Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2, Nga đã bị Mỹ và các nước phương Tây phong tỏa hoàn toàn và điều này còn lâu mới kết thúc. Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo, châu Âu chính thức khởi động đợt trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga, lần này chủ yếu nhắm vào ngành năng lượng và khai khoáng của Nga.Các phương pháp cấm vận của châu Âu và Mỹ dường như đã “hết sách” và chúng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Nga trên chiến trường. Trong hơn một tháng qua, còi báo động không kích đã vang lên không biết bao nhiêu lần trên khắp Ukraine.Trong đợt tấn công tên lửa mới nhất, Nga đã phóng hơn 200 quả tên lửa, trong đó tập trung vào hàng loạt cơ sở hạ tầng như năng lượng và điện ở Ukraine, khiến một nửa hệ thống năng lượng Ukraine bị tê liệt.Có thể nói, mùa đông năm nay Ukraine đang gặp khó khăn gay gắt hơn so với Nga. Mà xung đột đã phát triển đến bây giờ, phương Tây bắt đầu cảm thấy “có gì đó không ổn”; phương Tây cũng muốn tra xem Nga còn có bao nhiêu tên lửa? Và sự thật được phơi bày, khi Nga còn “quá nhiều tên lửa”.Theo ước tính sơ bộ, kể từ cuộc xung đột bùng nổ, Quân đội Nga đã phóng ít nhất gần 20.000 quả tên lửa. Châu Âu và Mỹ đánh giá, kho tên lửa của Nga về “cơ bản đã cạn đáy”. Nhưng nhìn vào các cuộc tấn công bằng tên lửa rải thảm của Nga, rõ ràng là châu Âu và Mỹ đã đánh giá sai về dự trữ của Nga.Mới đây, Mỹ và các nước phương Tây rốt cuộc đã khám phá ra bí mật khiến nguồn cung tên lửa Nga. Nhưng kết quả điều tra này, càng khiến châu Âu và Mỹ khó chấp nhận hơn.Khi đánh giá xem xét từ xác những quả tên lửa mà Nga tấn công Ukraine, những tên lửa này rõ ràng không phải là tên lửa đưa từ kho dự trữ của Nga, mà là sản phẩm mới nhất được Nga sản xuất sau khi bị trừng phạt. Thậm chí, nhiều quả tên lửa được Nga sử dụng trong tháng 11, cũng chỉ mới được sản xuất sau tháng 10.Điều này có nghĩa là không chỉ 9 vòng trừng phạt của châu Âu không có hiệu quả, mà lệnh cấm của phương Tây đối với một loạt linh kiện điện tử như bảng mạch và chip cần thiết cho quá trình sản xuất tên lửa của Nga, cũng không có tác động lớn đến hoạt động sản xuất tên lửa của Nga. Theo tạp chí "Arsenal of the Motherland" của Nga, nếu tính cả số tên lửa tồn kho, quân đội Nga hiện có khoảng 4.500 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr; cộng với các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga được gấp rút triển khai trong ba ca, thì ít nhất trong sáu tháng tới, Nga sẽ không thiếu tên lửa.Ngoài ra, theo giới truyền thông, trước khi xung đột nổ ra, Nga đã chuẩn bị đủ nguyên liệu và linh kiện chế tạo tên lửa, để đối phó với mối đe dọa từ NATO. Châu Âu và Mỹ không thể chấp nhận một sự thật “phũ phàng” như vậy. Mặc dù bị áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, nhưng chuỗi sản xuất tên lửa và đặc biệt là UAV của Nga vẫn không bị gián đoạn do Moskva dường như đã chuẩn bị sẵn các phương án cho việc bị cấm vận nghiêm ngặt từ phương Tây.Một cuộc điều tra chung tiến hành bởi “Viện nghiên cứu Lực lượng Liên hợp Hoàng gia Anh” (RUSI), Reuters và iStories tiết lộ rằng, một công ty Nga chuyên sản xuất UAV Orlan-10, tiếp tục nhận linh kiện của phương Tây thông qua các công ty trung gian ở nước ngoài để lách lệnh trừng phạt. Orlan-10 là một trong những loại UAV sử dụng công nghệ quân sự thiết yếu và có khả năng gây nguy hiểm nhất của Nga, nhưng do quá trình toàn cầu hóa chuỗi cung ứng, một số thành phần cấu kiện và linh kiện dùng để sản xuất loại UAV này, lại phụ thuộc vào các nhà cung cấp phương Tây. Được biết, công ty sản xuất UAV Orlan là STC của Nga đã chịu lệnh trừng phạt của Mỹ ngay từ năm 2016, không được phép mua sắm vật tư, linh kiện của phương Tây. Điều này có nghĩa là Nga thực sự đã tìm cách "lách trừng phạt phương Tây" từ rất lâu trước khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra.Việc Nga vẫn “đều đều” xuất xưởng các lô UAV Orlan-10 và một trong những chủ sở hữu của STC là ông Alexei Terentyev đã tuyên bố, doanh nghiệp của ông “không cảm thấy ảnh hưởng của lệnh trừng phạt” và thực sự đã “phát triển đáng tin cậy hơn”. Vậy điều này phải giải thích như thế nào? Hóa ra, nguyên nhân Nga không bị gián đoạn sản xuất UAV là do mặc dù bị phương Tây cấm vận mua sắm linh kiện điện tử nhưng các công ty Nga đã “đi đường vòng” để có được những cấu kiện mà Nga chưa thể sản xuất được, hoặc chấp nhận tự chế tạo trong nước nhưng chấp nhận giá thành sản xuất sẽ cao hơn nhiều so với xuất khẩu.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2, Nga đã bị Mỹ và các nước phương Tây phong tỏa hoàn toàn và điều này còn lâu mới kết thúc. Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo, châu Âu chính thức khởi động đợt trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga, lần này chủ yếu nhắm vào ngành năng lượng và khai khoáng của Nga.
