Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố công nhận nền độc lập của " Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" tự xưng, ông Putin đã ban hành một sắc lệnh của tổng thống, chỉ thị các lực lượng vũ trang Nga tiến vào Khu vực Donbas để bảo vệ hòa bình cho khu vực.Ngay sau đó truyền thông phương Tây đã đưa tin và đề cập đến một thuật ngữ đặc biệt "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn” (BTG), khi giới thiệu Quân đội Nga hiện đang triển khai ở khu vực biên giới Nga-Ukraine.Reuters đưa tin, sau khi ông Putin ra lệnh cho Quân đội Nga tiến vào khu vực Donbas, xe tăng và các đoàn xe bọc thép khác đã xuất hiện ở ngoại ô Donetsk do lực lượng dân quân Ukraine kiểm soát.Có suy đoán cho rằng rất có thể chúng thuộc "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Quân đội Nga đã đến tiền tuyến. CNN dẫn lời cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Quân đội Nga hiện có khoảng 160 "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn", trong đó 120 nhóm đã được triển khai ở khu vực biên giới Nga và Ukraine, tương đương 75% lực lượng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga.Theo tờ Forbes của Mỹ, các "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" đang dần thay thế các đơn vị truyền thống như tiểu đoàn bộ binh cơ giới, trở thành đơn vị cơ bản của Quân đội Nga triển khai tại các khu vực xung đột.Theo báo cáo, sau cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia năm 2008, Quân đội Nga nhận thấy rằng kiểu biên chế quân đội truyền thống không thể thích ứng với chiến tranh hiện đại, khiến Quân đội Nga có những điểm yếu như thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia và thông tin liên lạc kém, khiến Quân đội Nga gặp khó khăn khi đi theo con đường "cải tổ sư đoàn, lữ đoàn" như quân đội Mỹ.Cuối cùng, căn cứ vào tình hình thực tế và kinh nghiệm, bài học của các cuộc xung đột cục bộ trước đây, Quân đội Nga đã cho ra đời hệ thống tác chiến tổng hợp đặc biệt mang tên "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn".Thông thường, tổng quân số của một "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" là khoảng 1.200 người và nó có hơn 10 đơn vị cấp đại đội trực thuộc, nhiều hơn 30% so với một tiểu đoàn quân đội tiêu chuẩn của phương Tây, nhưng dưới một đơn vị cấp trung đoàn.Nói một cách đơn giản, "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" bù đắp cho thực thực tế là số lượng hạ sĩ quan chất lượng cao trong quân đội Nga đang thiếu hụt, với một tiểu đoàn bộ binh cơ giới làm nòng cốt.Đơn vị này được tăng cường pháo tự hành, đại đội tên lửa, đại đội xe tăng, các đơn vị trinh sát, phòng không, điện tử, hậu cần, thông tin liên lạc và các bộ phận khác. Về bản chất, đó là một tiểu đoàn có sức mạnh chiến đấu tương đương với lữ đoàn, đồng thời giúp sử dụng tập trung những nhân tài có chất lượng cao để tạo thành lực lượng xung kích.Trong cuộc xung đột ở vùng Donbass của Ukraine năm 2014, "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Nga thường sát cánh chiến đấu với lực lượng dân quân Ukraine và sử dụng sức mạnh của lực lượng này để thực hiện trinh sát và cảnh báo nhằm bù đắp cho sự hạn chế của lực lượng dân quân.Một khi thu thập được thông tin tình báo chiến trường từ việc trinh sát máy bay không người lái và các đơn vị điện tử, "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" ngay lập tức sử dụng hỏa lực tầm xa như pháo cỡ lớn và pháo phản lực để trấn áp hoặc tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của quân đội Ukraine và thực tế là điều này có hiệu quả chiến đấu cực kỳ cao.Tổng kết cuộc xung đột Nga-Ukraine năm 2014, Lầu Năm Góc đề cập rằng phương thức tác chiến linh hoạt của "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn", đã khiến lực lượng chính phủ Ukraine được hỗ trợ dưới sự chỉ đạo của quân đội Mỹ bị tổn thất rất nhiều.Trước đây ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ có thể liên lạc thường