"Chúng tôi đang đối thoại với Nga về tên lửa S-400 nhưng chưa có hợp đồng nào được ký. Iraq cần mua loại tên lửa này, đặc biệt sau khi Mỹ nhiều lần khiến chúng tôi thất vọng vì không hỗ trợ cung cấp những loại vũ khí hiện đại", nghị sĩ Karim Elaiwi, thành viên Ủy ban An ninh Quốc phòng Quốc hội Iraq, cho biết hôm qua.Nhiều nghị sĩ xác nhận đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Iraq đặt vấn đề sở hữu tên lửa Nga."Chúng tôi cho phép Thủ tướng dùng ngân sách mua vũ khí phòng không từ Moskva hoặc bất kỳ nước nào", Abdul Khaleq Al Azzawi, một thành viên khác trong ủy ban, nói thêm.Bộ Quốc phòng Iraq từ chối bình luận về thông tin trên. Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng như Điện Kremli và tập đoàn quốc phòng Nga Rostec chưa lên tiếng.Thông tin xuất hiện trong bối cảnh Iraq và Mỹ đang xảy ra nhiều bất đồng, nhất là sau vụ Washington không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani gần sân bay quốc tế thủ đô Baghdad hôm 3/1.Moscow cũng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại khu vực nhằm cạnh tranh với Washington."Các cuộc đàm phán thường kéo dài, nhưng tình hình hiện nay có thể khiến hai bên đẩy nhanh tiến độ", Vasily Kashin, chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Nga, nhận xét.Iraq từng biên chế nhiều vũ khí hiện đại của Liên Xô, nhưng chuyển dần sang khí tài Mỹ sau khi chính quyền cựu tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ trong chiến dịch quân sự do Washington phát động năm 2003.Baghdad gần đây tái trang bị nhiều vũ khí Nga, trong đó có hơn 60 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S để thay thế những chiếc M1 Abrams.Phòng không Iraq chỉ biên chế vũ khí tầm ngắn như Pantsir-S1 và tên lửa vác vai Nga, cùng hệ thống MIM-23 Hawk và AN/TWQ-1 "Avenger" do Mỹ sản xuất.Tên lửa S-400 sẽ tăng đáng kể năng lực phòng thủ cho quân đội Iraq, giúp lực lượng này quản lý không phận tốt hơn và giảm tải cho tiêm kích F-16IQ.Giới phân tích cho rằng S-400 có sức hấp dẫn với nhiều quốc gia, kể cả những đồng minh chủ chốt của Mỹ, bởi nó được đánh giá là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có nhiều ưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.Tuy vậy việc Iraq đề xuất mua S-400 của Nga sẽ lại tiếp tục vấp phải sự phản đối từ Mỹ.Tuy nhiên khác với các quốc gia khác, Iraq có thể sẽ phớt lờ những đe dọa của Mỹ để tiến tới đàm phán mua S-400 của Nga.Nếu sở hữu S-400, năng lực phòng không của Iraq sẽ mạnh lên đáng kể và trở thành một trong số ít nước tại Trung Đông có hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới.
"Chúng tôi đang đối thoại với Nga về tên lửa S-400 nhưng chưa có hợp đồng nào được ký. Iraq cần mua loại tên lửa này, đặc biệt sau khi Mỹ nhiều lần khiến chúng tôi thất vọng vì không hỗ trợ cung cấp những loại vũ khí hiện đại", nghị sĩ Karim Elaiwi, thành viên Ủy ban An ninh Quốc phòng Quốc hội Iraq, cho biết hôm qua.
Nhiều nghị sĩ xác nhận đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Iraq đặt vấn đề sở hữu tên lửa Nga.
"Chúng tôi cho phép Thủ tướng dùng ngân sách mua vũ khí phòng không từ Moskva hoặc bất kỳ nước nào", Abdul Khaleq Al Azzawi, một thành viên khác trong ủy ban, nói thêm.
Bộ Quốc phòng Iraq từ chối bình luận về thông tin trên. Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng như Điện Kremli và tập đoàn quốc phòng Nga Rostec chưa lên tiếng.
Thông tin xuất hiện trong bối cảnh Iraq và Mỹ đang xảy ra nhiều bất đồng, nhất là sau vụ Washington không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani gần sân bay quốc tế thủ đô Baghdad hôm 3/1.
Moscow cũng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại khu vực nhằm cạnh tranh với Washington.
"Các cuộc đàm phán thường kéo dài, nhưng tình hình hiện nay có thể khiến hai bên đẩy nhanh tiến độ", Vasily Kashin, chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Nga, nhận xét.
Iraq từng biên chế nhiều vũ khí hiện đại của Liên Xô, nhưng chuyển dần sang khí tài Mỹ sau khi chính quyền cựu tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ trong chiến dịch quân sự do Washington phát động năm 2003.
Baghdad gần đây tái trang bị nhiều vũ khí Nga, trong đó có hơn 60 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S để thay thế những chiếc M1 Abrams.
Phòng không Iraq chỉ biên chế vũ khí tầm ngắn như Pantsir-S1 và tên lửa vác vai Nga, cùng hệ thống MIM-23 Hawk và AN/TWQ-1 "Avenger" do Mỹ sản xuất.
Tên lửa S-400 sẽ tăng đáng kể năng lực phòng thủ cho quân đội Iraq, giúp lực lượng này quản lý không phận tốt hơn và giảm tải cho tiêm kích F-16IQ.
Giới phân tích cho rằng S-400 có sức hấp dẫn với nhiều quốc gia, kể cả những đồng minh chủ chốt của Mỹ, bởi nó được đánh giá là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có nhiều ưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.
Tuy vậy việc Iraq đề xuất mua S-400 của Nga sẽ lại tiếp tục vấp phải sự phản đối từ Mỹ.
Tuy nhiên khác với các quốc gia khác, Iraq có thể sẽ phớt lờ những đe dọa của Mỹ để tiến tới đàm phán mua S-400 của Nga.
Nếu sở hữu S-400, năng lực phòng không của Iraq sẽ mạnh lên đáng kể và trở thành một trong số ít nước tại Trung Đông có hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới.