Theo báo chí Nga, hơn 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 đang chờ chuyển giao cho Không quân Iran. Hình ảnh vệ tinh chụp khuôn viên Nhà máy Hàng không Komsomolsk-on-Amur mang tên Yu.A. Gagarin (KnAAZ) cho thấy 21 tiêm kích đang đợi sẵn.Cần lưu ý rằng tất cả những chiến đấu cơ nói trên đều được sản xuất theo hợp đồng cho Không quân Ai Cập, tuy vậy Cairo đã buộc phải từ bỏ chúng trước sức ép từ phương Tây, khi bị đe dọa áp đặt những lệnh cấm vận nặng nề.Sau khi Ai Cập quyết định không theo đuổi hợp đồng, Iran đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc mua lại phi đội Su-35 nói trên, vì đây là máy bay chiến đấu duy nhất trên thị trường vũ khí thế giới có thể chống lại F-35 Lightning II của Mỹ và F-35I Adir của Israel.Tehran đang phát triển chương trình hạt nhân, họ khẳng định nhằm mục đích hòa bình nhưng Israel khẳng định đây là chương trình vũ khí và đe dọa sẽ tấn công, bởi vậy Iran cần cảnh giác, xây dựng lực lượng đủ mạnh nhằm bảo vệ những cơ sở trên.Theo các nguồn thông tin và phân tích của truyền thông Mỹ, Ả Rập, Anh và Israel, các phi công cùng với kỹ thuật viên người Iran đã có mặt tại Nga, nơi họ đang trải qua quá trình đào tạo về việc vận hành tiêm kích Su-35.Có thông tin cho rằng Moskva sẽ chuyển giao phi đội Su-35 nói trên cho Iran trước khi kết thúc năm 2022, sau đó hai nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục ký hợp đồng để mua sắm thêm nhiều máy bay chiến đấu hiện đại.Các tiêm kích đa năng Su-35 do Nga chế tạo rõ ràng là sự bổ sung đáng quý cho Không quân Iran, khi lực lượng này vẫn phải dựa vào chủ lực là chiến đấu cơ F-14A Tomcat do Mỹ sản xuất từ những năm cuối thập niên 1970.Tiêm kích Su-35 rõ ràng mạnh hơn rất nhiều khi đặt cạnh những chiếc F-14, F-4 và F-5 do Mỹ sản xuất, cũng như MiG-29 phiên bản đời đầu mà Không quân Iran vẫn duy trì trong thành phần tác chiến của mình.Đáng chú ý nhất trên tiêm kích đa năng Su-35 chính là radar mảng pha quét điện tử thụ động N035 Irbis-E có khả năng nhận diện mục tiêu đường không cách xa 400 km, tự động lập bản đồ địa hình để dẫn đường cho vũ khí tấn công mặt đất, mặt biển với độ chính xác cao.Su-35 còn nổi tiếng ở khả năng vận động cực kỳ linh hoạt, bất chấp nó là một chiến đấu cơ hạng nặng với kích thước rất lớn, điều này đạt được là nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S tối tân.Hiện tại chưa rõ Nga có đồng ý cung cấp cho Iran những loại tên lửa không đối không và không đối đất tầm xa hiện đại hay vẫn chỉ bán những loại đạn thuộc thế hệ cũ, tuy nhiên khả năng đầu tiên là lớn hơn.Theo giới phân tích, sau khi Iran nhận tiêm kích đa năng Su-35, Tehran sẽ cung cấp cho Moskva số lượng lớn máy bay không người lái tấn công để sử dụng trên chiến trường Ukraine.Đây là chương trình hợp tác mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên, đồng thời xóa bỏ nghi ngờ bấy lâu về một sự bất đồng trong những chính sách liên quan đến việc tranh giành ảnh hưởng tại Syria.Tiêm kích Su-35 nếu được Nga chuyển giao gấp rút trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ giúp Iran yên tâm hơn trong việc bảo vệ không phận của mình trước nguy cơ lớn từ phía Israel.
Theo báo chí Nga, hơn 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 đang chờ chuyển giao cho Không quân Iran. Hình ảnh vệ tinh chụp khuôn viên Nhà máy Hàng không Komsomolsk-on-Amur mang tên Yu.A. Gagarin (KnAAZ) cho thấy 21 tiêm kích đang đợi sẵn.
Cần lưu ý rằng tất cả những chiến đấu cơ nói trên đều được sản xuất theo hợp đồng cho Không quân Ai Cập, tuy vậy Cairo đã buộc phải từ bỏ chúng trước sức ép từ phương Tây, khi bị đe dọa áp đặt những lệnh cấm vận nặng nề.
Sau khi Ai Cập quyết định không theo đuổi hợp đồng, Iran đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc mua lại phi đội Su-35 nói trên, vì đây là máy bay chiến đấu duy nhất trên thị trường vũ khí thế giới có thể chống lại F-35 Lightning II của Mỹ và F-35I Adir của Israel.
Tehran đang phát triển chương trình hạt nhân, họ khẳng định nhằm mục đích hòa bình nhưng Israel khẳng định đây là chương trình vũ khí và đe dọa sẽ tấn công, bởi vậy Iran cần cảnh giác, xây dựng lực lượng đủ mạnh nhằm bảo vệ những cơ sở trên.
Theo các nguồn thông tin và phân tích của truyền thông Mỹ, Ả Rập, Anh và Israel, các phi công cùng với kỹ thuật viên người Iran đã có mặt tại Nga, nơi họ đang trải qua quá trình đào tạo về việc vận hành tiêm kích Su-35.
Có thông tin cho rằng Moskva sẽ chuyển giao phi đội Su-35 nói trên cho Iran trước khi kết thúc năm 2022, sau đó hai nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục ký hợp đồng để mua sắm thêm nhiều máy bay chiến đấu hiện đại.
Các tiêm kích đa năng Su-35 do Nga chế tạo rõ ràng là sự bổ sung đáng quý cho Không quân Iran, khi lực lượng này vẫn phải dựa vào chủ lực là chiến đấu cơ F-14A Tomcat do Mỹ sản xuất từ những năm cuối thập niên 1970.
Tiêm kích Su-35 rõ ràng mạnh hơn rất nhiều khi đặt cạnh những chiếc F-14, F-4 và F-5 do Mỹ sản xuất, cũng như MiG-29 phiên bản đời đầu mà Không quân Iran vẫn duy trì trong thành phần tác chiến của mình.
Đáng chú ý nhất trên tiêm kích đa năng Su-35 chính là radar mảng pha quét điện tử thụ động N035 Irbis-E có khả năng nhận diện mục tiêu đường không cách xa 400 km, tự động lập bản đồ địa hình để dẫn đường cho vũ khí tấn công mặt đất, mặt biển với độ chính xác cao.
Su-35 còn nổi tiếng ở khả năng vận động cực kỳ linh hoạt, bất chấp nó là một chiến đấu cơ hạng nặng với kích thước rất lớn, điều này đạt được là nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S tối tân.
Hiện tại chưa rõ Nga có đồng ý cung cấp cho Iran những loại tên lửa không đối không và không đối đất tầm xa hiện đại hay vẫn chỉ bán những loại đạn thuộc thế hệ cũ, tuy nhiên khả năng đầu tiên là lớn hơn.
Theo giới phân tích, sau khi Iran nhận tiêm kích đa năng Su-35, Tehran sẽ cung cấp cho Moskva số lượng lớn máy bay không người lái tấn công để sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Đây là chương trình hợp tác mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên, đồng thời xóa bỏ nghi ngờ bấy lâu về một sự bất đồng trong những chính sách liên quan đến việc tranh giành ảnh hưởng tại Syria.
Tiêm kích Su-35 nếu được Nga chuyển giao gấp rút trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ giúp Iran yên tâm hơn trong việc bảo vệ không phận của mình trước nguy cơ lớn từ phía Israel.