Trong tập hồ sơ dày cộp của Không quân Mỹ ghi lại quá trình lực lượng này hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam có một ngày được đánh dấu đỏ. Ngày đó mang tên Ngày của MiG (A MiG Day). Nguồn ảnh: Flytiger.Trong ngày này, các máy bay F-105 của Mỹ có nhiệm vụ tấn công một nhà máy (có thể là nhà máy phát điện) ở ngoại ô Thủ đô Hà Nội. Vụ tấn công được ghi rõ xảy ra vào ngày 30/4/1967. Nguồn ảnh: USAF.Đội hình tấn công của Không quân Mỹ bao gồm 28 chiếc tiêm kích - bom F-105. Đây là loại máy bay tiêm kích - bom hiện đại bậc nhất của Không quân Mỹ lúc bấy giờ, mỗi chiếc mang theo được tới hơn 6 tấn vũ khí, bom các loại. Nguồn ảnh: Airforce.Điều khiến cho ngày này được Không quân Mỹ "khắc cốt ghi tâm" đó chính là việc, 28 chiếc F-105 siêu hiện đại của Mỹ đã bị một tốp bao gồm 2 chiếc MiG của Không quân Việt Nam đánh chặn, trong số phi cơ tham gia đánh chặn có một phi cơ MiG-21 của phi công Lê Trọng Huyền, người sau này trở thành phi công "Át chủ bài" của Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Theo tài liệu được Mỹ công bố, hai chiếc MiG của Việt Nam đã xông vào giữa đội hình F-105 khi đó đang di chuyển với tốc độ cao khiến đội hình bay của các máy bay F-105 bị phá vỡ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau đó, những chiếc MiG của Không quân Việt Nam lại lượn vòng lại, quyết tâm bám đuổi những chiếc F-105 của đối phương. Việc bị hai chiếc MiG theo đuôi buộc 28 chiếc F-105 phải phá vỡ đội hình, tách ra mỗi chiếc bay một hướng để xác định xem những chiếc MiG của Không quân Việt Nam đang nhắm vào chiếc F-105 nào rồi sau đó mới có thể tham gia yểm trợ lẫn nhau được. Nguồn ảnh: Pinterest.Các tài liệu của Mỹ và của ta đều ghi nhận, trong trận này những chiến đấu cơ MiG-21 hiện đại bậc nhất của ta đã tham chiến và là một trong những trận đầu tiên MiG-21 trong biên chế không quân Việt Nam "ghi bàn" dù đối phương có số lượng đông hơn tới... 14 lần nhưng lại hoảng loạn đến mức độ vỡ đội hình chỉ vì hai chiếc MiG-21. Nguồn ảnh: QDND.Sau khi vỡ đội hình, hai chiếc F-105 bị bám đuôi bởi hai chiếc MiG đã bị bắn hạ ngay lập tức, nhiệm vụ ném bom không kích của Mỹ bị hủy bỏ, một vài chiếc ở lại tiếp tục quần thảo với MiG của ta trong khi đó vài chiếc F-105 khác quay đầu chạy ra biển, chờ lực lượng giải cứu phi công của Hải quân Mỹ vào bờ và yểm trợ cho lực lượng này tới cứu hai phi công vừa bị hạ. Nguồn ảnh: Wild Weasel.Tưởng chừng mọi việc đã kết thúc thì một tốt hai chiếc MiG khác của ta đột ngột xuất hiện từ trên cao tham gia không chiến, quần thảo với khoảng 15 chiếc F-105 của đối phương (quân số của ta lúc này là 4 chiếc MiG). Kết quả là thêm một chiếc F-105 khác bị bắn rơi và một chiếc F-105 thương nặng, không chiếc MiG nào của ta bị thiệt hại. Nguồn ảnh: Air and Space.Tổng cộng, chỉ trong ít giờ đồng hồ, Không quân Việt Nam với hai chiếc MiG ban đầu đã phá rối đội hình địch, bắn hạ hai chiếc F-105, buộc những chiếc còn lại phải hủy nhiệm vụ, chuyển từ nhiệm vụ ném bom tấn công sang nhiệm vụ phòng thủ giải cứu. Nguồn ảnh: Amig.Hai chiếc MiG thứ hai làm nhiệm vụ hỗ trợ, yểm trợ đồng đội đã tiếp tục bắn hạ một chiếc F-105 khác, làm bị thương nặng một chiếc và hỗ trợ, đảm bảo không một chiếc MiG nào của ta bị đối phương tiếp cận tấn công dù lực lượng ta lúc nhiều nhất chỉ có 4 chiếc tham chiến, vẫn ít hơn nhiều lần số máy bay địch. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây là một trong những trận đánh tiêu biểu của Không quân Việt Nam khi khí tài kém hơn, số lượng ít hơn nhưng với sự mưu trí, quả cảm tận dụng triệt để lợi thế sân nhà, chúng ta đã khiến kế hoạch ném bom của Không quân Mỹ bị phá sản ngay lập tức. Việc 28 chiếc F-105 của Mỹ phải hủy nhiệm vụ ném bom đồng nghĩa với việc 168 tấn bom Mỹ không được ném xuống Hà Nội, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại cho Thủ Đô. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Mô phỏng lại cuộc không chiến giữa MiG của Liên Xô và F-4 của Mỹ.
