Bất cứ loại máy bay nào khi chế tạo đều có mục đích sử dụng, với chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc, từ đặc điểm cấu tạo, đã phán đoán rõ nhiệm vụ của nó là tiêu diệt toàn bộ loại máy bay bảo đảm của Không quân Mỹ hoạt động phía sau đội hình máy bay chiến đấu. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: SinaTrong chiến đấu, J-20 có khả năng vượt qua chiến trường phức tạp trên không và lao về phía tây Thái Bình Dương. Tại đó, J-20 sẽ "tìm- diệt" các máy bay tiếp dầu trên không, máy bay trinh sát và máy bay cảnh báo sớm mà các loại máy bay chiến đấu của Mỹ và các đồng minh dựa vào; và đây là những lực lượng chiếm ưu thế nhất của quân đội Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: SinaTuy nhiên tính năng tàng hình của J-20 không được ưu việt như F-22 của Mỹ, nên vẫn có thể bị phát hiện. Cùng với đó là mức giá đắt đỏ, có thể khiến số lượng J-20 không có nhiều. Trong không chiến trực diện, J-20 có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Ảnh: Máy bay F-22 Raptor - Nguồn: Wikipedia.Justin Bronk, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia ở London (Anh), đã coi J-20 là "cốt lõi của quá trình hiện đại hóa PLA". Ông phán đoán rằng, hiện nay Trung Quốc có khoảng 50 chiếc J-20, và sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai; đồng thời, J-20 sẽ trải qua một số nâng cấp nhất định. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaTrong một báo cáo, Bronk viết: J-20 là loại máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhất hiện nay đang được sản xuất và bay thử nghiệm. Máy bay này có dung tích nhiên liệu bên trong rất ấn tượng và có thể được mang theo 4 bình nhiên liệu bên ngoài giá treo trên cánh, và vứt bỏ sau khi sử dụng. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: SinaVới lượng nhiên liệu dồi dào, sẽ giúp J-20 có thể hoạt động như một máy bay đánh chặn tầm xa, đủ sức tấn công đội hình máy bay tiếp dầu của Mỹ và các máy bay tình báo, giám sát và trinh sát khác ở xa đất liền. Ảnh: Máy bay tiếp dầu C-130J của Mỹ - Nguồn: SinaNhững chiếc máy bay trên có vai trò cực kỳ quan trọng và một khi bị tấn công sẽ là nguy cơ lớn đối với quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ chủ yếu dựa vào tiếp nhiên liệu trên không, và Không quân Trung Quốc có thể chặn đường các loại máy bay này của Mỹ từ xa. Ảnh: Máy bay C-130J tiếp dầu cho F-22 - Nguồn: Không quân Mỹ.Bronk cho rằng J-20 vẫn còn một số tồn tại trong thiết kế, máy bay này nặng nề và kém linh hoạt, chi phí chế tạo và bảo dưỡng sẽ cao hơn, và hoàn toàn không thể so sánh với sự nhanh nhẹn của F-22. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20. Nguồn: SinaDo thiếu kinh nghiệm và hạn chế về công nghệ, nên các nhà thiết kế của J-20 đã tập trung vào khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu ở phía trước mũi. J-20 có đặc điểm là bố trí theo kiểu cánh vịt, đây là một thiết kế không lý tưởng dưới góc độ tàng hình. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: SinaMột số lô J-20 đầu tiên sử dụng động cơ dòng AL-31 của Nga, có vòi phun kiểu răng cưa. Những động cơ này có lực đẩy không lớn, nên máy bay không thể bay được ở chế độ siêu hành trình, mà còn làm tăng diện tích phản xạ radar khi đối phương quan sát J-20 từ phía sau, trên cao hoặc bên dưới. Ảnh: Động cơ AL-31. Nguồn: TopwarVới sự ra đời của J-20, PLA dường như đang triển khai loại máy bay chiến đấu này để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Theo phân tích của Bronk, J-20 có mặt cắt phản xạ radar đủ nhỏ, để khó bị phát hiện trong các cuộc xung đột gần không phận Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: SinaTrong trường hợp này, vùng trời tác chiến sẽ có hàng trăm máy bay chiến đấu và tên lửa không tàng hình, cũng như môi trường tác chiến điện tử dày đặc. Trong bối cảnh hỗn loạn như vậy, việc J-20 trang bị tên lửa PL-15 tầm xa, sẽ là mối đe dọa đối với quân đội Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: SinaVới tiềm lực hiện tại của Trung Quốc, J-20 đã đạt được sự cân bằng hợp lý về chi phí, độ phức tạp trong thiết kế và hiệu suất tàng hình. Mối đe dọa mà chiếc máy bay này gây ra đối với máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát và máy bay cảnh báo sớm của Mỹ có thể buộc quân đội Mỹ phải có những hành động "chăm sóc" đặc biệt với J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: SinaTrong các trận không chiến lớn ở các vùng ven biển của Trung Quốc, quân đội Mỹ có thể sử dụng F-22 hoặc các máy bay chiến đấu hiệu suất cao khác để bảo vệ máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm, chỉ huy phía sau. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-22. Nguồn: SinaVới radar mạnh hơn, chiến đấu cơ F-22 của Mỹ có thể phát hiện ra J-20 từ bên hông hoặc phía sau, cơ động phía sau J-20 và đánh chặn nó. Bằng cách này, chỉ một vài trận đánh, Không quân Mỹ có thể làm suy yếu mối đe dọa từ J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-22. Nguồn: SinaTuy nhiên, chỉ huy Không quân Mỹ cũng nhận thấy tầm bay của F-22 là không đủ. Sau khi F-22 cất cánh từ căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản hoặc các căn cứ xa hơn của các đồng minh khác, nó phải phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu trên không hỗ trợ. Ảnh: Máy bay KC-130 tiếp dầu cho F-35. Nguồn: SinaNhưng chính những chiếc máy bay tiếp dầu này lại là mục tiêu của J-20. Nếu J-20 bắn hạ thành công máy bay tiếp dầu, nó tương đương với việc bắn hạ những chiếc F-22, vì lúc này những chiếc F-22 không còn đủ nhiên liệu để trở về căn cứ. Ảnh: Máy bay tiếp dầu KC-130 của Không quân Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ. Video Trung Quốc sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình J-20B - Nguồn: QPVN
Bất cứ loại máy bay nào khi chế tạo đều có mục đích sử dụng, với chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc, từ đặc điểm cấu tạo, đã phán đoán rõ nhiệm vụ của nó là tiêu diệt toàn bộ loại máy bay bảo đảm của Không quân Mỹ hoạt động phía sau đội hình máy bay chiến đấu. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Sina
Trong chiến đấu, J-20 có khả năng vượt qua chiến trường phức tạp trên không và lao về phía tây Thái Bình Dương. Tại đó, J-20 sẽ "tìm- diệt" các máy bay tiếp dầu trên không, máy bay trinh sát và máy bay cảnh báo sớm mà các loại máy bay chiến đấu của Mỹ và các đồng minh dựa vào; và đây là những lực lượng chiếm ưu thế nhất của quân đội Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Sina
Tuy nhiên tính năng tàng hình của J-20 không được ưu việt như F-22 của Mỹ, nên vẫn có thể bị phát hiện. Cùng với đó là mức giá đắt đỏ, có thể khiến số lượng J-20 không có nhiều. Trong không chiến trực diện, J-20 có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Ảnh: Máy bay F-22 Raptor - Nguồn: Wikipedia.
Justin Bronk, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia ở London (Anh), đã coi J-20 là "cốt lõi của quá trình hiện đại hóa PLA". Ông phán đoán rằng, hiện nay Trung Quốc có khoảng 50 chiếc J-20, và sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai; đồng thời, J-20 sẽ trải qua một số nâng cấp nhất định. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Trong một báo cáo, Bronk viết: J-20 là loại máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhất hiện nay đang được sản xuất và bay thử nghiệm. Máy bay này có dung tích nhiên liệu bên trong rất ấn tượng và có thể được mang theo 4 bình nhiên liệu bên ngoài giá treo trên cánh, và vứt bỏ sau khi sử dụng. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Sina
Với lượng nhiên liệu dồi dào, sẽ giúp J-20 có thể hoạt động như một máy bay đánh chặn tầm xa, đủ sức tấn công đội hình máy bay tiếp dầu của Mỹ và các máy bay tình báo, giám sát và trinh sát khác ở xa đất liền. Ảnh: Máy bay tiếp dầu C-130J của Mỹ - Nguồn: Sina
Những chiếc máy bay trên có vai trò cực kỳ quan trọng và một khi bị tấn công sẽ là nguy cơ lớn đối với quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ chủ yếu dựa vào tiếp nhiên liệu trên không, và Không quân Trung Quốc có thể chặn đường các loại máy bay này của Mỹ từ xa. Ảnh: Máy bay C-130J tiếp dầu cho F-22 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Bronk cho rằng J-20 vẫn còn một số tồn tại trong thiết kế, máy bay này nặng nề và kém linh hoạt, chi phí chế tạo và bảo dưỡng sẽ cao hơn, và hoàn toàn không thể so sánh với sự nhanh nhẹn của F-22. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20. Nguồn: Sina
Do thiếu kinh nghiệm và hạn chế về công nghệ, nên các nhà thiết kế của J-20 đã tập trung vào khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu ở phía trước mũi. J-20 có đặc điểm là bố trí theo kiểu cánh vịt, đây là một thiết kế không lý tưởng dưới góc độ tàng hình. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Sina
Một số lô J-20 đầu tiên sử dụng động cơ dòng AL-31 của Nga, có vòi phun kiểu răng cưa. Những động cơ này có lực đẩy không lớn, nên máy bay không thể bay được ở chế độ siêu hành trình, mà còn làm tăng diện tích phản xạ radar khi đối phương quan sát J-20 từ phía sau, trên cao hoặc bên dưới. Ảnh: Động cơ AL-31. Nguồn: Topwar
Với sự ra đời của J-20, PLA dường như đang triển khai loại máy bay chiến đấu này để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Theo phân tích của Bronk, J-20 có mặt cắt phản xạ radar đủ nhỏ, để khó bị phát hiện trong các cuộc xung đột gần không phận Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Sina
Trong trường hợp này, vùng trời tác chiến sẽ có hàng trăm máy bay chiến đấu và tên lửa không tàng hình, cũng như môi trường tác chiến điện tử dày đặc. Trong bối cảnh hỗn loạn như vậy, việc J-20 trang bị tên lửa PL-15 tầm xa, sẽ là mối đe dọa đối với quân đội Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Sina
Với tiềm lực hiện tại của Trung Quốc, J-20 đã đạt được sự cân bằng hợp lý về chi phí, độ phức tạp trong thiết kế và hiệu suất tàng hình. Mối đe dọa mà chiếc máy bay này gây ra đối với máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát và máy bay cảnh báo sớm của Mỹ có thể buộc quân đội Mỹ phải có những hành động "chăm sóc" đặc biệt với J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Sina
Trong các trận không chiến lớn ở các vùng ven biển của Trung Quốc, quân đội Mỹ có thể sử dụng F-22 hoặc các máy bay chiến đấu hiệu suất cao khác để bảo vệ máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm, chỉ huy phía sau. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-22. Nguồn: Sina
Với radar mạnh hơn, chiến đấu cơ F-22 của Mỹ có thể phát hiện ra J-20 từ bên hông hoặc phía sau, cơ động phía sau J-20 và đánh chặn nó. Bằng cách này, chỉ một vài trận đánh, Không quân Mỹ có thể làm suy yếu mối đe dọa từ J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-22. Nguồn: Sina
Tuy nhiên, chỉ huy Không quân Mỹ cũng nhận thấy tầm bay của F-22 là không đủ. Sau khi F-22 cất cánh từ căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản hoặc các căn cứ xa hơn của các đồng minh khác, nó phải phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu trên không hỗ trợ. Ảnh: Máy bay KC-130 tiếp dầu cho F-35. Nguồn: Sina
Nhưng chính những chiếc máy bay tiếp dầu này lại là mục tiêu của J-20. Nếu J-20 bắn hạ thành công máy bay tiếp dầu, nó tương đương với việc bắn hạ những chiếc F-22, vì lúc này những chiếc F-22 không còn đủ nhiên liệu để trở về căn cứ. Ảnh: Máy bay tiếp dầu KC-130 của Không quân Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.
Video Trung Quốc sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình J-20B - Nguồn: QPVN