS do Mỹ hỗ trợ ở Ukraine có tầm tấn công xa và độ chính xác cao, có thể gọi là đó là vũ khí chiến lược để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ không bao giờ ngờ rằng một ngày nào đó, người Nga sẽ tiết lộ các bí mật bên trong của mình.
Theo thông tin của hãng tin Sputnik, các chuyên gia Nga đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường và điều chỉnh đường bay của tên lửa ATACMS của Mỹ và đã phát hiện được những bí mật của hệ thống dẫn đường quán tính (INS) bằng con quay laser hồi chuyển ba bậc và mô-đun GPS.
Vậy hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc có vai trò gì trong tên lửa ATACMS? Nó có tác dụng liên tục theo dõi vị trí, vận tốc và gia tốc của tên lửa, so với tọa độ được nạp sẵn trong bộ nhớ của tên lửa, để ra lệnh cho máy lái, lái tên lửa bay chính xác đến mục tiêu.
Các chuyên gia cho biết, hệ thống INS của tên lửa ATACMS sử dụng con quay hồi chuyển laser 3 bậc, giúp tên lửa bay đúng quỹ đạo. Tuy nhiên trong quá trình dẫn đường cho tên lửa, hệ thống INS sẽ bị sai số rất nhiều, có thể lái tên lửa lệch mục tiêu tới vài trăm mét. Do vậy tên lửa phải sử dụng tín hiệu GPS, để hiệu chỉnh sai số của INS.
Như vậy có thể thấy rõ cơ chế dẫn đường của tên lửa ATACMS, đó là sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính bằng hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc, sửa sai bằng tín hiệu vệ tinh GPS. Tên lửa sẽ có độ chính xác cao khi không bị gây nhiễu. Một khi bị nhiễu, độ chính xác của nó sẽ bị giảm nghiêm trọng.
Điểm hạn chế nữa của tên lửa ATACMS đó là không thể mở rộng tầm bắn hay tăng đường kính đầu đạn và khả năng công phá của đầu đạn, đồng thời không thể cải tiến, nâng cấp để sử dụng làm tên lửa tầm trung do kích thước của tên lửa quá nhỏ.
Tên lửa ATACMS có tổng chiều dài 396 cm, đường kính 60,69 cm và trọng lượng 1.530 kg. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn một giai đoạn. Vào tháng 10 năm ngoái, Ukraine lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công các sân bay quân sự của Nga.
Theo tìm hiểu, hiện trên thế giới, không có nhiều quốc gia sản xuất được hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc, có thể khẳng định đây là sản phẩm công nghệ cao, chứa nhiều bí mật quân sự. Mỹ là quốc gia dẫn đầu về công nghệ của hệ thống con quay laser hồi chuyển ba bậc.
Hiện tên lửa ATACMS hiện “không có chỗ đứng” trong Quân đội Mỹ, mặc dù nó là tên lửa đạn đạo, có thời gian phản ứng nhanh với những mục tiêu nhạy cảm về thời gian, nhưng lại không thể tiêu diệt các mục tiêu di động. Nó phù hợp với một cuộc chiến tổng lực, nhưng không phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành mấy chục năm qua.
Về độ chính xác, tên lửa ATACMS có mức chính xác tương đối cao, trong điều kiện chiến trường không bị gây nhiễu. Nhưng nhược điểm là giá thành đắt đỏ, nên Quân đội Mỹ ưu tiên sử dụng máy bay F-16 thả bom lượn JDAM có giá rẻ hơn. Hiện Quân đội Mỹ gần như không có nhu cầu về loại vũ khí này, nên sau đó họ đã ngừng sản xuất.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tổng số lượng đạn tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS đã sản xuất là khoảng 3.700 quả. Hiện công ty Lockheed Martin đã khởi động lại dây chuyền sản xuất tên lửa ATACMS, với công suất sản xuất hàng năm khoảng 100 quả.
Trên thực tế, loại tên lửa ATACMS được sản xuất từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nay đã bước vào giai đoạn loại khỏi biên chế. Quân đội Mỹ hiện có khoảng 400-500 tên lửa ATACMS hết hạn sử dụng. Mẫu hỗ trợ Ukraine là mẫu ban đầu, có tầm bắn tối đa 165 km và Ukraine chưa được viện trợ phiên bản có tầm bắn 300 km.
Tên lửa ATACMS có thể được sử dụng để tấn công sâu vào phía sau hậu phương của địch. Vấn đề là tên lửa sử dụng tín hiệu dẫn đường GPS và Nga có khí tài gây nhiễu rất hiệu quả. Vì vậy, tương lai tên lửa này sẽ đạt được ít kết quả trên chiến trường Ukraine.
Hiện tại, tên lửa hành trình Storm Shadow/ Scap-EG do Anh và Pháp hỗ trợ Ukraine có tầm bắn khoảng 250 km. Trong tương lai, có thể Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine phiên bản ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km. Với sự giúp sức về thông tin tình báo của Mỹ và phương Tây, có thể Ukraine sẽ tấn công vào những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên điều lo ngại của Mỹ về thất thoát bí mật quân sự trong vũ khí viện trợ cho Ukraine cũng đã tới, với những bí mật được mổ sẻ, có thể người Nga sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp vô hiệu hóa, giống như việc vô hiệu hóa tên lửa HIMARS hay đạn pháo dẫn đường Excalibur, khiến Mỹ buộc Ukraine phải ngừng sử dụng. (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, CNN).