Để canh giữ các cơ sở quan trọng như Nhà Trắng, Mỹ đã đầu tư một loại vũ khí bí mật, có thể thực hiện nhiệm vụ canh gác không phận khu vực trong mọi điều kiện thời tiết. Thật bất ngờ khi bây giờ, Mỹ đã đưa ra ý tưởng viện trợ loại vũ khí này, để hỗ trợ Ukraine. Cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay đang tiếp tục diễn biến ác liệt, và phía Ukraine vẫn đang mất ưu thế trên không. Mặt khác, Nga đã mở rộng hơn nữa các cuộc tấn công bằng các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa.Chính điều này đã khiến Ukraine, vốn thiếu sự hỗ trợ của vũ khí phòng không, càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Dựa trên điều này, Tổng thống Ukraine Zelensky rất muốn có vũ khí phòng không hiện đại để tăng cường khả năng phòng thủ.Trong những vũ khí mà Ukraine mong có được, đó chính là hệ thống tên lửa phòng không NASAMS. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến; NASAMS được phát triển tại Na Uy, một quốc gia Bắc Âu và là một trong những vũ khí nổi tiếng thế giới của đất nước này.Tên lửa của hệ thống phòng không NASAMS dùng tên lửa không đối không phóng từ máy bay, sử dụng đầu radar hoặc hồng ngoại tự dẫn của chính tên lửa, như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hoặc tầm ngắn AIM-9X Sidewinder và AMRAAM-Extended; tuy nhiên tính năng không được còn như khi phóng từ trên không.Như vậy, hệ thống phòng không NASAMS sử dụng tên lửa không đối không, nhưng được phóng đi từ mặt đất; và thực tế, Na Uy sở hữu rất ít những thành phần của hệ thống phòng không này, mà chủ yếu có nguồn gốc đến từ Mỹ và giá thành các loại tên lửa dùng cho hệ thống NASAMS cũng rất đắt đỏ, nên không thể trang bị với số lượng lớn.Ví dụ tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, được dẫn đường bằng radar chủ động của chính tên lửa, nên có thể thực hiện được theo phương pháp “phóng và quên”. Khi phóng từ máy bay chiến đấu, AIM-120 thường đạt tốc độ và độ cao tối ưu; nên nó là vũ khí không đối không nguy hiểm nhất của Không quân Mỹ.Nhưng khi phóng từ mặt đất, tên lửa AIM-120 có tầm bắn rất hạn chế, do phải tốn nhiều năng lượng để đẩy tên lửa lên cao và tăng tốc, khiến động cơ tên lửa tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Do vậy, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong khoảng 30km; kém xa khi phóng từ trên không, có tầm bắn đến 120 km.Hệ thống phòng không NASAMS thường được triển khai để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và các cơ sở hạ tầng quan trọng; Quân đội Mỹ xác định đó là hệ thống phòng không tầm gần. NASAMS có thể tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV).Theo một số thông tin, loại tên lửa mới nhất của hệ thống phòng không NASAMS, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 160 km (?). Hiện Mỹ vẫn chưa tiết lộ phiên bản nào NASAMS nào, sẽ được viện trợ cho Ukraine.Theo các chuyên gia, toàn bộ không phận Ukraine sẽ khó được bảo vệ hoàn toàn bằng các hệ thống phòng không như NASAMS, vì giá thành các loại tên lửa này rất đắt đỏ. Nhưng chỉ với một số hệ thống phòng không NASAMS, được bố trí ở các yếu địa, cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công vào các khu vực quan trọng. Hệ thống phòng không NASAMS được trang bị radar trinh sát ba chiều (3D), có thể thực hiện tìm kiếm và xác định mục tiêu với độ chính xác cao. Từ quan điểm toàn cầu, công nghệ của hệ thống phòng không này đi đầu trong các thiết bị tương tự và hiệu suất của nó thật đáng nể.Radar của hệ thống phòng không NASAMS, được cho là có thể tiến hành giám sát toàn diện 360 độ, các động thái tấn công đường không của đối phương và có thể phát hiện các mục tiêu khác nhau như máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình.Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, nguyên nhân Mỹ đặt mua số lượng lớn hệ thống phòng không NASAMS xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, Quân đội Mỹ từ lâu đã không sản xuất các loại tên lửa tầm ngắn, mà chỉ có các loại tên lửa vác vai như Stinger; nên họ phải mua NASAMS để khắc phục.Thứ hai là tất cả tên lửa của hệ thống NASAMS đều do Mỹ sản xuất và phần mềm của hệ thống này cũng do công ty Boeing của Mỹ phát triển; nên mặc dù tiếng là vũ khí của Na Uy, nhưng thực chất là do Mỹ sản xuất.Câu hỏi đặt ra, là liệu hệ thống phòng không NASAMS có phát huy được khả năng ở chiến trường Ukraine? Theo các chuyên gia, đây là điều không khó dự đoán, khi các mục tiêu mà hệ thống NASAMS phải đối phó chính là tên lửa hành trình và UAV tự sát Geran-2 của Nga.Cả tên lửa hành trình và UAV tự sát Geran-2 của Nga đều có khả năng bay bám địa hình ở độ cao cực thấp. Nếu NASAMS ở Mỹ, nó được hỗ trợ thông tin tình báo từ các máy bay cảnh báo sớm, thông qua đường truyền dữ liệu cấp chiến thuật Link-16, mà không cần radar giám sát. Nhưng điều kiện này ở Ukraine là không có.Nên nhớ trong cuộc tập kích bằng tên lửa và UAV vào hai trung tâm lọc dầu lớn nhất của của Ả Rập Xê Út năm 2019, cả một hệ thống phòng không trị giá hàng trăm tỷ USD có nguồn gốc từ Mỹ và châu Âu, đã bất lực khi không thể phát hiện những loại vũ khí này, để chúng phá hủy hai nhà máy lọc dầu trị giá hàng tỷ USD.Vậy nên, hệ thống phòng không NASAMS có thể đóng một vai trò to lớn đối với một quốc gia nhỏ, nhưng sẽ là như “muối bỏ biển” với một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn như Ukraine.
Để canh giữ các cơ sở quan trọng như Nhà Trắng, Mỹ đã đầu tư một loại vũ khí bí mật, có thể thực hiện nhiệm vụ canh gác không phận khu vực trong mọi điều kiện thời tiết. Thật bất ngờ khi bây giờ, Mỹ đã đưa ra ý tưởng viện trợ loại vũ khí này, để hỗ trợ Ukraine.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay đang tiếp tục diễn biến ác liệt, và phía Ukraine vẫn đang mất ưu thế trên không. Mặt khác, Nga đã mở rộng hơn nữa các cuộc tấn công bằng các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa.
Chính điều này đã khiến Ukraine, vốn thiếu sự hỗ trợ của vũ khí phòng không, càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Dựa trên điều này, Tổng thống Ukraine Zelensky rất muốn có vũ khí phòng không hiện đại để tăng cường khả năng phòng thủ.
Trong những vũ khí mà Ukraine mong có được, đó chính là hệ thống tên lửa phòng không NASAMS. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến; NASAMS được phát triển tại Na Uy, một quốc gia Bắc Âu và là một trong những vũ khí nổi tiếng thế giới của đất nước này.
Tên lửa của hệ thống phòng không NASAMS dùng tên lửa không đối không phóng từ máy bay, sử dụng đầu radar hoặc hồng ngoại tự dẫn của chính tên lửa, như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hoặc tầm ngắn AIM-9X Sidewinder và AMRAAM-Extended; tuy nhiên tính năng không được còn như khi phóng từ trên không.
Như vậy, hệ thống phòng không NASAMS sử dụng tên lửa không đối không, nhưng được phóng đi từ mặt đất; và thực tế, Na Uy sở hữu rất ít những thành phần của hệ thống phòng không này, mà chủ yếu có nguồn gốc đến từ Mỹ và giá thành các loại tên lửa dùng cho hệ thống NASAMS cũng rất đắt đỏ, nên không thể trang bị với số lượng lớn.
