" Không quân Mỹ tại châu Âu tiến hành đợt trình diễn năng lực chỉ huy và kiểm soát hiệp đồng liên quân (CJADC2) tại vùng trời, vùng biển quốc tế ở biển Baltic. Hoạt động có sự góp mặt của Hạm đội 6 hải quân Mỹ, lực lượng lục quân và hải quân Mỹ tại châu Âu, Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ, không quân Anh, Hà Lan và Ba Lan", Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 2/3.Trong cuộc diễn tập, các tiêm kích đa năng F-15E Mỹ xuất phát từ Anh đã khai hỏa tên lửa hành trình AGM-158 JASSM công kích mục tiêu tại khu vực Baltic.Không quân Mỹ không cho biết mục tiêu cụ thể của biên đội F-15E, nhưng biển Baltic giáp với vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.Đây là địa điểm chiến lược nằm kẹp giữa Ba Lan và các nước vùng Baltic, nơi đặt sở chỉ huy Hạm đội Baltic hải quân Nga, cũng là căn cứ tiền phương với nhiều chiến đấu cơ, bệ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo hiện đại nhất trong biên chế NgaKaliningrad là thành phần quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của Moskva tại Đông Âu, từng là mục tiêu của nhiều cuộc diễn tập do Washington tiến hành trên biển Baltic.Chương trình phát triển tên lửa AGM-158 JASSM trị giá 3 tỷ USD do Lockheed Martin đảm nhận được bắt đầu từ năm 1995, song loại tên lửa này nhiều lần gặp sự cố phóng hỏng, hiệu suất chiến đấu thấp và có độ bền không cao.Năm 2007, Lầu Năm Góc buộc phải chi thêm 68 triệu USD cho chương trình phát triển tên lửa hành trình AGM-158 JASSM để khắc phục sự cố.Sau khi loại vũ khí này được biên chế năm 2009, Lockheed Martin đã bàn giao tổng cộng 2.000 quả đạn cho không quân Mỹ.Tên lửa hành trình AGM-158 JASSM có chiều dài 4,35 m và nặng khoảng 1.000 kg, nó mang theo đầu đạn trọng lượng 450 kg với sức hủy diệt vô cùng to lớn.AGM-158 JASSM bay hành trình với tốc độ cận âm, tầm bắn tối đa 370 km ở phiên bản thông thường hoặc lên tới 926 km với biến thể tăng tầm JASSM-ER, tức là ngoài tầm bảo vệ của các tổ hợp phòng không S-300/400.Đặc điểm nguy hiểm nhất của vũ khí này đó là nó có tính tàng hình rất cao nhờ hình dáng đặc biệt và cấu tạo bởi vật liệu hấp thụ sóng radar, cho phép xâm nhập vùng bảo vệ của những tổ hợp phòng không tối tân nhất.Ngoài cơ chế dẫn đường thông qua quán tính, AGM-158 JASSM còn được tích hợp bổ sung kênh tham chiếu hệ thống định vị toàn cầu GPS để nâng cao độ chính xác.Mũi tên lửa được lắp khí tài trinh sát hồng ngoại (I2R) và khí tài tự động xác định mục tiêu thông qua quang ảnh điện tử (ATC), giúp nó đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch rất nhỏ.AGM-158 lần đầu tham gia thực chiến ngày 14/4/2018, khi 19 quả đạn tăng tầm AGM-158B JASSM-ER được phóng từ oanh tạc cơ B-1B Lancer nhằm vào các mục tiêu ở Syria.Biến thể JASSM-ER được ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình, khiến nó khó bị phát hiện và đánh chặn hơn. Quả đạn có tầm bắn hơn 900 km, so với 370 km của mẫu AGM-158 nguyên bản.Với loại tên lửa cực nguy hiểm này, Nga có lý do để lo ngại trong bối cảnh NATO gần đây liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng sát biên giới Nga.Mỹ dẫn đầu lực lượng tác chiến đa quốc gia đang đồn trú tại Ba Lan, đồng thời cùng Anh và Canada chỉ huy ba đơn vị khác tại các nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva. Nga nhiều lần chỉ trích NATO tăng cường sự hiện diện ở khu vực Baltic, cho rằng điều này có thể đe dọa ổn định khu vực và cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
" Không quân Mỹ tại châu Âu tiến hành đợt trình diễn năng lực chỉ huy và kiểm soát hiệp đồng liên quân (CJADC2) tại vùng trời, vùng biển quốc tế ở biển Baltic. Hoạt động có sự góp mặt của Hạm đội 6 hải quân Mỹ, lực lượng lục quân và hải quân Mỹ tại châu Âu, Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ, không quân Anh, Hà Lan và Ba Lan", Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 2/3.
Trong cuộc diễn tập, các tiêm kích đa năng F-15E Mỹ xuất phát từ Anh đã khai hỏa tên lửa hành trình AGM-158 JASSM công kích mục tiêu tại khu vực Baltic.
Không quân Mỹ không cho biết mục tiêu cụ thể của biên đội F-15E, nhưng biển Baltic giáp với vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.
Đây là địa điểm chiến lược nằm kẹp giữa Ba Lan và các nước vùng Baltic, nơi đặt sở chỉ huy Hạm đội Baltic hải quân Nga, cũng là căn cứ tiền phương với nhiều chiến đấu cơ, bệ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo hiện đại nhất trong biên chế Nga
Kaliningrad là thành phần quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của Moskva tại Đông Âu, từng là mục tiêu của nhiều cuộc diễn tập do Washington tiến hành trên biển Baltic.
Chương trình phát triển tên lửa AGM-158 JASSM trị giá 3 tỷ USD do Lockheed Martin đảm nhận được bắt đầu từ năm 1995, song loại tên lửa này nhiều lần gặp sự cố phóng hỏng, hiệu suất chiến đấu thấp và có độ bền không cao.
Năm 2007, Lầu Năm Góc buộc phải chi thêm 68 triệu USD cho chương trình phát triển tên lửa hành trình AGM-158 JASSM để khắc phục sự cố.
Sau khi loại vũ khí này được biên chế năm 2009, Lockheed Martin đã bàn giao tổng cộng 2.000 quả đạn cho không quân Mỹ.
Tên lửa hành trình AGM-158 JASSM có chiều dài 4,35 m và nặng khoảng 1.000 kg, nó mang theo đầu đạn trọng lượng 450 kg với sức hủy diệt vô cùng to lớn.
AGM-158 JASSM bay hành trình với tốc độ cận âm, tầm bắn tối đa 370 km ở phiên bản thông thường hoặc lên tới 926 km với biến thể tăng tầm JASSM-ER, tức là ngoài tầm bảo vệ của các tổ hợp phòng không S-300/400.
Đặc điểm nguy hiểm nhất của vũ khí này đó là nó có tính tàng hình rất cao nhờ hình dáng đặc biệt và cấu tạo bởi vật liệu hấp thụ sóng radar, cho phép xâm nhập vùng bảo vệ của những tổ hợp phòng không tối tân nhất.
Ngoài cơ chế dẫn đường thông qua quán tính, AGM-158 JASSM còn được tích hợp bổ sung kênh tham chiếu hệ thống định vị toàn cầu GPS để nâng cao độ chính xác.
Mũi tên lửa được lắp khí tài trinh sát hồng ngoại (I2R) và khí tài tự động xác định mục tiêu thông qua quang ảnh điện tử (ATC), giúp nó đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch rất nhỏ.
AGM-158 lần đầu tham gia thực chiến ngày 14/4/2018, khi 19 quả đạn tăng tầm AGM-158B JASSM-ER được phóng từ oanh tạc cơ B-1B Lancer nhằm vào các mục tiêu ở Syria.
Biến thể JASSM-ER được ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình, khiến nó khó bị phát hiện và đánh chặn hơn. Quả đạn có tầm bắn hơn 900 km, so với 370 km của mẫu AGM-158 nguyên bản.
Với loại tên lửa cực nguy hiểm này, Nga có lý do để lo ngại trong bối cảnh NATO gần đây liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng sát biên giới Nga.
Mỹ dẫn đầu lực lượng tác chiến đa quốc gia đang đồn trú tại Ba Lan, đồng thời cùng Anh và Canada chỉ huy ba đơn vị khác tại các nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva. Nga nhiều lần chỉ trích NATO tăng cường sự hiện diện ở khu vực Baltic, cho rằng điều này có thể đe dọa ổn định khu vực và cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.