xuyên giữa các chỉ huy cấp chiến thuật và cấp tác chiến một cách an toàn. Tuy nhiên, trên chiến trường miền đông Ukraine, Nga có khả năng tích hợp các nguồn lực tình báo như giám sát trên không, phát hiện điện từ và quan sát viên truyền thống, đồng thời có thể nắm bắt được tình hình chiến trường.Quân đội Mỹ đã quen với việc sử dụng các trung tâm hoạt động chiến thuật như một nút thông tin liên lạc quan trọng hàng đầu trên chiến trường và thiếu các biện pháp che giấu cũng như khả năng cơ động. Đặc điểm này của Mỹ sẽ là điểm yếu nguy hiểm khi Nga có thể phát hiện và sử dụng hỏa lực tầm xa tiêu diệt các trung tâm chỉ huy này."Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" cũng có thể liên lạc với các tổ hợp pháo tầm xa phía sau, bệ phóng tên lửa, tên lửa đạn đạo "Iskander", ... Những hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ này có thể gây ra những đòn tàn phá đối với các mục tiêu cách xa hàng chục dặm, thậm chí 300 dặm.Tuy nhiên, trang Forbes cho rằng "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Nga không phải là không có khuyết điểm. Đơn vị này thiếu lực lượng cơ động, đặc biệt là bộ binh, điều này đã hạn chế nghiêm trọng khả năng cơ động của quân đội Nga.Một khi binh lính chiến đấu bị thương vong và hiệu quả chiến đấu sẽ giảm sút và sẽ nhanh chóng mất tác dụng. Ngoài ra, do hạn chế về khả năng chỉ huy và điều khiển, chỉ huy của một "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" thường bị giới hạn trong việc sử dụng tập trung các khả năng chỉ huy tác chiến và tình báo.Báo cáo cũng cho biết một số vũ khí và trang bị của "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" Nga còn tiên tiến hơn so với lữ đoàn thiết giáp của Mỹ. Các chuyên gia thừa nhận rằng liệu quân đội Ukraine có thể nắm được điểm yếu của "nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Nga hay không lại là một vấn đề khác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố công nhận nền độc lập của " Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" tự xưng, ông Putin đã ban hành một sắc lệnh của tổng thống, chỉ thị các lực lượng vũ trang Nga tiến vào Khu vực Donbas để bảo vệ hòa bình cho khu vực.
Ngay sau đó truyền thông phương Tây đã đưa tin và đề cập đến một thuật ngữ đặc biệt "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn” (BTG), khi giới thiệu Quân đội Nga hiện đang triển khai ở khu vực biên giới Nga-Ukraine.
Reuters đưa tin, sau khi ông Putin ra lệnh cho Quân đội Nga tiến vào khu vực Donbas, xe tăng và các đoàn xe bọc thép khác đã xuất hiện ở ngoại ô Donetsk do lực lượng dân quân Ukraine kiểm soát.
Có suy đoán cho rằng rất có thể chúng thuộc "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Quân đội Nga đã đến tiền tuyến. CNN dẫn lời cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Quân đội Nga hiện có khoảng 160 "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn", trong đó 120 nhóm đã được triển khai ở khu vực biên giới Nga và Ukraine, tương đương 75% lực lượng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga.
Theo tờ Forbes của Mỹ, các "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" đang dần thay thế các đơn vị truyền thống như tiểu đoàn bộ binh cơ giới, trở thành đơn vị cơ bản của Quân đội Nga triển khai tại các khu vực xung đột.
Theo báo cáo, sau cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia năm 2008, Quân đội Nga nhận thấy rằng kiểu biên chế quân đội truyền thống không thể thích ứng với chiến tranh hiện đại, khiến Quân đội Nga có những điểm yếu như thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia và thông tin liên lạc kém, khiến Quân đội Nga gặp khó khăn khi đi theo con đường "cải tổ sư đoàn, lữ đoàn" như quân đội Mỹ.
Cuối cùng, căn cứ vào tình hình thực tế và kinh nghiệm, bài học của các cuộc xung đột cục bộ trước đây, Quân đội Nga đã cho ra đời hệ thống tác chiến tổng hợp đặc biệt mang tên "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn".
Thông thường, tổng quân số của một "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" là khoảng 1.200 người và nó có hơn 10 đơn vị cấp đại đội trực thuộc, nhiều hơn 30% so với một tiểu đoàn quân đội tiêu chuẩn của phương Tây, nhưng dưới một đơn vị cấp trung đoàn.
Nói một cách đơn giản, "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" bù đắp cho thực thực tế là số lượng hạ sĩ quan chất lượng cao trong quân đội Nga đang thiếu hụt, với một tiểu đoàn bộ binh cơ giới làm nòng cốt.
Đơn vị này được tăng cường pháo tự hành, đại đội tên lửa, đại đội xe tăng, các đơn vị trinh sát, phòng không, điện tử, hậu cần, thông tin liên lạc và các bộ phận khác. Về bản chất, đó là một tiểu đoàn có sức mạnh chiến đấu tương đương với lữ đoàn, đồng thời giúp sử dụng tập trung những nhân tài có chất lượng cao để tạo thành lực lượng xung kích.
Trong cuộc xung đột ở vùng Donbass của Ukraine năm 2014, "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Nga thường sát cánh chiến đấu với lực lượng dân quân Ukraine và sử dụng sức mạnh của lực lượng này để thực hiện trinh sát và cảnh báo nhằm bù đắp cho sự hạn chế của lực lượng dân quân.
Một khi thu thập được thông tin tình báo chiến trường từ việc trinh sát máy bay không người lái và các đơn vị điện tử, "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" ngay lập tức sử dụng hỏa lực tầm xa như pháo cỡ lớn và pháo phản lực để trấn áp hoặc tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của quân đội Ukraine và thực tế là điều này có hiệu quả chiến đấu cực kỳ cao.
Tổng kết cuộc xung đột Nga-Ukraine năm 2014, Lầu Năm Góc đề cập rằng phương thức tác chiến linh hoạt của "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn", đã khiến lực lượng chính phủ Ukraine được hỗ trợ dưới sự chỉ đạo của quân đội Mỹ bị tổn thất rất nhiều.
Trước đây ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ có thể liên lạc thường xuyên giữa các chỉ huy cấp chiến thuật và cấp tác chiến một cách an toàn. Tuy nhiên, trên chiến trường miền đông Ukraine, Nga có khả năng tích hợp các nguồn lực tình báo như giám sát trên không, phát hiện điện từ và quan sát viên truyền thống, đồng thời có thể nắm bắt được tình hình chiến trường.
Quân đội Mỹ đã quen với việc sử dụng các trung tâm hoạt động chiến thuật như một nút thông tin liên lạc quan trọng hàng đầu trên chiến trường và thiếu các biện pháp che giấu cũng như khả năng cơ động. Đặc điểm này của Mỹ sẽ là điểm yếu nguy hiểm khi Nga có thể phát hiện và sử dụng hỏa lực tầm xa tiêu diệt các trung tâm chỉ huy này.
"Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" cũng có thể liên lạc với các tổ hợp pháo tầm xa phía sau, bệ phóng tên lửa, tên lửa đạn đạo "Iskander", ... Những hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ này có thể gây ra những đòn tàn phá đối với các mục tiêu cách xa hàng chục dặm, thậm chí 300 dặm.
Tuy nhiên, trang Forbes cho rằng "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Nga không phải là không có khuyết điểm. Đơn vị này thiếu lực lượng cơ động, đặc biệt là bộ binh, điều này đã hạn chế nghiêm trọng khả năng cơ động của quân đội Nga.
Một khi binh lính chiến đấu bị thương vong và hiệu quả chiến đấu sẽ giảm sút và sẽ nhanh chóng mất tác dụng. Ngoài ra, do hạn chế về khả năng chỉ huy và điều khiển, chỉ huy của một "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" thường bị giới hạn trong việc sử dụng tập trung các khả năng chỉ huy tác chiến và tình báo.
Báo cáo cũng cho biết một số vũ khí và trang bị của "Nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" Nga còn tiên tiến hơn so với lữ đoàn thiết giáp của Mỹ. Các chuyên gia thừa nhận rằng liệu quân đội Ukraine có thể nắm được điểm yếu của "nhóm chiến đấu cấp tiểu đoàn" của Nga hay không lại là một vấn đề khác. Nguồn ảnh: Pinterest.