Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh được xem như những "tử thần" ẩn náu trong lòng đất. Chúng không chỉ âm thầm "ám sát" đất đai mà còn có thể phát nổ, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Hiện nay, những địa phương có số lượng bom, mìn, vật nổ được phát hiện nhiều là Bến Tre, Cà Mau, TP Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp.Tuy bên ngoài đã gỉ sét nhưng bom, đạn có thể phát nổ nếu bị tác động không đúng quy trình kỹ thuật.Để khắc phục hậu quả của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những năm qua các đơn vị chuyên trách thuộc Quân khu 9, đặc biệt là Lữ đoàn Công binh 25 đã vào cuộc quyết liệt và thực hiện đạt hiệu quả cao. "Tử thần" trong lòng đất đã và đang từng bước được khắc chế.Thu gom, xử lý bom mìn là nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người lính công binh phải có ý chí, bản lĩnh vững vàng.Một quả bom đang đưa ra khỏi lòng đất an toàn.Trên một số tuyến sông của TP Cần Thơ, bom còn được phát hiện ngay bên cạnh các công trình dân sinh.Ở những vùng quê thanh bình, thỉnh thoảng "tử thần" lại lộ diện trong lúc người dân cải tạo đất đai.Trong ảnh, Bộ đội công binh Quân khu 9 phát hiện, thu gom bom mìn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Đưa thành công đầu đạn pháo lên bờ.Từ năm 2010 đến nay, Lữ đoàn Công binh 25 thu gom, xử lý hủy nổ hơn 200 tấn bom mìn, đạn pháo các loại, trả lại sự sống cho vùng đất bị ô nhiễm, bảo đảm an toàn cho người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Ảnh: Hủy nổ là khâu cuối trong quy trình phát hiện, thu gom, xử lý bom mìn, đạn pháo các loại, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh được xem như những "tử thần" ẩn náu trong lòng đất. Chúng không chỉ âm thầm "ám sát" đất đai mà còn có thể phát nổ, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Hiện nay, những địa phương có số lượng bom, mìn, vật nổ được phát hiện nhiều là Bến Tre, Cà Mau, TP Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp.
Tuy bên ngoài đã gỉ sét nhưng bom, đạn có thể phát nổ nếu bị tác động không đúng quy trình kỹ thuật.
Để khắc phục hậu quả của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những năm qua các đơn vị chuyên trách thuộc Quân khu 9, đặc biệt là Lữ đoàn Công binh 25 đã vào cuộc quyết liệt và thực hiện đạt hiệu quả cao. "Tử thần" trong lòng đất đã và đang từng bước được khắc chế.
Thu gom, xử lý bom mìn là nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người lính công binh phải có ý chí, bản lĩnh vững vàng.
Một quả bom đang đưa ra khỏi lòng đất an toàn.
Trên một số tuyến sông của TP Cần Thơ, bom còn được phát hiện ngay bên cạnh các công trình dân sinh.
Ở những vùng quê thanh bình, thỉnh thoảng "tử thần" lại lộ diện trong lúc người dân cải tạo đất đai.
Trong ảnh, Bộ đội công binh Quân khu 9 phát hiện, thu gom bom mìn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đưa thành công đầu đạn pháo lên bờ.
Từ năm 2010 đến nay, Lữ đoàn Công binh 25 thu gom, xử lý hủy nổ hơn 200 tấn bom mìn, đạn pháo các loại, trả lại sự sống cho vùng đất bị ô nhiễm, bảo đảm an toàn cho người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Ảnh: Hủy nổ là khâu cuối trong quy trình phát hiện, thu gom, xử lý bom mìn, đạn pháo các loại, bảo đảm an toàn tuyệt đối.