Tạp chí chuyên ngành hàng đầu của Mỹ Aviation Week & Space Technology đã đưa máy bay ném bom chiến lược Tu-160M của Nga với động cơ NK-32-02 vào danh sách những thành tựu quan trọng nhất thế giới trong lĩnh vực chế tạo động cơ cho năm 2020.Số mới nhất của tạp chí cho biết, máy bay ném bom chiến lược hiện đại hóa Thiên Nga Trắng Tu-160M của Nga đã bay với động cơ NK-32-02 nâng cấp vào ngày 3/11, họ hướng sự chú ý đến thực tế là máy nén và cánh turbine, cũng như cải tiến làm mát đã được phát triển mới cho NK-32-02."Máy nén và cánh turbine được thiết kế lại, cũng như cải thiện khả năng làm mát giúp tăng hiệu suất nhiên liệu của động cơ turbine phản lực có khả năng hoạt động ở chế độ đốt sau", tạp chí Mỹ ghi rõ.Oanh tạc cơ chiến lược siêu thanh Tu-160M trang bị động cơ NK-32-02 thế hệ mới mới là ví dụ duy nhất về thành tựu chế tạo máy động lực hàng không của Nga, được đưa vào danh sách của ấn phẩm cho năm 2020.Được biết chiếc Tu-160M với động cơ NK-32 mới của loạt thứ hai cất cánh từ sân bay của nhà máy chế tạo hàng không Kazan mang tên S.P. Gorbunov vào ngày 3/11/2020 và đã bay trong 2 giờ 20 phút.Chiếc oanh tạc cơ mang tên lửa hành trình được điều khiển bởi phi hành đoàn do phi công thử nghiệm của cơ sở phát triển và thử nghiệm bay Zhukovskaya Anri Naskidyants dẫn đầu. Chuyến bay theo thông báo đã thành công tốt đẹp.NK-32 được tạo ra vào năm 1977 - Động cơ độc đáo kết hợp các nguyên tắc tạo ra lực đẩy của phản lực và tên lửa, giúp máy bay có thể bay trong bầu khí quyển bình thường ở độ cao lên đến 12 km và trên biên giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu - từ 15 đến 20 km.Mặc dù có thông số lực đẩy rất lớn nhưng nhờ thành tựu của nền khoa học công nghệ Liên Xô mà kích thước động cơ NK-32 vẫn trở nên nhỏ gọn và rất đáng tin cậy.Năm 1993, việc sản xuất động cơ này đã bị dừng lại và một số tài liệu kỹ thuật quan trọng bị mất. Có vẻ như đã có sự can thiệp của tình báo phương Tây nhằm hạn chế năng lực của các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 thuộc biên chế không quân Nga.Giờ đây, khi nước Nga lại cần một động cơ độc nhất cho máy bay ném bom chiến lược, việc sản xuất NK-32 đã được đưa vào triển khai tại nhà máy PJSC Kuznetsov khi một số tài liệu kỹ thuật đã được phục hồi.Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của các công nghệ như magiê kích thước lớn và đúc titan định hình, người ta không chỉ có thể "hồi sinh" động cơ từ thời Liên Xô mà còn cải thiện đáng kể các đặc tính của nó.Do đó, động cơ NK-32-02 hiện đại hóa tuy vẫn giữ được độ nhỏ gọn và trọng lượng của người tiền nhiệm, nhưng lại tiết kiệm hơn 10% nhiên liệu, giúp tăng tầm bay của oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa lên gần 1.000 km.Hơn nữa động cơ nội địa mới không chỉ dành cho "Thiên nga trắng". Trong tương lai, nó được lên kế hoạch để cài đặt trên oanh tạc cơ PAK DA "Poslanhik" đầy hứa hẹn.Ngoài ra trên cơ sở NK-32-02, các kỹ sư đã lên kế hoạch tạo ra một loại động cơ cho máy bay vận tải tương lai Slon, nó sẽ thay thế chiếc An-124 Ruslan huyền thoại.
Tạp chí chuyên ngành hàng đầu của Mỹ Aviation Week & Space Technology đã đưa máy bay ném bom chiến lược Tu-160M của Nga với động cơ NK-32-02 vào danh sách những thành tựu quan trọng nhất thế giới trong lĩnh vực chế tạo động cơ cho năm 2020.
Số mới nhất của tạp chí cho biết, máy bay ném bom chiến lược hiện đại hóa Thiên Nga Trắng Tu-160M của Nga đã bay với động cơ NK-32-02 nâng cấp vào ngày 3/11, họ hướng sự chú ý đến thực tế là máy nén và cánh turbine, cũng như cải tiến làm mát đã được phát triển mới cho NK-32-02.
"Máy nén và cánh turbine được thiết kế lại, cũng như cải thiện khả năng làm mát giúp tăng hiệu suất nhiên liệu của động cơ turbine phản lực có khả năng hoạt động ở chế độ đốt sau", tạp chí Mỹ ghi rõ.
Oanh tạc cơ chiến lược siêu thanh Tu-160M trang bị động cơ NK-32-02 thế hệ mới mới là ví dụ duy nhất về thành tựu chế tạo máy động lực hàng không của Nga, được đưa vào danh sách của ấn phẩm cho năm 2020.
Được biết chiếc Tu-160M với động cơ NK-32 mới của loạt thứ hai cất cánh từ sân bay của nhà máy chế tạo hàng không Kazan mang tên S.P. Gorbunov vào ngày 3/11/2020 và đã bay trong 2 giờ 20 phút.
Chiếc oanh tạc cơ mang tên lửa hành trình được điều khiển bởi phi hành đoàn do phi công thử nghiệm của cơ sở phát triển và thử nghiệm bay Zhukovskaya Anri Naskidyants dẫn đầu. Chuyến bay theo thông báo đã thành công tốt đẹp.
NK-32 được tạo ra vào năm 1977 - Động cơ độc đáo kết hợp các nguyên tắc tạo ra lực đẩy của phản lực và tên lửa, giúp máy bay có thể bay trong bầu khí quyển bình thường ở độ cao lên đến 12 km và trên biên giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu - từ 15 đến 20 km.
Mặc dù có thông số lực đẩy rất lớn nhưng nhờ thành tựu của nền khoa học công nghệ Liên Xô mà kích thước động cơ NK-32 vẫn trở nên nhỏ gọn và rất đáng tin cậy.
Năm 1993, việc sản xuất động cơ này đã bị dừng lại và một số tài liệu kỹ thuật quan trọng bị mất. Có vẻ như đã có sự can thiệp của tình báo phương Tây nhằm hạn chế năng lực của các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 thuộc biên chế không quân Nga.
Giờ đây, khi nước Nga lại cần một động cơ độc nhất cho máy bay ném bom chiến lược, việc sản xuất NK-32 đã được đưa vào triển khai tại nhà máy PJSC Kuznetsov khi một số tài liệu kỹ thuật đã được phục hồi.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của các công nghệ như magiê kích thước lớn và đúc titan định hình, người ta không chỉ có thể "hồi sinh" động cơ từ thời Liên Xô mà còn cải thiện đáng kể các đặc tính của nó.
Do đó, động cơ NK-32-02 hiện đại hóa tuy vẫn giữ được độ nhỏ gọn và trọng lượng của người tiền nhiệm, nhưng lại tiết kiệm hơn 10% nhiên liệu, giúp tăng tầm bay của oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa lên gần 1.000 km.
Hơn nữa động cơ nội địa mới không chỉ dành cho "Thiên nga trắng". Trong tương lai, nó được lên kế hoạch để cài đặt trên oanh tạc cơ PAK DA "Poslanhik" đầy hứa hẹn.
Ngoài ra trên cơ sở NK-32-02, các kỹ sư đã lên kế hoạch tạo ra một loại động cơ cho máy bay vận tải tương lai Slon, nó sẽ thay thế chiếc An-124 Ruslan huyền thoại.