Vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán một đơn hàng quân sự cho Na Uy, bao gồm 100 tên lửa không đối không AMRAAM-ER (tầm bắn mở rộng) và các thiết bị liên quan. Ảnh: Defence Industry Europe.Đơn hàng trị giá 405 triệu đô la đã được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) xác nhận vào ngày 22/8, sau khi được Quốc hội phê chuẩn. RTX Corporation, có trụ sở tại Tucson, Arizona, sẽ là nhà thầu chính cho hợp đồng này. Ảnh: RTX.Nhà chức trách Na Uy cho biết, quốc gia này đã yêu cầu đặt mua 100 tên lửa AMRAAM-ER và bốn tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120C-8. Những tên lửa này sẽ được tích hợp vào hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS của Na Uy. Ảnh: Aviacionline.AMRAAM-ER được thiết kế riêng cho các hoạt động trên mặt đất, tên lửa này có phạm vi tác chiến rộng hơn và khả năng đánh chặn được cải thiện so với các tên lửa phòng không mà Na Uy đang sử dụng. Sự góp mặt của AMRAAM-ER, cùng với tên lửa không đối không AIM-120C sẽ tăng cường đáng kể năng lực tác chiến của Na Uy. Ảnh: Air Force Technology.Lần hợp tác này cũng bao gồm những điều kiện bảo đảm khác, chẳng hạn như thùng chứa, phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao và phần mềm, cũng như các loại hình dịch vụ đào tạo và hậu cần. Ảnh: Kongsberg.Đợt bán này dự kiến sẽ củng cố khả năng phòng không của Na Uy, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu an ninh của Mỹ tại châu Âu. Tên lửa AMRAAM-ER được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và độ cao lớn hơn, nhờ động cơ tên lửa được cải tiến và các thuật toán điều khiển bay được tối ưu hóa.Biến thể mới AIM-120C-8 được trang bị bộ phận dẫn đường và các thành phần cải tiến doTtập đoàn quốc phòng Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy phát triển. Những thiết bị này đã chứng minh được hiệu quả thông qua các cuộc thử nghiệm bay thành công, củng cố vai trò của nó trong các hệ thống phòng không hiện đại.Các tên lửa AMRAAM-ER sẽ được tích hợp vào Tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS của Na Uy, một hệ thống phòng không tầm trung do hai tập đoàn quốc phòng Raytheon và Kongsberg Defence & Aerospace phát triển.Trước đó NASAMS đã hoạt động từ năm 1994 và được một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Tây Ban Nha và Australia, sử dụng để bảo vệ các tài sản có giá trị cao và các khu vực đông dân khỏi nhiều mối đe dọa từ trên không.Ngoài việc nâng cấp khả năng phòng thủ của riêng mình, Na Uy đã quyết định cung cấp thêm hai đơn vị NASAMS cho Ukraine với sự hợp tác của Mỹ.Việc chuyển giao này nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng không của Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Các đơn vị này là sự bổ sung cần thiết cho các đơn vị phòng không đã được Mỹ cung cấp trước đó vào năm 2022.Bộ Quốc phòng Na Uy cũng cho biết rằng, ngoài các hệ thống được viện trợ, nước này cũng sẽ hỗ trợ chương trình đào tạo cho các binh sĩ Ukraine, để đảm bảo họ có thể sử dụng hiệu quả các hệ thống này.
Vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán một đơn hàng quân sự cho Na Uy, bao gồm 100 tên lửa không đối không AMRAAM-ER (tầm bắn mở rộng) và các thiết bị liên quan. Ảnh: Defence Industry Europe.
Đơn hàng trị giá 405 triệu đô la đã được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) xác nhận vào ngày 22/8, sau khi được Quốc hội phê chuẩn. RTX Corporation, có trụ sở tại Tucson, Arizona, sẽ là nhà thầu chính cho hợp đồng này. Ảnh: RTX.
Nhà chức trách Na Uy cho biết, quốc gia này đã yêu cầu đặt mua 100 tên lửa AMRAAM-ER và bốn tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120C-8. Những tên lửa này sẽ được tích hợp vào hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến NASAMS của Na Uy. Ảnh: Aviacionline.
AMRAAM-ER được thiết kế riêng cho các hoạt động trên mặt đất, tên lửa này có phạm vi tác chiến rộng hơn và khả năng đánh chặn được cải thiện so với các tên lửa phòng không mà Na Uy đang sử dụng. Sự góp mặt của AMRAAM-ER, cùng với tên lửa không đối không AIM-120C sẽ tăng cường đáng kể năng lực tác chiến của Na Uy. Ảnh: Air Force Technology.
Lần hợp tác này cũng bao gồm những điều kiện bảo đảm khác, chẳng hạn như thùng chứa, phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao và phần mềm, cũng như các loại hình dịch vụ đào tạo và hậu cần. Ảnh: Kongsberg.
Đợt bán này dự kiến sẽ củng cố khả năng phòng không của Na Uy, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu an ninh của Mỹ tại châu Âu. Tên lửa AMRAAM-ER được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và độ cao lớn hơn, nhờ động cơ tên lửa được cải tiến và các thuật toán điều khiển bay được tối ưu hóa.
Biến thể mới AIM-120C-8 được trang bị bộ phận dẫn đường và các thành phần cải tiến doTtập đoàn quốc phòng Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy phát triển. Những thiết bị này đã chứng minh được hiệu quả thông qua các cuộc thử nghiệm bay thành công, củng cố vai trò của nó trong các hệ thống phòng không hiện đại.
Các tên lửa AMRAAM-ER sẽ được tích hợp vào Tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS của Na Uy, một hệ thống phòng không tầm trung do hai tập đoàn quốc phòng Raytheon và Kongsberg Defence & Aerospace phát triển.
Trước đó NASAMS đã hoạt động từ năm 1994 và được một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Tây Ban Nha và Australia, sử dụng để bảo vệ các tài sản có giá trị cao và các khu vực đông dân khỏi nhiều mối đe dọa từ trên không.
Ngoài việc nâng cấp khả năng phòng thủ của riêng mình, Na Uy đã quyết định cung cấp thêm hai đơn vị NASAMS cho Ukraine với sự hợp tác của Mỹ.
Việc chuyển giao này nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng không của Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Các đơn vị này là sự bổ sung cần thiết cho các đơn vị phòng không đã được Mỹ cung cấp trước đó vào năm 2022.
Bộ Quốc phòng Na Uy cũng cho biết rằng, ngoài các hệ thống được viện trợ, nước này cũng sẽ hỗ trợ chương trình đào tạo cho các binh sĩ Ukraine, để đảm bảo họ có thể sử dụng hiệu quả các hệ thống này.