Các phương pháp cấm vận của châu Âu và Mỹ dường như đã “hết sách” và chúng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Nga trên chiến trường. Trong hơn một tháng qua, còi báo động không kích đã vang lên không biết bao nhiêu lần trên khắp Ukraine.
Trong đợt tấn công tên lửa mới nhất, Nga đã phóng hơn 200 quả tên lửa, trong đó tập trung vào hàng loạt cơ sở hạ tầng như năng lượng và điện ở Ukraine, khiến một nửa hệ thống năng lượng Ukraine bị tê liệt.
Có thể nói, mùa đông năm nay Ukraine đang gặp khó khăn gay gắt hơn so với Nga. Mà xung đột đã phát triển đến bây giờ, phương Tây bắt đầu cảm thấy “có gì đó không ổn”; phương Tây cũng muốn tra xem Nga còn có bao nhiêu tên lửa? Và sự thật được phơi bày, khi Nga còn “quá nhiều tên lửa”.
Theo ước tính sơ bộ, kể từ cuộc xung đột bùng nổ, Quân đội Nga đã phóng ít nhất gần 20.000 quả tên lửa. Châu Âu và Mỹ đánh giá, kho tên lửa của Nga về “cơ bản đã cạn đáy”. Nhưng nhìn vào các cuộc tấn công bằng tên lửa rải thảm của Nga, rõ ràng là châu Âu và Mỹ đã đánh giá sai về dự trữ của Nga.
Mới đây, Mỹ và các nước phương Tây rốt cuộc đã khám phá ra bí mật khiến nguồn cung tên lửa Nga. Nhưng kết quả điều tra này, càng khiến châu Âu và Mỹ khó chấp nhận hơn.
Khi đánh giá xem xét từ xác những quả tên lửa mà Nga tấn công Ukraine, những tên lửa này rõ ràng không phải là tên lửa đưa từ kho dự trữ của Nga, mà là sản phẩm mới nhất được Nga sản xuất sau khi bị trừng phạt. Thậm chí, nhiều quả tên lửa được Nga sử dụng trong tháng 11, cũng chỉ mới được sản xuất sau tháng 10.
Điều này có nghĩa là không chỉ 9 vòng trừng phạt của châu Âu không có hiệu quả, mà lệnh cấm của phương Tây đối với một loạt linh kiện điện tử như bảng mạch và chip cần thiết cho quá trình sản xuất tên lửa của Nga, cũng không có tác động lớn đến hoạt động sản xuất tên lửa của Nga.
Theo tạp chí "Arsenal of the Motherland" của Nga, nếu tính cả số tên lửa tồn kho, quân đội Nga hiện có khoảng 4.500 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr; cộng với các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga được gấp rút triển khai trong ba ca, thì ít nhất trong sáu tháng tới, Nga sẽ không thiếu tên lửa.
Ngoài ra, theo giới truyền thông, trước khi xung đột nổ ra, Nga đã chuẩn bị đủ nguyên liệu và linh kiện chế tạo tên lửa, để đối phó với mối đe dọa từ NATO. Châu Âu và Mỹ không thể chấp nhận một sự thật “phũ phàng” như vậy.
Mặc dù bị áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, nhưng chuỗi sản xuất tên lửa và đặc biệt là UAV của Nga vẫn không bị gián đoạn do Moskva dường như đã chuẩn bị sẵn các phương án cho việc bị cấm vận nghiêm ngặt từ phương Tây.
Một cuộc điều tra chung tiến hành bởi “Viện nghiên cứu Lực lượng Liên hợp Hoàng gia Anh” (RUSI), Reuters và iStories tiết lộ rằng, một công ty Nga chuyên sản xuất UAV Orlan-10, tiếp tục nhận linh kiện của phương Tây thông qua các công ty trung gian ở nước ngoài để lách lệnh trừng phạt.
Orlan-10 là một trong những loại UAV sử dụng công nghệ quân sự thiết yếu và có khả năng gây nguy hiểm nhất của Nga, nhưng do quá trình toàn cầu hóa chuỗi cung ứng, một số thành phần cấu kiện và linh kiện dùng để sản xuất loại UAV này, lại phụ thuộc vào các nhà cung cấp phương Tây.
Được biết, công ty sản xuất UAV Orlan là STC của Nga đã chịu lệnh trừng phạt của Mỹ ngay từ năm 2016, không được phép mua sắm vật tư, linh kiện của phương Tây. Điều này có nghĩa là Nga thực sự đã tìm cách "lách trừng phạt phương Tây" từ rất lâu trước khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Việc Nga vẫn “đều đều” xuất xưởng các lô UAV Orlan-10 và một trong những chủ sở hữu của STC là ông Alexei Terentyev đã tuyên bố, doanh nghiệp của ông “không cảm thấy ảnh hưởng của lệnh trừng phạt” và thực sự đã “phát triển đáng tin cậy hơn”.
Vậy điều này phải giải thích như thế nào? Hóa ra, nguyên nhân Nga không bị gián đoạn sản xuất UAV là do mặc dù bị phương Tây cấm vận mua sắm linh kiện điện tử nhưng các công ty Nga đã “đi đường vòng” để có được những cấu kiện mà Nga chưa thể sản xuất được, hoặc chấp nhận tự chế tạo trong nước nhưng chấp nhận giá thành sản xuất sẽ cao hơn nhiều so với xuất khẩu.