Trong tuần qua, đã có nhiều tin tức cho thấy sức mạnh về lực lượng UAV của Ukraine mạnh như thế nào trong cuộc chiến chống lại Nga. Nhưng Ukraine có thể duy trì lợi thế của mình trong cuộc chiến UAV trong bao lâu, hiện đang trở thành chủ đề nóng để các chuyên gia quân sự xem xét.Liên quan đến những câu chuyện thành công trong tuần qua, Ukraine đã có thể vô hiệu hóa các thiết bị gây nhiễu vô tuyến Silok của Nga, được triển khai ở chiến trường, để phá vỡ liên kết vô tuyến giữa UAV và người điều khiển chúng của Ukraine.UAV của Ukraine đã tấn công thành công một nhà máy vũ khí của Nga sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S. Một UAV khác của Ukraine cũng tấn công một kho chứa dầu ở miền Tây nước Nga, gây ra đám cháy lớn.Những “câu chuyện thành công” lớn hơn xảy ra trước đó vào tuần trước bao gồm các cuộc tấn công bằng UAV vào Hạm đội Biển Đen của Nga, không chỉ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Nga ở Crimea mà còn làm cho Hạm đội Biển Đen của Nga “tê liệt”. Nhờ sử dụng thành công sức mạnh của các phương tiện không người lái cả mặt đất và trên không, giúp Kiev có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, điều rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước này. Ngoài ra, còn có những câu chuyện về các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine ngày càng sâu hơn vào lãnh thổ Nga trong những tháng gần đây. Xung đột ở Ukraine sắp bước sang năm thứ ba và chưa có khả năng kết thúc trong thời gian ngắn, nhưng việc Ukraine trụ vững được trước quân đội hùng mạnh của Nga bấy lâu nay, có thể là nhờ phương tiện không người lái là đặc điểm nổi bật của chiến tranh. Theo các chuyên gia, từ những chiếc UAV chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay cho đến những chiếc UAV nặng tới 500 kg, Ukraine đã chế tạo và trang bị một đội máy bay điều khiển từ xa đa dạng, để có thể ngăn bước tiến của Nga.Và điều đáng chú ý hơn là sự phát triển của cuộc chiến không người lái này với các mô hình và chiến thuật mới với chiến trường đang thay đổi. Các chuyên gia nhận thấy rằng, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, khi khả năng tác chiến điện tử và phòng không của Nga kém hơn, thì Ukraine đã dựa vào UAV lớn hơn như TB2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ để phát huy hiệu quả.Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua và Nga đã kiểm soát bầu trời tốt hơn cũng như có thể phát hiện và bắn hạ những mẫu UAV lớn này dễ dàng hơn, Ukraine đã chuyển sang sử dụng công nghệ UAV nhỏ hơn để thích ứng với những tiến bộ của Nga.Người ta nhận ra rằng, các loại UAV cỡ lớn được Mỹ sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan, Iraq, Pakistan, Somalia và Syria; nhưng không phải là mẫu UAV phù hợp cho cuộc chiến ở Ukraine.Việc sử dụng những UAV lớn này, hiệu quả nhất trong các vùng trời mà đối phương không có năng lực phòng không, nhờ khả năng thực hiện giám sát trên không với thời gian lâu dài và khả năng tấn công từ xa của chúng.Tuy nhiên, những UAV lớn như vậy trở nên “mỏng manh cánh chuồn” với đối phương có lực lượng phòng không mạnh, kiểm soát bầu trời. Ngược lại, UAV nhỏ hơn, thậm chí là UAV thương mại hoạt động ở cự ly ngắn, xét về kích thước và số lượng, tỏ ra hiệu quả hơn nhiều trong các trận đánh ở chiến trường.Điều này có lẽ giải thích tại sao Ukraine tiết lộ một loạt UAV mới, bao gồm cả UAV chống tác chiến điện tử Backfire, phương tiện chiến đấu không người lái mặt đất Ratel S và tàu không người lái Marichka; những phương tiện này đã giúp Ukraine chiếm lĩnh tốt hơn về không gian chiến đấu và có nhiều khả năng tấn công mục tiêu hơn.Điều quan trọng là hầu hết các loại UAV như vậy đều do chính người Ukraine sản xuất thông qua quan hệ đối tác công tư. Được biết, Ukraine đã lên kế hoạch sản xuất hơn 11.000 UAV tấn công tầm trung và tầm xa vào năm 2024, cũng như một triệu UAV cảm tử. Tuy nhiên, những thành tựu về UAV của Ukraine cũng không thể giúp họ chiếm ưu thế trước Nga hoặc giảm thiểu thương vong trong chiến đấu. Nga cũng đang phát triển các chiến lược phản công hoặc chiến lược để đối phó với các cuộc tấn công bằng UAV từ Ukraine.Một số người đặt câu hỏi, có bao nhiêu UAV của Ukraine đã tấn công Nga? Suy cho cùng, thông tin về tỷ lệ thành công đều được cả hai bên bảo vệ chặt chẽ. Chỉ có một số câu chuyện thành công được nêu bật, nhưng còn số lần tấn công thất bại thì sao? Theo các phân tích, các cuộc tấn công đã thất bại nhiều hơn những cuộc tấn công thành công.Thứ hai, Nga cũng đang sử dụng và sản xuất UAV. Trên thực tế, Nga dường như có lợi thế rất lớn so với Ukraine khi nói đến UAV. Yury Fedorenko, sĩ quan chỉ huy đại đội Achilles của Lữ đoàn UAV số 92 của Ukraine còn thừa nhận rằng, “Nga có tới 7 UAV, trong khi Ukraine chỉ có 1”.Gần đây, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Andrei Belousov đã tiết lộ rằng, Nga có kế hoạch sản xuất hơn 32.000 UAV mỗi năm, cao hơn 3 lần hiện tại. Với số tiền tài trợ cho dự án quốc gia về UAV của Moscow với số tiền 696 tỷ rúp (7,66 tỷ USD) vào năm 2030.Trước đó, Nga cũng đã triển khai các dự án UAV như Orion, Eleron-3, Orlan-10 và Lancet. Họ cũng mua từ Iran một số lượng lớn UAV tự sát tầm xa Shahed-136 có thể mang 45,4 kg chất nổ và có tầm bay tới 1.931 km. Hiện Nga đã nội địa hóa loại UAV này với tên gọi Geran-2 và chuyển sang dùng động cơ phản lực.Việc mở rộng quy mô sản xuất máy UAV này của Moscow, có thể đủ để giải quyết tình trạng thiếu UAV ở chiến trường của Nga và xoay chuyển cục diện cuộc xung đột theo hướng có lợi cho nước này.Câu hỏi đặt ra là liệu Ukraine có thể thu hẹp khoảng cách về UAV này với người Nga không? Câu trả lời là có nếu Ukraine cũng làm như vậy. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế và kỹ thuật của Kiev không cho phép họ tiến hành cuộc đua như thế. Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Sputnik, Topwar.
Trong tuần qua, đã có nhiều tin tức cho thấy sức mạnh về lực lượng UAV của Ukraine mạnh như thế nào trong cuộc chiến chống lại Nga. Nhưng Ukraine có thể duy trì lợi thế của mình trong cuộc chiến UAV trong bao lâu, hiện đang trở thành chủ đề nóng để các chuyên gia quân sự xem xét.
Liên quan đến những câu chuyện thành công trong tuần qua, Ukraine đã có thể vô hiệu hóa các thiết bị gây nhiễu vô tuyến Silok của Nga, được triển khai ở chiến trường, để phá vỡ liên kết vô tuyến giữa UAV và người điều khiển chúng của Ukraine.
UAV của Ukraine đã tấn công thành công một nhà máy vũ khí của Nga sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S. Một UAV khác của Ukraine cũng tấn công một kho chứa dầu ở miền Tây nước Nga, gây ra đám cháy lớn.
Những “câu chuyện thành công” lớn hơn xảy ra trước đó vào tuần trước bao gồm các cuộc tấn công bằng UAV vào Hạm đội Biển Đen của Nga, không chỉ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Nga ở Crimea mà còn làm cho Hạm đội Biển Đen của Nga “tê liệt”.
Nhờ sử dụng thành công sức mạnh của các phương tiện không người lái cả mặt đất và trên không, giúp Kiev có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, điều rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước này. Ngoài ra, còn có những câu chuyện về các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine ngày càng sâu hơn vào lãnh thổ Nga trong những tháng gần đây.
Xung đột ở Ukraine sắp bước sang năm thứ ba và chưa có khả năng kết thúc trong thời gian ngắn, nhưng việc Ukraine trụ vững được trước quân đội hùng mạnh của Nga bấy lâu nay, có thể là nhờ phương tiện không người lái là đặc điểm nổi bật của chiến tranh.
Theo các chuyên gia, từ những chiếc UAV chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay cho đến những chiếc UAV nặng tới 500 kg, Ukraine đã chế tạo và trang bị một đội máy bay điều khiển từ xa đa dạng, để có thể ngăn bước tiến của Nga.
