Đầu tiên, cách thức an toàn và đơn giản nhất để Mỹ chia cắt tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chính là ném bom rải thảm nhằm ngăn chặn và hạn chế tuyến giao thông huyết mạch nối liền Bắc - Nam trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.Hàng loạt các loại máy bay ném bom chiến thuật và cả chiến lược đã được Không quân Mỹ và Không quân Hải quân Mỹ thực hiện để ném bom xuống các vị trí nghi ngờ có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy vắt qua. Nguồn ảnh: Wiki.Do hỏa lực phòng không Việt Nam không dày đặc ở khu vực này, Không quân Mỹ có thể tha hồ bắn phá mà ít có nguy cơ bị bắn hạ hơn so với việc thực hiện các nhiệm vụ tấn công ném bom ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Tube.Tuy nhiên, cây rừng quá rậm rạp và việc ném bom lại thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên hiệu quả của những vụ ném bom này được cho là kém, không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng quá ít tới cục diện chiến đấu ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.Để tăng cường hiệu quả hơn nữa, quân đội Mỹ đã tìm mọi cách để xác định chính xác các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh để có thể dùng một vệt bom chặn đứng được cả miền Bắc. Nguồn ảnh: USAF.Kết quả là các lực lượng đặc nhiệm đã được tung vào rừng Trường Sơn. Nhiệm vụ của lực lượng biệt kích Mỹ này đó là tìm kiếm các tuyến đường có bộ binh số lượng lớn di chuyển hoặc đường vận tải của ta để chỉ điểm tọa độ, gọi máy bay đánh phá. Nguồn ảnh: Glona.Những đơn vị biệt kích này thậm có còn tuyển cả những thanh niên dân tộc ở miền Nam Việt Nam. Với lợi thế thông thạo địa hình và biết rõ cách đi rừng, đây từng là đơn vị được Mỹ hy vọng sẽ trở thành "Bóng ma Trường Sơn" - cơn ác mộng với Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Đáng tiếc là phần lớn các tốp đặc nhiệm được cử đi thường không trở về và không thể tới được điểm hẹn. Cách thức này sau đó được Mỹ xác định là kém hiệu quả và tốn nhân lực hơn cả so với việc ném bom "tù mù" dựa vào không ảnh do thám. Nguồn ảnh: Virgi.Cuối cùng, cách thức được Mỹ sử dụng như một biên pháp công nghệ cao vượt trội nhằm tấn công đường mòn Hồ Chí Minh đó là sử dụng các loại "cây nhiệt đới" (thiết bị do thám điện tử), xây dựng hẳn một bức tường tàng hình mang tên "Hàng rào điện tử McNamara". Nguồn ảnh: Elecs.Các loại "cây nhiệt đới" này được ngụy trang giống y hệt cành cây hoặc cục đất, khúc gỗ mục. Bên trong chúng là các thiết bị điện tử đắt tiền, ghi nhận lại các rung động ở môi trường xung quanh và gửi về tổng hành dinh của Mỹ ở Đà Nẵng hoặc Sài Gòn. Từ những dữ liệu này, Mỹ sẽ dự đoán được tuyến đường của ta và cho máy bay tấn công. Nguồn ảnh: History.Đây đã từng được coi là cách thức vượt trội có khả năng "san bằng cục diện" của Mỹ và quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, "đời không như mơ" và Quân Giải phóng của ta thậm chí còn sử dụng cây nhiệt đới và máy bay Mỹ để... mở rộng đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: Forums.Cụ thể, phía ta chủ động vô hiệu hóa cây nhiệt đới tới khu vực cần phá núi, thông đường sau đó kích hoạt lại, tạo âm thanh giả để cây nhiệt đới thu thập lại và gửi về cho Mỹ. Chỉ vài phút sau, những tiêm kích của Mỹ sẽ thả bom... phá núi hộ bộ đội để mở ra những tuyến đường mới cho xe vận tải di chuyển. Nguồn ảnh: History. Mời độc giả xem Video: B-52 của Mỹ ném bom tấn công đường mòn Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, cách thức an toàn và đơn giản nhất để Mỹ chia cắt tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chính là ném bom rải thảm nhằm ngăn chặn và hạn chế tuyến giao thông huyết mạch nối liền Bắc - Nam trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.
Hàng loạt các loại máy bay ném bom chiến thuật và cả chiến lược đã được Không quân Mỹ và Không quân Hải quân Mỹ thực hiện để ném bom xuống các vị trí nghi ngờ có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy vắt qua. Nguồn ảnh: Wiki.
Do hỏa lực phòng không Việt Nam không dày đặc ở khu vực này, Không quân Mỹ có thể tha hồ bắn phá mà ít có nguy cơ bị bắn hạ hơn so với việc thực hiện các nhiệm vụ tấn công ném bom ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Tube.
Tuy nhiên, cây rừng quá rậm rạp và việc ném bom lại thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên hiệu quả của những vụ ném bom này được cho là kém, không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng quá ít tới cục diện chiến đấu ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Để tăng cường hiệu quả hơn nữa, quân đội Mỹ đã tìm mọi cách để xác định chính xác các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh để có thể dùng một vệt bom chặn đứng được cả miền Bắc. Nguồn ảnh: USAF.
Kết quả là các lực lượng đặc nhiệm đã được tung vào rừng Trường Sơn. Nhiệm vụ của lực lượng biệt kích Mỹ này đó là tìm kiếm các tuyến đường có bộ binh số lượng lớn di chuyển hoặc đường vận tải của ta để chỉ điểm tọa độ, gọi máy bay đánh phá. Nguồn ảnh: Glona.
Những đơn vị biệt kích này thậm có còn tuyển cả những thanh niên dân tộc ở miền Nam Việt Nam. Với lợi thế thông thạo địa hình và biết rõ cách đi rừng, đây từng là đơn vị được Mỹ hy vọng sẽ trở thành "Bóng ma Trường Sơn" - cơn ác mộng với Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Đáng tiếc là phần lớn các tốp đặc nhiệm được cử đi thường không trở về và không thể tới được điểm hẹn. Cách thức này sau đó được Mỹ xác định là kém hiệu quả và tốn nhân lực hơn cả so với việc ném bom "tù mù" dựa vào không ảnh do thám. Nguồn ảnh: Virgi.
Cuối cùng, cách thức được Mỹ sử dụng như một biên pháp công nghệ cao vượt trội nhằm tấn công đường mòn Hồ Chí Minh đó là sử dụng các loại "cây nhiệt đới" (thiết bị do thám điện tử), xây dựng hẳn một bức tường tàng hình mang tên "Hàng rào điện tử McNamara". Nguồn ảnh: Elecs.
Các loại "cây nhiệt đới" này được ngụy trang giống y hệt cành cây hoặc cục đất, khúc gỗ mục. Bên trong chúng là các thiết bị điện tử đắt tiền, ghi nhận lại các rung động ở môi trường xung quanh và gửi về tổng hành dinh của Mỹ ở Đà Nẵng hoặc Sài Gòn. Từ những dữ liệu này, Mỹ sẽ dự đoán được tuyến đường của ta và cho máy bay tấn công. Nguồn ảnh: History.
Đây đã từng được coi là cách thức vượt trội có khả năng "san bằng cục diện" của Mỹ và quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, "đời không như mơ" và Quân Giải phóng của ta thậm chí còn sử dụng cây nhiệt đới và máy bay Mỹ để... mở rộng đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: Forums.
Cụ thể, phía ta chủ động vô hiệu hóa cây nhiệt đới tới khu vực cần phá núi, thông đường sau đó kích hoạt lại, tạo âm thanh giả để cây nhiệt đới thu thập lại và gửi về cho Mỹ. Chỉ vài phút sau, những tiêm kích của Mỹ sẽ thả bom... phá núi hộ bộ đội để mở ra những tuyến đường mới cho xe vận tải di chuyển. Nguồn ảnh: History.
Mời độc giả xem Video: B-52 của Mỹ ném bom tấn công đường mòn Hồ Chí Minh.