Thông tin về thương vụ này được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết, phía Ba Lan từng yêu cầu mua hệ thống HIMARS ngay từ năm 2015 đủ trang bị cho 1 sư đoàn nhưng đến nay mới được Mỹ chấp thuận. HIMARS được sản xuất bởi công ty quân sự khổng lồ Lockheed Martin của Mỹ.Đại diện DSCA cho biết: "Hợp đồng này sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và cả an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc cải thiện an ninh của một đồng minh NATO thân cận và là một lực lượng quan trọng trong ổn định chính trị và kinh tế ở châu Âu".Nói về mục đích mua sắm M142 HIMARS, nguồn tin quân sự Ba Lan cho biết, pháo phản lực do Mỹ sản xuất là sự đảm bảo cần thiết ngăn chặn những hành động gây hấn của Nga, đặc biệt khi họ có trong tay tổ hợp Iskander-M. Phản ứng với tuyên bố này, Kênh truyền hình Zvezda của Nga cho biết trong một phóng sự rằng, HIMARS đã quá cũ kỹ và lạc hậu để hoàn thành kỳ vọng của Ba Lan.Loại đạn khủng nhất của HIMARS là ATACMS đã bị nhiều đồng minh của Mỹ loại bỏ từ lâu, tuy nhiên hồi đầu năm 2016, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ vẫn quyết nối lại việc sản xuất loại tên lửa này để trang bị cho hệ thống M142 HIMARS.Ngoài ra, sau khi được Mỹ phê chuẩn bán hệ thống HIMARS, Phần Lan đã thẳng thừng từ chối với lý do pháo phản lực này không thích hợp. Cùng với Phần Lan, kênh truyền hình truyền hình Zvezda cũng cho rằng vũ khí này không thực sự mạnh như Mỹ tuyên bố.Zvezda đã đưa ra một vài tham số cơ bản để so sánh hai loại vũ khí của Nga và Mỹ để đưa ra kết luận rằng, HIMARS còn không dọa nạt nổi loại vũ khí đồng hạng thế hệ cũ hơn của Nga là BM-21 Grad chứ đừng nói là đối thủ xứng tầm của tên lửa đạn đạo Iskander.Pháo phản lực bắn loạt hoạt động tốt, khi cần tấn công các khu vực mục tiêu bảo vệ yếu như tiểu đoàn bộ binh tiến công, đơn vị pháo binh hoặc tên lửa, đoàn xe ô tô, sân bay cỡ nhỏ...Chẳng hạn, một trong những đại diện cũ hơn của Nga là loại pháo phản lực phóng loạt 120mm BM-21 Grad, một hệ thống vũ khí này có thể quét cháy diện tích mặt đất lớn gấp 7 lần pháo phản lực hạng nặng HIMARS của Mỹ điều đến Syria. Mặc dù không được khách hàng và Nga đánh giá cao nhưng theo tuyên bố của Mỹ, HIMARS sở hữu sức mạnh khủng khiếp so với các dòng pháo phản lực khác.Được biết, hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km. Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km.
Thông tin về thương vụ này được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết, phía Ba Lan từng yêu cầu mua hệ thống HIMARS ngay từ năm 2015 đủ trang bị cho 1 sư đoàn nhưng đến nay mới được Mỹ chấp thuận. HIMARS được sản xuất bởi công ty quân sự khổng lồ Lockheed Martin của Mỹ.
Đại diện DSCA cho biết: "Hợp đồng này sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và cả an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc cải thiện an ninh của một đồng minh NATO thân cận và là một lực lượng quan trọng trong ổn định chính trị và kinh tế ở châu Âu".
Nói về mục đích mua sắm M142 HIMARS, nguồn tin quân sự Ba Lan cho biết, pháo phản lực do Mỹ sản xuất là sự đảm bảo cần thiết ngăn chặn những hành động gây hấn của Nga, đặc biệt khi họ có trong tay tổ hợp Iskander-M. Phản ứng với tuyên bố này, Kênh truyền hình Zvezda của Nga cho biết trong một phóng sự rằng, HIMARS đã quá cũ kỹ và lạc hậu để hoàn thành kỳ vọng của Ba Lan.
Loại đạn khủng nhất của HIMARS là ATACMS đã bị nhiều đồng minh của Mỹ loại bỏ từ lâu, tuy nhiên hồi đầu năm 2016, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ vẫn quyết nối lại việc sản xuất loại tên lửa này để trang bị cho hệ thống M142 HIMARS.
Ngoài ra, sau khi được Mỹ phê chuẩn bán hệ thống HIMARS, Phần Lan đã thẳng thừng từ chối với lý do pháo phản lực này không thích hợp. Cùng với Phần Lan, kênh truyền hình truyền hình Zvezda cũng cho rằng vũ khí này không thực sự mạnh như Mỹ tuyên bố.
Zvezda đã đưa ra một vài tham số cơ bản để so sánh hai loại vũ khí của Nga và Mỹ để đưa ra kết luận rằng, HIMARS còn không dọa nạt nổi loại vũ khí đồng hạng thế hệ cũ hơn của Nga là BM-21 Grad chứ đừng nói là đối thủ xứng tầm của tên lửa đạn đạo Iskander.
Pháo phản lực bắn loạt hoạt động tốt, khi cần tấn công các khu vực mục tiêu bảo vệ yếu như tiểu đoàn bộ binh tiến công, đơn vị pháo binh hoặc tên lửa, đoàn xe ô tô, sân bay cỡ nhỏ...
Chẳng hạn, một trong những đại diện cũ hơn của Nga là loại pháo phản lực phóng loạt 120mm BM-21 Grad, một hệ thống vũ khí này có thể quét cháy diện tích mặt đất lớn gấp 7 lần pháo phản lực hạng nặng HIMARS của Mỹ điều đến Syria. Mặc dù không được khách hàng và Nga đánh giá cao nhưng theo tuyên bố của Mỹ, HIMARS sở hữu sức mạnh khủng khiếp so với các dòng pháo phản lực khác.
Được biết, hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km. Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km.