Ví dụ tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, được dẫn đường bằng radar chủ động của chính tên lửa, nên có thể thực hiện được theo phương pháp “phóng và quên”. Khi phóng từ máy bay chiến đấu, AIM-120 thường đạt tốc độ và độ cao tối ưu; nên nó là vũ khí không đối không nguy hiểm nhất của Không quân Mỹ.
Nhưng khi phóng từ mặt đất, tên lửa AIM-120 có tầm bắn rất hạn chế, do phải tốn nhiều năng lượng để đẩy tên lửa lên cao và tăng tốc, khiến động cơ tên lửa tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Do vậy, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong khoảng 30km; kém xa khi phóng từ trên không, có tầm bắn đến 120 km.
Hệ thống phòng không NASAMS thường được triển khai để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và các cơ sở hạ tầng quan trọng; Quân đội Mỹ xác định đó là hệ thống phòng không tầm gần. NASAMS có thể tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV).
Theo một số thông tin, loại tên lửa mới nhất của hệ thống phòng không NASAMS, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 160 km (?). Hiện Mỹ vẫn chưa tiết lộ phiên bản nào NASAMS nào, sẽ được viện trợ cho Ukraine.
Theo các chuyên gia, toàn bộ không phận Ukraine sẽ khó được bảo vệ hoàn toàn bằng các hệ thống phòng không như NASAMS, vì giá thành các loại tên lửa này rất đắt đỏ. Nhưng chỉ với một số hệ thống phòng không NASAMS, được bố trí ở các yếu địa, cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công vào các khu vực quan trọng.
Hệ thống phòng không NASAMS được trang bị radar trinh sát ba chiều (3D), có thể thực hiện tìm kiếm và xác định mục tiêu với độ chính xác cao. Từ quan điểm toàn cầu, công nghệ của hệ thống phòng không này đi đầu trong các thiết bị tương tự và hiệu suất của nó thật đáng nể.
Radar của hệ thống phòng không NASAMS, được cho là có thể tiến hành giám sát toàn diện 360 độ, các động thái tấn công đường không của đối phương và có thể phát hiện các mục tiêu khác nhau như máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, nguyên nhân Mỹ đặt mua số lượng lớn hệ thống phòng không NASAMS xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, Quân đội Mỹ từ lâu đã không sản xuất các loại tên lửa tầm ngắn, mà chỉ có các loại tên lửa vác vai như Stinger; nên họ phải mua NASAMS để khắc phục.
Thứ hai là tất cả tên lửa của hệ thống NASAMS đều do Mỹ sản xuất và phần mềm của hệ thống này cũng do công ty Boeing của Mỹ phát triển; nên mặc dù tiếng là vũ khí của Na Uy, nhưng thực chất là do Mỹ sản xuất.
Câu hỏi đặt ra, là liệu hệ thống phòng không NASAMS có phát huy được khả năng ở chiến trường Ukraine? Theo các chuyên gia, đây là điều không khó dự đoán, khi các mục tiêu mà hệ thống NASAMS phải đối phó chính là tên lửa hành trình và UAV tự sát Geran-2 của Nga.
Cả tên lửa hành trình và UAV tự sát Geran-2 của Nga đều có khả năng bay bám địa hình ở độ cao cực thấp. Nếu NASAMS ở Mỹ, nó được hỗ trợ thông tin tình báo từ các máy bay cảnh báo sớm, thông qua đường truyền dữ liệu cấp chiến thuật Link-16, mà không cần radar giám sát. Nhưng điều kiện này ở Ukraine là không có.
Nên nhớ trong cuộc tập kích bằng tên lửa và UAV vào hai trung tâm lọc dầu lớn nhất của của Ả Rập Xê Út năm 2019, cả một hệ thống phòng không trị giá hàng trăm tỷ USD có nguồn gốc từ Mỹ và châu Âu, đã bất lực khi không thể phát hiện những loại vũ khí này, để chúng phá hủy hai nhà máy lọc dầu trị giá hàng tỷ USD.
Vậy nên, hệ thống phòng không NASAMS có thể đóng một vai trò to lớn đối với một quốc gia nhỏ, nhưng sẽ là như “muối bỏ biển” với một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn như Ukraine.