Mỹ đang theo dõi chặt chẽ hàng ngày, số lần phóng tên lửa của Quân đội Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Số tên lửa mà Nga sử dụng, được Lầu Năm góc theo dõi đã đạt đến "giá trị đáng kinh ngạc" và tiếp tục gia tăng, phá vỡ mọi kỷ lục của các chiến dịch quân sự của Mỹ.Điều này bất chấp thực tế, đó là Quân đội Mỹ theo truyền thống, được dẫn dắt bởi học thuyết quân sự tấn công quy mô lớn, bằng tên lửa trong các chiến dịch quân sự của họ trong mấy thập kỷ gần đây.Thông tin này được công bố hàng ngày trên cơ sở hai nguồn; một là trên tài khoản Twitter của tổ chức nghiên cứu CSIS và hai là từ Amanda Macias, phóng viên của hãng tin Mỹ CNBC, tham khảo dữ liệu của Lầu Năm Góc.So sánh tỷ lệ sử dụng tên lửa của Quân đội Nga tại Ukraine từ hai nguồn tin, không khác nhau quá nhiều: hơn 1.300 và 1.200 lần phóng, tính đến ngày 28 và 24 tháng 3.Khác với Quân đội Mỹ, thường chỉ sử dụng 1-2 loại tên lửa tấn công mặt đất, thì tên lửa của Quân đội Nga đa dạng về chủng loại, gồm tên lửa hành trình, đạn đạo và gần đây là tên lửa siêu thanh. Những tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến của Nga là Calibre, tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ trên không; tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, hoặc cũ hơn là Tochka; tên lửa hành trình chống hạm Onyx hoặc Yakhont từ tổ hợp phòng thủ ven biển Bastion-P và mới nhất là tên lửa siêu thanh Dagger.Như nguồn tin từ trang Altyn73 LJ, việc Nga sử dụng tên lửa trong chiến dịch quân sự tại Ukraine, từ lâu đã phá vỡ mọi kỷ lục sử dụng tên lửa của Mỹ, trong các cuộc xung đột quân sự trước đó.Cụ thể trong Chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991 (Iraq), liên quân Mỹ đã sử dụng 297 tên lửa hành trình trên biển và trên không; Chiến dịch “Con cáo sa mạc” năm 1998 (Iraq) - hơn 400, "Sức mạnh đồng minh" 1999 (Nam Tư) - hơn 300, "Bình minh Odyssey" 2011 (Libya) - hơn 400.Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng không thể ngờ, Quân đội Nga lại có một kho vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo lớn như vậy, chủ yếu là loại tên lửa hành trình Calibre; tương tự như tên lửa Tomahawk của Mỹ.Lúc đầu, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng, cuộc tấn công bằng tên lửa loại này của Nga sẽ kết thúc vào ngày 20/3. Hiện nay có thông tin cho rằng, Quân đội Nga đã sử dụng hết một nửa số dự trữ của họ. Nhưng số liệu này là không chính xác.“Kho vũ khí tên lửa hành trình của Quân đội Nga là rất lớn, nhưng không phải là không giới hạn. Họ (quân đội Nga), phải lựa chọn mục tiêu một cách cẩn thận”, nguồn tin của Lầu Năm góc cho biết.Giờ đây, Lầu Năm Góc và truyền thông phương Tây, đã chuyển sang một thái cực khác, khi tuyên truyền rằng, các loại tên lửa của Nga đang có hiệu suất cực kỳ kém?Họ cho rằng, tỷ lệ hỏng hóc của một số tên lửa, tùy thuộc vào loại của chúng, vượt quá 50%, và đối với một số tên lửa, nó lên tới 60%. Tất nhiên, một kết luận như vậy được đưa ra, dựa trên cơ sở nào, không hề có minh chứng?Sau đó, các “chuyên gia” phương Tây trên trang Forbes đã “lao vào chỉ trích” kho vũ khí tên lửa của Quân đội Nga, là “bảo quản và sử dụng không đúng cách”; những yếu tố này, được cho là ảnh hưởng đến việc sử dụng vũ khí trong chiến đấu?