Và điều đáng chú ý hơn là sự phát triển của cuộc chiến không người lái này với các mô hình và chiến thuật mới với chiến trường đang thay đổi. Các chuyên gia nhận thấy rằng, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, khi khả năng tác chiến điện tử và phòng không của Nga kém hơn, thì Ukraine đã dựa vào UAV lớn hơn như TB2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ để phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua và Nga đã kiểm soát bầu trời tốt hơn cũng như có thể phát hiện và bắn hạ những mẫu UAV lớn này dễ dàng hơn, Ukraine đã chuyển sang sử dụng công nghệ UAV nhỏ hơn để thích ứng với những tiến bộ của Nga.
Người ta nhận ra rằng, các loại UAV cỡ lớn được Mỹ sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan, Iraq, Pakistan, Somalia và Syria; nhưng không phải là mẫu UAV phù hợp cho cuộc chiến ở Ukraine.
Việc sử dụng những UAV lớn này, hiệu quả nhất trong các vùng trời mà đối phương không có năng lực phòng không, nhờ khả năng thực hiện giám sát trên không với thời gian lâu dài và khả năng tấn công từ xa của chúng.
Tuy nhiên, những UAV lớn như vậy trở nên “mỏng manh cánh chuồn” với đối phương có lực lượng phòng không mạnh, kiểm soát bầu trời. Ngược lại, UAV nhỏ hơn, thậm chí là UAV thương mại hoạt động ở cự ly ngắn, xét về kích thước và số lượng, tỏ ra hiệu quả hơn nhiều trong các trận đánh ở chiến trường.
Điều này có lẽ giải thích tại sao Ukraine tiết lộ một loạt UAV mới, bao gồm cả UAV chống tác chiến điện tử Backfire, phương tiện chiến đấu không người lái mặt đất Ratel S và tàu không người lái Marichka; những phương tiện này đã giúp Ukraine chiếm lĩnh tốt hơn về không gian chiến đấu và có nhiều khả năng tấn công mục tiêu hơn.
Điều quan trọng là hầu hết các loại UAV như vậy đều do chính người Ukraine sản xuất thông qua quan hệ đối tác công tư. Được biết, Ukraine đã lên kế hoạch sản xuất hơn 11.000 UAV tấn công tầm trung và tầm xa vào năm 2024, cũng như một triệu UAV cảm tử.
Tuy nhiên, những thành tựu về UAV của Ukraine cũng không thể giúp họ chiếm ưu thế trước Nga hoặc giảm thiểu thương vong trong chiến đấu. Nga cũng đang phát triển các chiến lược phản công hoặc chiến lược để đối phó với các cuộc tấn công bằng UAV từ Ukraine.
Một số người đặt câu hỏi, có bao nhiêu UAV của Ukraine đã tấn công Nga? Suy cho cùng, thông tin về tỷ lệ thành công đều được cả hai bên bảo vệ chặt chẽ. Chỉ có một số câu chuyện thành công được nêu bật, nhưng còn số lần tấn công thất bại thì sao? Theo các phân tích, các cuộc tấn công đã thất bại nhiều hơn những cuộc tấn công thành công.
Thứ hai, Nga cũng đang sử dụng và sản xuất UAV. Trên thực tế, Nga dường như có lợi thế rất lớn so với Ukraine khi nói đến UAV. Yury Fedorenko, sĩ quan chỉ huy đại đội Achilles của Lữ đoàn UAV số 92 của Ukraine còn thừa nhận rằng, “Nga có tới 7 UAV, trong khi Ukraine chỉ có 1”.
Gần đây, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Andrei Belousov đã tiết lộ rằng, Nga có kế hoạch sản xuất hơn 32.000 UAV mỗi năm, cao hơn 3 lần hiện tại. Với số tiền tài trợ cho dự án quốc gia về UAV của Moscow với số tiền 696 tỷ rúp (7,66 tỷ USD) vào năm 2030.
Trước đó, Nga cũng đã triển khai các dự án UAV như Orion, Eleron-3, Orlan-10 và Lancet. Họ cũng mua từ Iran một số lượng lớn UAV tự sát tầm xa Shahed-136 có thể mang 45,4 kg chất nổ và có tầm bay tới 1.931 km. Hiện Nga đã nội địa hóa loại UAV này với tên gọi Geran-2 và chuyển sang dùng động cơ phản lực.
Việc mở rộng quy mô sản xuất máy UAV này của Moscow, có thể đủ để giải quyết tình trạng thiếu UAV ở chiến trường của Nga và xoay chuyển cục diện cuộc xung đột theo hướng có lợi cho nước này.
Câu hỏi đặt ra là liệu Ukraine có thể thu hẹp khoảng cách về UAV này với người Nga không? Câu trả lời là có nếu Ukraine cũng làm như vậy. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế và kỹ thuật của Kiev không cho phép họ tiến hành cuộc đua như thế. Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Sputnik, Topwar.