Trong tập hồ sơ dày cộp của Không quân Mỹ ghi lại quá trình lực lượng này hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam có một ngày được đánh dấu đỏ. Ngày đó mang tên Ngày của MiG (A MiG Day). Nguồn ảnh: Flytiger.
Trong ngày này, các máy bay F-105 của Mỹ có nhiệm vụ tấn công một nhà máy (có thể là nhà máy phát điện) ở ngoại ô Thủ đô Hà Nội. Vụ tấn công được ghi rõ xảy ra vào ngày 30/4/1967. Nguồn ảnh: USAF.
Đội hình tấn công của Không quân Mỹ bao gồm 28 chiếc tiêm kích - bom F-105. Đây là loại máy bay tiêm kích - bom hiện đại bậc nhất của Không quân Mỹ lúc bấy giờ, mỗi chiếc mang theo được tới hơn 6 tấn vũ khí, bom các loại. Nguồn ảnh: Airforce.
Điều khiến cho ngày này được Không quân Mỹ "khắc cốt ghi tâm" đó chính là việc, 28 chiếc F-105 siêu hiện đại của Mỹ đã bị một tốp bao gồm 2 chiếc MiG của Không quân Việt Nam đánh chặn, trong số phi cơ tham gia đánh chặn có một phi cơ MiG-21 của phi công Lê Trọng Huyền, người sau này trở thành phi công "Át chủ bài" của Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Theo tài liệu được Mỹ công bố, hai chiếc MiG của Việt Nam đã xông vào giữa đội hình F-105 khi đó đang di chuyển với tốc độ cao khiến đội hình bay của các máy bay F-105 bị phá vỡ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau đó, những chiếc MiG của Không quân Việt Nam lại lượn vòng lại, quyết tâm bám đuổi những chiếc F-105 của đối phương. Việc bị hai chiếc MiG theo đuôi buộc 28 chiếc F-105 phải phá vỡ đội hình, tách ra mỗi chiếc bay một hướng để xác định xem những chiếc MiG của Không quân Việt Nam đang nhắm vào chiếc F-105 nào rồi sau đó mới có thể tham gia yểm trợ lẫn nhau được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các tài liệu của Mỹ và của ta đều ghi nhận, trong trận này những chiến đấu cơ MiG-21 hiện đại bậc nhất của ta đã tham chiến và là một trong những trận đầu tiên MiG-21 trong biên chế không quân Việt Nam "ghi bàn" dù đối phương có số lượng đông hơn tới... 14 lần nhưng lại hoảng loạn đến mức độ vỡ đội hình chỉ vì hai chiếc MiG-21. Nguồn ảnh: QDND.
Sau khi vỡ đội hình, hai chiếc F-105 bị bám đuôi bởi hai chiếc MiG đã bị bắn hạ ngay lập tức, nhiệm vụ ném bom không kích của Mỹ bị hủy bỏ, một vài chiếc ở lại tiếp tục quần thảo với MiG của ta trong khi đó vài chiếc F-105 khác quay đầu chạy ra biển, chờ lực lượng giải cứu phi công của Hải quân Mỹ vào bờ và yểm trợ cho lực lượng này tới cứu hai phi công vừa bị hạ. Nguồn ảnh: Wild Weasel.
Tưởng chừng mọi việc đã kết thúc thì một tốt hai chiếc MiG khác của ta đột ngột xuất hiện từ trên cao tham gia không chiến, quần thảo với khoảng 15 chiếc F-105 của đối phương (quân số của ta lúc này là 4 chiếc MiG). Kết quả là thêm một chiếc F-105 khác bị bắn rơi và một chiếc F-105 thương nặng, không chiếc MiG nào của ta bị thiệt hại. Nguồn ảnh: Air and Space.
Tổng cộng, chỉ trong ít giờ đồng hồ, Không quân Việt Nam với hai chiếc MiG ban đầu đã phá rối đội hình địch, bắn hạ hai chiếc F-105, buộc những chiếc còn lại phải hủy nhiệm vụ, chuyển từ nhiệm vụ ném bom tấn công sang nhiệm vụ phòng thủ giải cứu. Nguồn ảnh: Amig.
Hai chiếc MiG thứ hai làm nhiệm vụ hỗ trợ, yểm trợ đồng đội đã tiếp tục bắn hạ một chiếc F-105 khác, làm bị thương nặng một chiếc và hỗ trợ, đảm bảo không một chiếc MiG nào của ta bị đối phương tiếp cận tấn công dù lực lượng ta lúc nhiều nhất chỉ có 4 chiếc tham chiến, vẫn ít hơn nhiều lần số máy bay địch. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là một trong những trận đánh tiêu biểu của Không quân Việt Nam khi khí tài kém hơn, số lượng ít hơn nhưng với sự mưu trí, quả cảm tận dụng triệt để lợi thế sân nhà, chúng ta đã khiến kế hoạch ném bom của Không quân Mỹ bị phá sản ngay lập tức. Việc 28 chiếc F-105 của Mỹ phải hủy nhiệm vụ ném bom đồng nghĩa với việc 168 tấn bom Mỹ không được ném xuống Hà Nội, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại cho Thủ Đô. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Mô phỏng lại cuộc không chiến giữa MiG của Liên Xô và F-4 của Mỹ.