“Tên lửa hoặc không rời bệ phóng, hoặc bắn trượt mục tiêu, hoặc không nổ khi tiếp xúc với mục tiêu”. Nhưng câu trả lời không khó đoán, là ai đã cung cấp nguồn tin này cho phương Tây. Trước đó truyền thông phương Tây cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga, phụ thuộc cực kỳ nhiều vào các thiết bị điện tử của phương Tây, mà theo các lệnh trừng phạt, sẽ không tìm ra nguyên liệu phù hợp để sản xuất tên lửa mới. Nhưng ngược lại, số tên lửa của Nga vẫn sản xuất “đều đều”.Sau đó ngay lập tức, đã có thông tin quy chụp rằng, nhiều linh kiện điện tử có thể do Trung Quốc cung cấp; chứ bản thân Nga không đủ năng lực để sản xuất những linh kiện điện tử như vậy.Thậm chí truyền thông phương Tây còn cho rằng, những vũ khí dẫn đường chính xác của Nga, đã tấn công vào những mục tiêu “tầm thường”, như các kho chứa nhiên liệu và chất bôi trơn của Ukraine.Từ khi nào các kho dầu cung cấp nhiên liệu cho Quân đội Ukraine bỗng chốc bị coi là “mục tiêu tầm thường”? Báo chí Nga đặt câu hỏi? Trong khi đó, trong các cuộc chiến tranh do Mỹ đứng đầu, các kho chứa nhiên liệu là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công của Mỹ. Không khó nhận ra, tất cả những ý kiến trên đều là những suy luận chủ quan của quan chức quốc phòng và truyền thông phương Tây. Xét về thái độ thù địch hiện tại của Mỹ đối với Nga, họ không ngần ngại đánh giá Nga với “ác ý lớn nhất” và suy ra “đủ loại thất bại của Nga”.Bất chấp mọi “dự báo” của Lầu Năm Góc và các “chuyên gia” phương Tây, Quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng tên lửa để chế áp các đội hình chiến đấu và cơ sở hạ tầng; gây ra những thiệt hại lớn cho phía Ukraine.
Mỹ đang theo dõi chặt chẽ hàng ngày, số lần phóng tên lửa của Quân đội Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Số tên lửa mà Nga sử dụng, được Lầu Năm góc theo dõi đã đạt đến "giá trị đáng kinh ngạc" và tiếp tục gia tăng, phá vỡ mọi kỷ lục của các chiến dịch quân sự của Mỹ.
Điều này bất chấp thực tế, đó là Quân đội Mỹ theo truyền thống, được dẫn dắt bởi học thuyết quân sự tấn công quy mô lớn, bằng tên lửa trong các chiến dịch quân sự của họ trong mấy thập kỷ gần đây.
Thông tin này được công bố hàng ngày trên cơ sở hai nguồn; một là trên tài khoản Twitter của tổ chức nghiên cứu CSIS và hai là từ Amanda Macias, phóng viên của hãng tin Mỹ CNBC, tham khảo dữ liệu của Lầu Năm Góc.
So sánh tỷ lệ sử dụng tên lửa của Quân đội Nga tại Ukraine từ hai nguồn tin, không khác nhau quá nhiều: hơn 1.300 và 1.200 lần phóng, tính đến ngày 28 và 24 tháng 3.
Khác với Quân đội Mỹ, thường chỉ sử dụng 1-2 loại tên lửa tấn công mặt đất, thì tên lửa của Quân đội Nga đa dạng về chủng loại, gồm tên lửa hành trình, đạn đạo và gần đây là tên lửa siêu thanh.
Những tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến của Nga là Calibre, tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ trên không; tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, hoặc cũ hơn là Tochka; tên lửa hành trình chống hạm Onyx hoặc Yakhont từ tổ hợp phòng thủ ven biển Bastion-P và mới nhất là tên lửa siêu thanh Dagger.
Như nguồn tin từ trang Altyn73 LJ, việc Nga sử dụng tên lửa trong chiến dịch quân sự tại Ukraine, từ lâu đã phá vỡ mọi kỷ lục sử dụng tên lửa của Mỹ, trong các cuộc xung đột quân sự trước đó.
Cụ thể trong Chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991 (Iraq), liên quân Mỹ đã sử dụng 297 tên lửa hành trình trên biển và trên không; Chiến dịch “Con cáo sa mạc” năm 1998 (Iraq) - hơn 400, "Sức mạnh đồng minh" 1999 (Nam Tư) - hơn 300, "Bình minh Odyssey" 2011 (Libya) - hơn 400.
Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng không thể ngờ, Quân đội Nga lại có một kho vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo lớn như vậy, chủ yếu là loại tên lửa hành trình Calibre; tương tự như tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Lúc đầu, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng, cuộc tấn công bằng tên lửa loại này của Nga sẽ kết thúc vào ngày 20/3. Hiện nay có thông tin cho rằng, Quân đội Nga đã sử dụng hết một nửa số dự trữ của họ. Nhưng số liệu này là không chính xác.
“Kho vũ khí tên lửa hành trình của Quân đội Nga là rất lớn, nhưng không phải là không giới hạn. Họ (quân đội Nga), phải lựa chọn mục tiêu một cách cẩn thận”, nguồn tin của Lầu Năm góc cho biết.
Giờ đây, Lầu Năm Góc và truyền thông phương Tây, đã chuyển sang một thái cực khác, khi tuyên truyền rằng, các loại tên lửa của Nga đang có hiệu suất cực kỳ kém?
Họ cho rằng, tỷ lệ hỏng hóc của một số tên lửa, tùy thuộc vào loại của chúng, vượt quá 50%, và đối với một số tên lửa, nó lên tới 60%. Tất nhiên, một kết luận như vậy được đưa ra, dựa trên cơ sở nào, không hề có minh chứng?
Sau đó, các “chuyên gia” phương Tây trên trang Forbes đã “lao vào chỉ trích” kho vũ khí tên lửa của Quân đội Nga, là “bảo quản và sử dụng không đúng cách”; những yếu tố này, được cho là ảnh hưởng đến việc sử dụng vũ khí trong chiến đấu?
“Tên lửa hoặc không rời bệ phóng, hoặc bắn trượt mục tiêu, hoặc không nổ khi tiếp xúc với mục tiêu”. Nhưng câu trả lời không khó đoán, là ai đã cung cấp nguồn tin này cho phương Tây.
Trước đó truyền thông phương Tây cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga, phụ thuộc cực kỳ nhiều vào các thiết bị điện tử của phương Tây, mà theo các lệnh trừng phạt, sẽ không tìm ra nguyên liệu phù hợp để sản xuất tên lửa mới. Nhưng ngược lại, số tên lửa của Nga vẫn sản xuất “đều đều”.
Sau đó ngay lập tức, đã có thông tin quy chụp rằng, nhiều linh kiện điện tử có thể do Trung Quốc cung cấp; chứ bản thân Nga không đủ năng lực để sản xuất những linh kiện điện tử như vậy.
Thậm chí truyền thông phương Tây còn cho rằng, những vũ khí dẫn đường chính xác của Nga, đã tấn công vào những mục tiêu “tầm thường”, như các kho chứa nhiên liệu và chất bôi trơn của Ukraine.
Từ khi nào các kho dầu cung cấp nhiên liệu cho Quân đội Ukraine bỗng chốc bị coi là “mục tiêu tầm thường”? Báo chí Nga đặt câu hỏi? Trong khi đó, trong các cuộc chiến tranh do Mỹ đứng đầu, các kho chứa nhiên liệu là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công của Mỹ.
Không khó nhận ra, tất cả những ý kiến trên đều là những suy luận chủ quan của quan chức quốc phòng và truyền thông phương Tây. Xét về thái độ thù địch hiện tại của Mỹ đối với Nga, họ không ngần ngại đánh giá Nga với “ác ý lớn nhất” và suy ra “đủ loại thất bại của Nga”.
Bất chấp mọi “dự báo” của Lầu Năm Góc và các “chuyên gia” phương Tây, Quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng tên lửa để chế áp các đội hình chiến đấu và cơ sở hạ tầng; gây ra những thiệt hại lớn cho phía Ukraine.