Theo hãng tin Anh Reuters đưa tin, ngày 4/2 vừa qua, Không quân Mỹ đã bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc, khi nó bay lơ lửng ngoài khơi bờ biển phía đông nam của nước này.Các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt kế hoạch bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc; đồng thời chính phủ Mỹ ra lệnh dừng các chuyến bay quanh bờ biển Bắc Carolina vì “nỗ lực an ninh quốc gia”.Theo đài Fox News đưa tin, các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Không quân Mỹ, xuất phát từ căn cứ không quân Langley ở bang Virginia, đã bắn hạ quả khinh khí cầu trên, bằng một quả tên lửa duy nhất.Một video về chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-22, đã dùng tên lửa bắn hạ quả khinh khí cầu của Trung Quốc, đã được công bố trên các trang mạng; và cũng có thể xác định được loại tên lửa mà máy bay Mỹ đã dùng, để bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc. Đoạn phim cho thấy, loại tên lửa mà chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 phóng đi, chính là tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X của Không quân Mỹ, đã bắn trúng một khinh khí cầu đặc biệt trên bầu trời.Có thể thấy rõ chiếc máy bay chiến đấu F-22, thực hiện chức năng phòng không ở độ cao 17,7 km và thực hiện động tác phóng tên lửa AIM-9X; còn khi đó, quả khinh khí cầu ở độ cao 18,3-19,8 km so với mặt đất.Tên lửa không đối không dẫn đường AIM-9X của Mỹ, được trang bị đầu dò quang điện tử, cho phép tên lửa quét hình ảnh của mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa lao vào tiêu diệt. Loại tên lửa AIM-9X vừa được chiếc F-22 sử dụng để tiêu diệt mục tiêu khinh khí cầu Trung Quốc, là phiên bản nâng cấp từ tên lửa AIM-9A Sidewinder (Máy xén), được đưa vào biên chế Không quân Mỹ từ năm 2002. Đây cũng là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa dùng cận chiến này. Tên lửa AIM-9 Sidewinder được đưa vào trang bị từ năm 1956 và trở thành tên lửa không đối không được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới. Ở những phiên bản đầu tiên, AIM-9A chỉ sử dụng đầu dẫn hồng ngoại.Điều trùng hợp ngẫu nhiên, đó là trận thực chiến đầu tiên của tên lửa AIM-9A (cũng là lần thực chiến đầu tiên của tên lửa không đối không trên thế giới), diễn ra giữa không quân của Vùng lãnh thổ Đài Loan và Không quân Trung Quốc trên vùng eo biển Đài Loan, sát bờ biển tỉnh Phúc Kiến. Ngày 24/9/1958, Trung Quốc đã tung 126 chiếc MiG-15 và MiG-17 tiên tiến hơn để đánh chặn 48 chiếc F-86 Sabre của Đài Loan. Khi đó, các cuộc không chiến thường đòi hỏi cự li bắn hiệu quả của pháo từ 200-250 mét, thì những chiếc F-86 đã tiêu diệt MiG-15 từ cự ly cách xa tới 3 km. Các chiến đấu cơ F-86 đã phóng tên lửa AIM-9A bắn hạ 6 chiếc MiG-15 mà không bị mất máy bay nào. Trong trận không chiến đầu tiên, tên lửa không đối không đã chứng minh tính hiệu quả của nó; điều đó không chỉ khiến Trung Quốc mà cả Liên Xô khi đó bất ngờ.Nhưng thành công này cũng phải trả giá đắt, khi một tên lửa AIM-9A đã bắn trúng một chiếc MiG-15, nhưng không phát nổ và nằm trong khung chiếc MiG-15. Sau khi máy bay hạ cánh, các kỹ sư Trung Quốc đã gỡ và tháo rời tên lửa và chuyển sang Liên Xô để nghiên cứu mô phỏng thiết kế.Dựa vào quả tên lửa AIM-9 “bị xịt”, các kỹ sư Liên Xô đã sao chép thành công và tạo ra tên lửa tự dẫn của riêng mình; đó chính là tên lửa tầm ngắn Vympel K-13. Vympel K-13 được đưa vào trang bị trong Không quân Liên Xô vào năm 1960, 2 năm sau khi diễn ra trận thực chiến đầu tiên của loại tên lửa này.Tổng cộng, đã có hơn 200 nghìn quả tên lửa AIM-9A, với nhiều phiên bản khác nhau của tên lửa này đã được sản xuất tại Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Quá trình nâng cấp AIM-9 bắt đầu từ cuối những năm 1980, nhằm đối phó với sự ra đời của tên lửa R-73 (AA-11 Archer) của Liên Xô khi đó. Phiên bản AIM-9X là phiên bản mới nhất của tên lửa AIM-9 Sidewinder, đã cải thiện khả năng chống bẫy nhiệt của đối phương và nhờ phương pháp điều khiển véc tơ lực đẩy, nên khả năng cơ động cũng như độ phân giải của ma trận bộ tách sóng quang trên đầu dò tên lửa, nên tới 128×128 pixel và được tích hợp với màn hình gắn trên mũ lái JHMCS của phi công.Một trong những tính năng ưu việt của tên lửa AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân. AIM-9X có chiều dài 3.000mm, đường kính 127mm m, sải cánh 440mm; trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km.Hiện AIM-9X có các phiên bản Block I, Block II và Block III. Trong khi Block I chỉ được sản xuất giới hạn trong giai đoạn từ năm 2000-2003 thì Block II với một số cải tiến nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 2004 và trang bị cho cả đồng minh.Phiên bản AIM-9X Block III bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 và dự kiến đi vào trang bị vào năm 2022, được trang bị động cơ mạnh hơn, tầm bắn tối đa lên tới 55 km; tuy nhiên hệ thống điện tử vẫn giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm. Video toàn cảnh chiến đấu cơ F-22 của Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc.
Theo hãng tin Anh Reuters đưa tin, ngày 4/2 vừa qua, Không quân Mỹ đã bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc, khi nó bay lơ lửng ngoài khơi bờ biển phía đông nam của nước này.
Các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt kế hoạch bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc; đồng thời chính phủ Mỹ ra lệnh dừng các chuyến bay quanh bờ biển Bắc Carolina vì “nỗ lực an ninh quốc gia”.
Theo đài Fox News đưa tin, các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Không quân Mỹ, xuất phát từ căn cứ không quân Langley ở bang Virginia, đã bắn hạ quả khinh khí cầu trên, bằng một quả tên lửa duy nhất.
Một video về chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-22, đã dùng tên lửa bắn hạ quả khinh khí cầu của Trung Quốc, đã được công bố trên các trang mạng; và cũng có thể xác định được loại tên lửa mà máy bay Mỹ đã dùng, để bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc.
Đoạn phim cho thấy, loại tên lửa mà chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 phóng đi, chính là tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X của Không quân Mỹ, đã bắn trúng một khinh khí cầu đặc biệt trên bầu trời.
Có thể thấy rõ chiếc máy bay chiến đấu F-22, thực hiện chức năng phòng không ở độ cao 17,7 km và thực hiện động tác phóng tên lửa AIM-9X; còn khi đó, quả khinh khí cầu ở độ cao 18,3-19,8 km so với mặt đất.
Tên lửa không đối không dẫn đường AIM-9X của Mỹ, được trang bị đầu dò quang điện tử, cho phép tên lửa quét hình ảnh của mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa lao vào tiêu diệt.
Loại tên lửa AIM-9X vừa được chiếc F-22 sử dụng để tiêu diệt mục tiêu khinh khí cầu Trung Quốc, là phiên bản nâng cấp từ tên lửa AIM-9A Sidewinder (Máy xén), được đưa vào biên chế Không quân Mỹ từ năm 2002. Đây cũng là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa dùng cận chiến này.
Tên lửa AIM-9 Sidewinder được đưa vào trang bị từ năm 1956 và trở thành tên lửa không đối không được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới. Ở những phiên bản đầu tiên, AIM-9A chỉ sử dụng đầu dẫn hồng ngoại.
Điều trùng hợp ngẫu nhiên, đó là trận thực chiến đầu tiên của tên lửa AIM-9A (cũng là lần thực chiến đầu tiên của tên lửa không đối không trên thế giới), diễn ra giữa không quân của Vùng lãnh thổ Đài Loan và Không quân Trung Quốc trên vùng eo biển Đài Loan, sát bờ biển tỉnh Phúc Kiến.
Ngày 24/9/1958, Trung Quốc đã tung 126 chiếc MiG-15 và MiG-17 tiên tiến hơn để đánh chặn 48 chiếc F-86 Sabre của Đài Loan. Khi đó, các cuộc không chiến thường đòi hỏi cự li bắn hiệu quả của pháo từ 200-250 mét, thì những chiếc F-86 đã tiêu diệt MiG-15 từ cự ly cách xa tới 3 km.
Các chiến đấu cơ F-86 đã phóng tên lửa AIM-9A bắn hạ 6 chiếc MiG-15 mà không bị mất máy bay nào. Trong trận không chiến đầu tiên, tên lửa không đối không đã chứng minh tính hiệu quả của nó; điều đó không chỉ khiến Trung Quốc mà cả Liên Xô khi đó bất ngờ.
Nhưng thành công này cũng phải trả giá đắt, khi một tên lửa AIM-9A đã bắn trúng một chiếc MiG-15, nhưng không phát nổ và nằm trong khung chiếc MiG-15. Sau khi máy bay hạ cánh, các kỹ sư Trung Quốc đã gỡ và tháo rời tên lửa và chuyển sang Liên Xô để nghiên cứu mô phỏng thiết kế.
Dựa vào quả tên lửa AIM-9 “bị xịt”, các kỹ sư Liên Xô đã sao chép thành công và tạo ra tên lửa tự dẫn của riêng mình; đó chính là tên lửa tầm ngắn Vympel K-13. Vympel K-13 được đưa vào trang bị trong Không quân Liên Xô vào năm 1960, 2 năm sau khi diễn ra trận thực chiến đầu tiên của loại tên lửa này.
Tổng cộng, đã có hơn 200 nghìn quả tên lửa AIM-9A, với nhiều phiên bản khác nhau của tên lửa này đã được sản xuất tại Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Quá trình nâng cấp AIM-9 bắt đầu từ cuối những năm 1980, nhằm đối phó với sự ra đời của tên lửa R-73 (AA-11 Archer) của Liên Xô khi đó.
Phiên bản AIM-9X là phiên bản mới nhất của tên lửa AIM-9 Sidewinder, đã cải thiện khả năng chống bẫy nhiệt của đối phương và nhờ phương pháp điều khiển véc tơ lực đẩy, nên khả năng cơ động cũng như độ phân giải của ma trận bộ tách sóng quang trên đầu dò tên lửa, nên tới 128×128 pixel và được tích hợp với màn hình gắn trên mũ lái JHMCS của phi công.
Một trong những tính năng ưu việt của tên lửa AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân. AIM-9X có chiều dài 3.000mm, đường kính 127mm m, sải cánh 440mm; trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km.
Hiện AIM-9X có các phiên bản Block I, Block II và Block III. Trong khi Block I chỉ được sản xuất giới hạn trong giai đoạn từ năm 2000-2003 thì Block II với một số cải tiến nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 2004 và trang bị cho cả đồng minh.
Phiên bản AIM-9X Block III bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 và dự kiến đi vào trang bị vào năm 2022, được trang bị động cơ mạnh hơn, tầm bắn tối đa lên tới 55 km; tuy nhiên hệ thống điện tử vẫn giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
Video toàn cảnh chiến đấu cơ F-22 của Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc.