Dòng máy bay ném bom cũ nhất mà Mỹ mang tới Việt Nam là loại máy bay ném bom tầm trung B-26 Marauder. Đây là loại máy bay được sản xuất từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với số lượng tổng cộng 5228 chiếc. Nguồn ảnh: Flickr.Mỗi máy bay ném bom B-26 được thiết kế để mang theo tối đa 1,8 tấn bom các loại. Tuy nhiên trong Chiến tranh Việt Nam, các máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ bay tuần thám ở vùng biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Các máy bay B-26 Marauder chỉ hoạt động đầu những năm 60 của thế kỷ trước - những năm "nhẹ nhàng nhất" với Không quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Tiếp theo là loại máy bay B-57 Canberra. Đây là loại máy bay ném bom tầm trung, được không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc và được sử dụng với số lượng rất hạn chế trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.Không quân Mỹ cùng những chiếc B-57 đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ ngày 15/4/1963, tức là trước khi bộ binh Mỹ đặt chân lên Việt Nam gần hai năm. Ban đầu, khi các cuộc chiến bắn phá miền Bắc chưa diễn ra, B-57 chỉ làm nhiệm vụ do thám trên không. Nguồn ảnh: Flickr.Tới khi cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bắt đầu, B-57 - với khả năng mang theo tối đa tới tấn bom và có khả năng mang theo cả bom nguyên tử là loại máy bay Không quân Mỹ thường xuyên sử dụng để đánh phá các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Tới hết chiến tranh, tổng cộng đã có 58 chiếc B-57 của Không quân Mỹ bị ta bắn hạ. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.Ra đời năm 1956, B-66 cũng là một trong những loại máy bay ném bom tầm trung (có tài liệu xếp vào hạng nhẹ) từng được Không quân Mỹ mang tới tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Phiên bản B-66 mà Mỹ gửi tới Việt Nam là loại RB-66C. Đây thực chất là loại máy bay được cải tiến, không còn thực hiện nhiệm vụ ném bom nữa mà chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thu thập sóng vô tuyến của phía ta - một loại máy bay do thám. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.Tổng cộng đã có khoảng 12 chiếc RB-66C nằm trong lực lượng Phi đoàn Do thám Chiến thuật số 42 từng được Mỹ gửi sang Việt Nam. Các máy bay này thường bay ở độ cao lớn, thu thập các tin tức tình báo của phía ta thông qua sóng radio nhưng được xem là kém hiệu quả. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.Xếp cuối cùng trong danh sách này là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam "pháo đài bay" B-52, ở thời điểm hiện tại B-52 vẫn là máy bay ném bom chủ lực của không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.Mỗi chiếc B-52 có thể mang được tới 30 tấn bom các loại, nhiều gấp hàng chục lần so với các loại máy bay dòng B kể trên. Đây cũng là loại máy bay mang được nhiều bom nhất mà Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.Chỉ tính riêng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, phía ta đã bắn hạ 34 máy bay B-52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ. Mỗi chiếc B-52 có trọng lượng rỗng là hơn 83 tấn, chỉ tính riêng 16 chiếc rơi tại chỗ, ta đã thu được "sơ sơ" hơn 1300 tấn nhôm. Nguồn ảnh: Vietnamconflict. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một máy bay được cho là B-52 bị quân và dân ta bắn rơi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Dòng máy bay ném bom cũ nhất mà Mỹ mang tới Việt Nam là loại máy bay ném bom tầm trung B-26 Marauder. Đây là loại máy bay được sản xuất từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với số lượng tổng cộng 5228 chiếc. Nguồn ảnh: Flickr.
Mỗi máy bay ném bom B-26 được thiết kế để mang theo tối đa 1,8 tấn bom các loại. Tuy nhiên trong Chiến tranh Việt Nam, các máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ bay tuần thám ở vùng biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Các máy bay B-26 Marauder chỉ hoạt động đầu những năm 60 của thế kỷ trước - những năm "nhẹ nhàng nhất" với Không quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Tiếp theo là loại máy bay B-57 Canberra. Đây là loại máy bay ném bom tầm trung, được không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc và được sử dụng với số lượng rất hạn chế trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Không quân Mỹ cùng những chiếc B-57 đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ ngày 15/4/1963, tức là trước khi bộ binh Mỹ đặt chân lên Việt Nam gần hai năm. Ban đầu, khi các cuộc chiến bắn phá miền Bắc chưa diễn ra, B-57 chỉ làm nhiệm vụ do thám trên không. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới khi cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bắt đầu, B-57 - với khả năng mang theo tối đa tới tấn bom và có khả năng mang theo cả bom nguyên tử là loại máy bay Không quân Mỹ thường xuyên sử dụng để đánh phá các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Tới hết chiến tranh, tổng cộng đã có 58 chiếc B-57 của Không quân Mỹ bị ta bắn hạ. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Ra đời năm 1956, B-66 cũng là một trong những loại máy bay ném bom tầm trung (có tài liệu xếp vào hạng nhẹ) từng được Không quân Mỹ mang tới tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Phiên bản B-66 mà Mỹ gửi tới Việt Nam là loại RB-66C. Đây thực chất là loại máy bay được cải tiến, không còn thực hiện nhiệm vụ ném bom nữa mà chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thu thập sóng vô tuyến của phía ta - một loại máy bay do thám. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Tổng cộng đã có khoảng 12 chiếc RB-66C nằm trong lực lượng Phi đoàn Do thám Chiến thuật số 42 từng được Mỹ gửi sang Việt Nam. Các máy bay này thường bay ở độ cao lớn, thu thập các tin tức tình báo của phía ta thông qua sóng radio nhưng được xem là kém hiệu quả. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Xếp cuối cùng trong danh sách này là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam "pháo đài bay" B-52, ở thời điểm hiện tại B-52 vẫn là máy bay ném bom chủ lực của không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Mỗi chiếc B-52 có thể mang được tới 30 tấn bom các loại, nhiều gấp hàng chục lần so với các loại máy bay dòng B kể trên. Đây cũng là loại máy bay mang được nhiều bom nhất mà Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Chỉ tính riêng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, phía ta đã bắn hạ 34 máy bay B-52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ. Mỗi chiếc B-52 có trọng lượng rỗng là hơn 83 tấn, chỉ tính riêng 16 chiếc rơi tại chỗ, ta đã thu được "sơ sơ" hơn 1300 tấn nhôm. Nguồn ảnh: Vietnamconflict.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một máy bay được cho là B-52 bị quân và dân ta bắn rơi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.