Theo tin từ hãng thông tấn TASS của Nga, trong khuôn khổ trưng bày tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự quốc tế (Army 2020), phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57E, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng và sẽ được đưa ra bay trình diễn trước khách tham quan. Ảnh: Vũ khí trưng bày tại Diễn đàn Army 2020.Cùng tham gia trưng bày còn có máy bay chiến đấu đa năng MiG-35, trực thăng tấn công Ka-52 và Ka-27M nâng cấp. Ngoài ra Đội trình diễn nhào lộn trên không Golden Eagle cũng sẽ trình diễn khả năng bay một người và bay theo đội hình của trực thăng Mi-28N. Ảnh: Ảnh: Vũ khí trưng bày tại diễn đàn Army 2020.Có lẽ khách tham quan chú ý nhất đến Su-57 phiên bản xuất khẩu; mặc dù bay thử lần đầu vào năm 2010, nhưng đến nay Su-57 vẫn chưa thể đưa vào trực chiến; tuy nhiên đã có nhiều lời chào mời xuất khẩu loại máy bay này cho các quốc gia khác. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: AFP/GETTYSu-57 kết hợp các chức năng của một máy bay tiêm kích đánh chặn và một máy bay cường kích; thân vỏ máy bay chủ yếu được chế tạo bằng vật liệu composite tiên tiến và áp dụng nhiều công nghệ mới khác. Với thiết kế khí động học tiên tiến nên Su-57 có khả năng tàng hình trước radar và hồng ngoại. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Với thiết kế máy bay thế hệ 5, nên tiêm kích Su-57 có khả năng bay hành trình siêu âm, siêu cơ động, khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, giúp nó có thể đánh bại các máy bay chiến đấu thế hệ trước, cũng như tiến công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Su-57 cũng được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, bao gồm các máy tính có khả năng xử lý thông tin mạnh và hệ thống radar mảng pha điện tử, hoạt động trên nhiều dải tần khác nhau. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Giống như các loại máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ hay Trung Quốc, Su-57 cũng được tích hợp khoang vũ khí, có thể lắp nhiều loại vũ khí khác nhau, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Để kiểm tra khả năng chiến đấu thực tế, năm 2019 Nga đã triển khai nhiều máy bay chiến đấu Su-57 tới chiến trường Syria. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy những chiếc Su-57 đã tham gia các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay chỉ có Quân đội Nga là khách hàng duy nhất của loại máy bay chiến đấu tiên tiến này; Tập đoàn Sukhoi sẽ chuyển giao 76 chiếc Su-57 cho 3 trung đoàn không quân và sẽ bố trí tại Quân khu phía Tây của Nga, sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ NATO. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay Ấn Độ là khách hàng thể hiện sự quan tâm nhất đến loại máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ 5 này. Mặc dù Su-57 chưa phục vụ trong Không quân Nga, nhưng New Delhi có thể sẽ chờ và đánh giá hiệu quả hoạt động của nó trước khi đưa ra lựa chọn. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Eurasia Times, các chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết, trước hết Ấn Độ có thể mua một lô máy bay chiến đấu Su-57 chế tạo sẵn từ Nga để đánh giá hiệu suất của nó. Sau đó, họ xem xét việc ký hợp đồng sản xuất chung với Nga loại máy bay chiến đấu này; giống như với Su-30MKI. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Ngoài ra để có thể chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nếu Trung Quốc triển khai ở Tân Cương, giáp giới với khu vực xung đột, rất có thể Ấn Độ sẽ thực hiện những động thái bất ngờ mua “luôn và ngay” Su-57, như đã từng mua MiG-29 và Su-30 của Nga vừa qua. Ảnh: Máy bay J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.Trong lịch sử hợp tác quân sự Nga-Ấn, thông thường Ấn Độ sẽ mua một lô vũ khí để thử nghiệm, sau đó họ sẽ chuyển giao công nghệ; như loại chiến đấu cơ Su-30, qua sử dụng, Ấn Độ có thời gian làm quen với Su-30 và khả năng hoạt động của nó, từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Do vậy hiệu suất của Su-30MKI cải tiến vượt trội hơn nhiều so với Su-30K. Tương tự, quân đội Ấn Độ có thể sẽ học theo mẫu Su-30 để áp dụng cho loại máy bay chiến đấu Su-57 trong tương lai. Ảnh: Ảnh: Dây chuyền sản xuất máy bay Su-57 - Nguồn: TASS. Video Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 - T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN
Theo tin từ hãng thông tấn TASS của Nga, trong khuôn khổ trưng bày tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự quốc tế (Army 2020), phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57E, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng và sẽ được đưa ra bay trình diễn trước khách tham quan. Ảnh: Vũ khí trưng bày tại Diễn đàn Army 2020.
Cùng tham gia trưng bày còn có máy bay chiến đấu đa năng MiG-35, trực thăng tấn công Ka-52 và Ka-27M nâng cấp. Ngoài ra Đội trình diễn nhào lộn trên không Golden Eagle cũng sẽ trình diễn khả năng bay một người và bay theo đội hình của trực thăng Mi-28N. Ảnh: Ảnh: Vũ khí trưng bày tại diễn đàn Army 2020.
Có lẽ khách tham quan chú ý nhất đến Su-57 phiên bản xuất khẩu; mặc dù bay thử lần đầu vào năm 2010, nhưng đến nay Su-57 vẫn chưa thể đưa vào trực chiến; tuy nhiên đã có nhiều lời chào mời xuất khẩu loại máy bay này cho các quốc gia khác. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: AFP/GETTY
Su-57 kết hợp các chức năng của một máy bay tiêm kích đánh chặn và một máy bay cường kích; thân vỏ máy bay chủ yếu được chế tạo bằng vật liệu composite tiên tiến và áp dụng nhiều công nghệ mới khác. Với thiết kế khí động học tiên tiến nên Su-57 có khả năng tàng hình trước radar và hồng ngoại. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Với thiết kế máy bay thế hệ 5, nên tiêm kích Su-57 có khả năng bay hành trình siêu âm, siêu cơ động, khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, giúp nó có thể đánh bại các máy bay chiến đấu thế hệ trước, cũng như tiến công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Su-57 cũng được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, bao gồm các máy tính có khả năng xử lý thông tin mạnh và hệ thống radar mảng pha điện tử, hoạt động trên nhiều dải tần khác nhau. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Giống như các loại máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ hay Trung Quốc, Su-57 cũng được tích hợp khoang vũ khí, có thể lắp nhiều loại vũ khí khác nhau, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Để kiểm tra khả năng chiến đấu thực tế, năm 2019 Nga đã triển khai nhiều máy bay chiến đấu Su-57 tới chiến trường Syria. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy những chiếc Su-57 đã tham gia các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay chỉ có Quân đội Nga là khách hàng duy nhất của loại máy bay chiến đấu tiên tiến này; Tập đoàn Sukhoi sẽ chuyển giao 76 chiếc Su-57 cho 3 trung đoàn không quân và sẽ bố trí tại Quân khu phía Tây của Nga, sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ NATO. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay Ấn Độ là khách hàng thể hiện sự quan tâm nhất đến loại máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ 5 này. Mặc dù Su-57 chưa phục vụ trong Không quân Nga, nhưng New Delhi có thể sẽ chờ và đánh giá hiệu quả hoạt động của nó trước khi đưa ra lựa chọn. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Eurasia Times, các chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết, trước hết Ấn Độ có thể mua một lô máy bay chiến đấu Su-57 chế tạo sẵn từ Nga để đánh giá hiệu suất của nó. Sau đó, họ xem xét việc ký hợp đồng sản xuất chung với Nga loại máy bay chiến đấu này; giống như với Su-30MKI. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra để có thể chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nếu Trung Quốc triển khai ở Tân Cương, giáp giới với khu vực xung đột, rất có thể Ấn Độ sẽ thực hiện những động thái bất ngờ mua “luôn và ngay” Su-57, như đã từng mua MiG-29 và Su-30 của Nga vừa qua. Ảnh: Máy bay J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Trong lịch sử hợp tác quân sự Nga-Ấn, thông thường Ấn Độ sẽ mua một lô vũ khí để thử nghiệm, sau đó họ sẽ chuyển giao công nghệ; như loại chiến đấu cơ Su-30, qua sử dụng, Ấn Độ có thời gian làm quen với Su-30 và khả năng hoạt động của nó, từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Do vậy hiệu suất của Su-30MKI cải tiến vượt trội hơn nhiều so với Su-30K. Tương tự, quân đội Ấn Độ có thể sẽ học theo mẫu Su-30 để áp dụng cho loại máy bay chiến đấu Su-57 trong tương lai. Ảnh: Ảnh: Dây chuyền sản xuất máy bay Su-57 - Nguồn: TASS.
Video Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 - T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN