Truyền thông quốc tế dẫn lời từ các nguồn thạo tin cho biết, các binh lính tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc thường xuyên gặp vấn đề tâm lý sau các chuyến tuần tra biển.Điều đặc biệt là nhóm thủy thủ tàu ngầm làm nhiệm vụ ở khu vực biển Đông có tỷ lệ gặp vấn đề tâm lý cao hơn hẳn so với các nhóm thủy thủ tàu ngầm ở các vùng biển khác.Các nguồn thạo tin cũng chỉ ra một báo cáo cho thấy, 108 thủy thủ trên tổng số 511 người tham gia khảo sát có dấu hiệu mắc các hội chưng tâm lý, hoặc tổn thương tinh thần.Tỷ lệ này là cao hơn hẳn so với các lực lượng khác trong quân đội Trung Quốc.Nhiều người tin rằng, việc tuần tra ở khu vực biển Đông dẫn đến nhiều căng thẳng tâm lý liên tục kéo dài, gián tiếp khiến thủy thủ tàu ngầm của Trung Quốc bị tổn thương tinh thần.Ngoài ra, thủy thủ tàu ngầm vốn dĩ là một lực lượng dễ bị ảnh hưởng tâm lý do thường xuyên hoạt động trong môi trường kín, chật chội và ẩm thấp.Đây cũng là lý do mà trợ cấp của lính tàu ngầm thường cao hơn nhiều so với các lực lượng khác, kể cả các phi công lái tiêm kích chiến đấu.Ngoài ra, yêu cầu thể chất của lính tàu ngầm cũng cao hơn hẳn so với các lực lượng khác trong quân đội, đặc biệt là yếu tố tâm lý luôn được ưu tiên hàng đầu.Kinh nghiệm của Hải quân Mỹ cho thấy, lực lượng hải quân thường rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý do thường xuyên phải làm nhiệm vụ dài ngày trên biển, phải xa nhà và không có liên lạc với người thân.Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Hải quân Mỹ đã đưa các nhà tâm lý học lên tàu sân bay để làm nhiệm vụ trấn an cho các thủy thủ trẻ tuổi xa nhà.Các tổn thương về tâm lý của người lính thường rất khó nhận ra, tuy nhiên có thể dẫn tới hậu quả nặng nề, khiến người lính không hoàn thành được nhiệm vụ hoặc thậm chí dẫn tới tình trạng trầm cảm, tự tử.Đã từng ghi nhận không ít trường hợp người lính trong tình trạng tâm lý không ổn định đã đưa ra quyết định ảnh hưởng tới tính mạng của đồng đội mình.Nhằm ổn định tâm lý cho người lính, đặc biệt là lính tàu ngầm, các tàu ngầm hiện đại của Liên Xô trước đây luôn được bố trí "khu vui chơi giải trí" bên trong tàu, thậm chí có cả bể bơi, phòng xông hơi.Hải quân Trung Quốc hiện vẫn đang trong quá trình chạy đua vũ trang trên biển với Mỹ, thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng trong tương lai không xa, số tàu chiến của Trung Quốc sẽ vượt qua số tàu của Hải quân Mỹ hiện tại.Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Trung Quốc lại có ít kinh nghiệm, điều này khiến cho các sĩ quan cấp cao của nước này phải đau đầu tìm cách đối phó cho các vấn đề phát sinh trong quá trình "bành trướng" lực lượng. Nguồn: Sina. Cận cảnh lực lượng tàu ngầm Trung Quốc thử nghiệm vũ khí nóng trên biển.
Truyền thông quốc tế dẫn lời từ các nguồn thạo tin cho biết, các binh lính tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc thường xuyên gặp vấn đề tâm lý sau các chuyến tuần tra biển.
Điều đặc biệt là nhóm thủy thủ tàu ngầm làm nhiệm vụ ở khu vực biển Đông có tỷ lệ gặp vấn đề tâm lý cao hơn hẳn so với các nhóm thủy thủ tàu ngầm ở các vùng biển khác.
Các nguồn thạo tin cũng chỉ ra một báo cáo cho thấy, 108 thủy thủ trên tổng số 511 người tham gia khảo sát có dấu hiệu mắc các hội chưng tâm lý, hoặc tổn thương tinh thần.
Tỷ lệ này là cao hơn hẳn so với các lực lượng khác trong quân đội Trung Quốc.
Nhiều người tin rằng, việc tuần tra ở khu vực biển Đông dẫn đến nhiều căng thẳng tâm lý liên tục kéo dài, gián tiếp khiến thủy thủ tàu ngầm của Trung Quốc bị tổn thương tinh thần.
Ngoài ra, thủy thủ tàu ngầm vốn dĩ là một lực lượng dễ bị ảnh hưởng tâm lý do thường xuyên hoạt động trong môi trường kín, chật chội và ẩm thấp.
Đây cũng là lý do mà trợ cấp của lính tàu ngầm thường cao hơn nhiều so với các lực lượng khác, kể cả các phi công lái tiêm kích chiến đấu.
Ngoài ra, yêu cầu thể chất của lính tàu ngầm cũng cao hơn hẳn so với các lực lượng khác trong quân đội, đặc biệt là yếu tố tâm lý luôn được ưu tiên hàng đầu.
Kinh nghiệm của Hải quân Mỹ cho thấy, lực lượng hải quân thường rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý do thường xuyên phải làm nhiệm vụ dài ngày trên biển, phải xa nhà và không có liên lạc với người thân.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Hải quân Mỹ đã đưa các nhà tâm lý học lên tàu sân bay để làm nhiệm vụ trấn an cho các thủy thủ trẻ tuổi xa nhà.
Các tổn thương về tâm lý của người lính thường rất khó nhận ra, tuy nhiên có thể dẫn tới hậu quả nặng nề, khiến người lính không hoàn thành được nhiệm vụ hoặc thậm chí dẫn tới tình trạng trầm cảm, tự tử.
Đã từng ghi nhận không ít trường hợp người lính trong tình trạng tâm lý không ổn định đã đưa ra quyết định ảnh hưởng tới tính mạng của đồng đội mình.
Nhằm ổn định tâm lý cho người lính, đặc biệt là lính tàu ngầm, các tàu ngầm hiện đại của Liên Xô trước đây luôn được bố trí "khu vui chơi giải trí" bên trong tàu, thậm chí có cả bể bơi, phòng xông hơi.
Hải quân Trung Quốc hiện vẫn đang trong quá trình chạy đua vũ trang trên biển với Mỹ, thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng trong tương lai không xa, số tàu chiến của Trung Quốc sẽ vượt qua số tàu của Hải quân Mỹ hiện tại.
Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Trung Quốc lại có ít kinh nghiệm, điều này khiến cho các sĩ quan cấp cao của nước này phải đau đầu tìm cách đối phó cho các vấn đề phát sinh trong quá trình "bành trướng" lực lượng. Nguồn: Sina.
Cận cảnh lực lượng tàu ngầm Trung Quốc thử nghiệm vũ khí nóng trên biển.