Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đường không, đào tạo giáo viên huấn luyện dù TKCN, huấn luyện nhảy dù…là một số nhiệm vụ quan trọng trong các nhiệm vụ của Trung tâm Quốc gia huấn luyện Tìm kiếm Cứu nạn đường không (Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không- Không quân). Hình ảnh cán bộ chiến sĩ của Trung tâm TKCN gấp dù cá nhân, để có thể nhảy dù an toàn, đòi hỏi người nhảy dù phải thận trọng, tỉ mỉ ngay từ khâu gấp dù, với quy định "2 người gấp, 1 người giám sát, kiểm tra".Chỉ cần 1 sai sót nhỏ trong quá trình gấp dù là có thể phát sinh những bất trắc như dù không mở hoặc không mở hết hay mở chậm...Nhân viên gấp vòm dù của một chiếc dù loại UT15. Đây là dù dành cho vận động viên có trình độ nhảy dù cao.Mỗi lần gấp dù luôn được coi là một lần sĩ quan, nhân viên dù rèn luyện sự thận trọng, tỉ mỷ cũng như kỹ năng thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.Công đoạn luồn dây......và chuẩn bị dù mồi trong quá trình gấp dù.Sau khi chiếc dù được gấp gọn gàng là công đoạn vào dù.Khi công đoạn gấp dù hoàn tất chính là lúc chiếc dù đã nằm gọn gàng trong "ba lô".Khi nhảy, chiếc "ba lô" này sẽ được người nhảy dù khoác sau vai, với hệ thống móc, khóa vô cùng chắc chắn.Tại khu luyện tập thực hành của Trung tâm, có một chiếc máy bay An-2 được tháo cánh, phục vụ cho lính dù huấn luyện động tác ra máy bay.Thiếu tá Cao Sĩ Viên, Đội trưởng Đội TKCN đường không 2 (Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường không) thực hiện động tác ra máy bay mẫu.Đội trưởng Đội TKCN đường không 2 hướng dẫn tỉ mỉ tư thế, động tác ra máy bay cho một nhân viên dù.Bên trong khoang máy bay An-2 trong giai đoạn huấn luyện phương pháp ra máy bay.Nếu động tác ra máy bay chuẩn xác, người nhảy dù sẽ thuận lợi khi thực hiện những động tác tiếp theo trong quá trình nhảy dù.Khi nhảy dù, động tác tiếp đất cũng rất quan trọng, nó quyết định đến sự an toàn của người nhảy dù. Bởi thế, nội dung huấn luyện tiếp đất cũng được các sĩ quan, nhân viên dù của Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường không đặc biệt coi trọng.
Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đường không, đào tạo giáo viên huấn luyện dù TKCN, huấn luyện nhảy dù…là một số nhiệm vụ quan trọng trong các nhiệm vụ của Trung tâm Quốc gia huấn luyện Tìm kiếm Cứu nạn đường không (Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không- Không quân). Hình ảnh cán bộ chiến sĩ của Trung tâm TKCN gấp dù cá nhân, để có thể nhảy dù an toàn, đòi hỏi người nhảy dù phải thận trọng, tỉ mỉ ngay từ khâu gấp dù, với quy định "2 người gấp, 1 người giám sát, kiểm tra".
Chỉ cần 1 sai sót nhỏ trong quá trình gấp dù là có thể phát sinh những bất trắc như dù không mở hoặc không mở hết hay mở chậm...
Nhân viên gấp vòm dù của một chiếc dù loại UT15. Đây là dù dành cho vận động viên có trình độ nhảy dù cao.
Mỗi lần gấp dù luôn được coi là một lần sĩ quan, nhân viên dù rèn luyện sự thận trọng, tỉ mỷ cũng như kỹ năng thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.
Công đoạn luồn dây...
...và chuẩn bị dù mồi trong quá trình gấp dù.
Sau khi chiếc dù được gấp gọn gàng là công đoạn vào dù.
Khi công đoạn gấp dù hoàn tất chính là lúc chiếc dù đã nằm gọn gàng trong "ba lô".
Khi nhảy, chiếc "ba lô" này sẽ được người nhảy dù khoác sau vai, với hệ thống móc, khóa vô cùng chắc chắn.
Tại khu luyện tập thực hành của Trung tâm, có một chiếc máy bay An-2 được tháo cánh, phục vụ cho lính dù huấn luyện động tác ra máy bay.
Thiếu tá Cao Sĩ Viên, Đội trưởng Đội TKCN đường không 2 (Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường không) thực hiện động tác ra máy bay mẫu.
Đội trưởng Đội TKCN đường không 2 hướng dẫn tỉ mỉ tư thế, động tác ra máy bay cho một nhân viên dù.
Bên trong khoang máy bay An-2 trong giai đoạn huấn luyện phương pháp ra máy bay.
Nếu động tác ra máy bay chuẩn xác, người nhảy dù sẽ thuận lợi khi thực hiện những động tác tiếp theo trong quá trình nhảy dù.
Khi nhảy dù, động tác tiếp đất cũng rất quan trọng, nó quyết định đến sự an toàn của người nhảy dù. Bởi thế, nội dung huấn luyện tiếp đất cũng được các sĩ quan, nhân viên dù của Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường không đặc biệt coi trọng.