Trong thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều thông tin dự báo về việc Iran sẽ tranh thủ mua số lượng lớn tiêm kích Su-35 cũng như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 do Nga sản xuất, sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với họ hết hiệu lực.Nhu cầu của Iran đối với vũ khí Nga càng trở nên cấp thiết khi nước Cộng hòa Hồi giáo đối diện nguy cơ bị Mỹ và Israel phối hợp mở cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm xóa sổ các cơ sở làm giàu Uranium của nước này.Hiện tại lực lượng không quân Iran có trong trang bị chủ yếu là tiêm kích do Mỹ chế tạo với tuổi đời đã trên 40 năm, cho dù đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu nhưng tính năng kỹ chiến thuật vẫn không thể so sánh với tiêm kích hiện đại.Lực lượng phòng không Iran mặc dù ở tình trạng khá hơn khi có trong biên chế các tổ hợp phòng không S-300PMU-2, Tor-M1 cùng nhiều hệ thống tên lửa nội địa nhưng rõ ràng Tehran vẫn cần bổ sung vũ khí trong trường hợp đối đầu kẻ địch mạnh vượt trội.Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi được biết là mặc dù các lệnh trừng phạt cấm nước Cộng hòa Hồi giáo mua vũ khí đã chính thức được dỡ bỏ từ năm ngoái nhưng tình hình vẫn chẳng có bước thay đổi lớn nào.Trái với những thông tin được đăng tải trước đây về ý định mua hệ thống phòng không tầm xa và máy bay chiến đấu đa năng do Nga sản xuất, Tehran không tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào như vậy với Moskva.Theo nguồn tin của trang Avia-pro, cho đến nay vẫn chưa có thỏa thuận nào giữa Nga và Iran về việc cung cấp vũ khí cho nước Cộng hòa Hồi giáo, tuy nhiên trong lúc đó tờ Sina lại đưa tin, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể sẽ nhanh chân thay thế Nga.Một hợp đồng quy mô lớn với Iran về việc cung cấp máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không của Trung Quốc cho đất nước Trung Đông này có thể sẽ diễn ra, bởi hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh với Tehran cũng rất khăng khít.Vũ khí Trung Quốc ngoài yếu tố có giá thành rẻ hơn Nga thì theo giới phân tích, Tehran đang tỏ ra lo ngại thỏa thuận hợp tác giữa Moskva và Tel Aviv, khiến Israel nắm được bí mật vũ khí xuất khẩu.Iran hẳn chưa quên việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir đã thực hiện chuyến bay trinh sát ngay trên đầu các cơ sở hạt nhân của họ hồi năm 2018 mà hệ thống phòng không S-300PMU-2 chẳng thể phát hiện.Khi đó đã có nhiều ý kiến cho rằng Nga tiết lộ cho Israel tham số mật của radar S-300 xuất khẩu sang Iran để đổi lấy công nghệ máy bay không người lái, bên cạnh đó không thể phủ nhận việc Moskva đạt thỏa thuận với Tel Aviv để họ tự do tấn công lực lượng vũ trang của Tehran tại Syria.Cho đến nay, vẫn chưa biết chắc chắn loại máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không tầm xa nào của Trung Quốc đang thu hút Iran, tuy nhiên trước đó có thông tin không quân Iran sẽ bổ sung thêm một phi đội gồm 24 tiêm kích J-10C.Với chi phí hiện tại của một máy bay chiến đấu tiên tiến do Trung Quốc sản xuất, cho thấy rằng tổng số tiền của hợp đồng sẽ vào khoảng 1 -1,5 tỷ USD, giá trị sẽ còn tăng lên nếu Iran mua kèm hệ thống phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9).Những tranh chấp quyền lợi giữa Nga và Iran tại Syria, cùng với các bước đi kiềm chế lẫn nhau đang tạo ra trở ngại chính cho việc vũ khí tối tân của Moskva tới Tehran.
Trong thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều thông tin dự báo về việc Iran sẽ tranh thủ mua số lượng lớn tiêm kích Su-35 cũng như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 do Nga sản xuất, sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với họ hết hiệu lực.
Nhu cầu của Iran đối với vũ khí Nga càng trở nên cấp thiết khi nước Cộng hòa Hồi giáo đối diện nguy cơ bị Mỹ và Israel phối hợp mở cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm xóa sổ các cơ sở làm giàu Uranium của nước này.
Hiện tại lực lượng không quân Iran có trong trang bị chủ yếu là tiêm kích do Mỹ chế tạo với tuổi đời đã trên 40 năm, cho dù đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu nhưng tính năng kỹ chiến thuật vẫn không thể so sánh với tiêm kích hiện đại.
Lực lượng phòng không Iran mặc dù ở tình trạng khá hơn khi có trong biên chế các tổ hợp phòng không S-300PMU-2, Tor-M1 cùng nhiều hệ thống tên lửa nội địa nhưng rõ ràng Tehran vẫn cần bổ sung vũ khí trong trường hợp đối đầu kẻ địch mạnh vượt trội.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi được biết là mặc dù các lệnh trừng phạt cấm nước Cộng hòa Hồi giáo mua vũ khí đã chính thức được dỡ bỏ từ năm ngoái nhưng tình hình vẫn chẳng có bước thay đổi lớn nào.
Trái với những thông tin được đăng tải trước đây về ý định mua hệ thống phòng không tầm xa và máy bay chiến đấu đa năng do Nga sản xuất, Tehran không tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào như vậy với Moskva.
Theo nguồn tin của trang Avia-pro, cho đến nay vẫn chưa có thỏa thuận nào giữa Nga và Iran về việc cung cấp vũ khí cho nước Cộng hòa Hồi giáo, tuy nhiên trong lúc đó tờ Sina lại đưa tin, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể sẽ nhanh chân thay thế Nga.
Một hợp đồng quy mô lớn với Iran về việc cung cấp máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không của Trung Quốc cho đất nước Trung Đông này có thể sẽ diễn ra, bởi hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh với Tehran cũng rất khăng khít.
Vũ khí Trung Quốc ngoài yếu tố có giá thành rẻ hơn Nga thì theo giới phân tích, Tehran đang tỏ ra lo ngại thỏa thuận hợp tác giữa Moskva và Tel Aviv, khiến Israel nắm được bí mật vũ khí xuất khẩu.
Iran hẳn chưa quên việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir đã thực hiện chuyến bay trinh sát ngay trên đầu các cơ sở hạt nhân của họ hồi năm 2018 mà hệ thống phòng không S-300PMU-2 chẳng thể phát hiện.
Khi đó đã có nhiều ý kiến cho rằng Nga tiết lộ cho Israel tham số mật của radar S-300 xuất khẩu sang Iran để đổi lấy công nghệ máy bay không người lái, bên cạnh đó không thể phủ nhận việc Moskva đạt thỏa thuận với Tel Aviv để họ tự do tấn công lực lượng vũ trang của Tehran tại Syria.
Cho đến nay, vẫn chưa biết chắc chắn loại máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không tầm xa nào của Trung Quốc đang thu hút Iran, tuy nhiên trước đó có thông tin không quân Iran sẽ bổ sung thêm một phi đội gồm 24 tiêm kích J-10C.
Với chi phí hiện tại của một máy bay chiến đấu tiên tiến do Trung Quốc sản xuất, cho thấy rằng tổng số tiền của hợp đồng sẽ vào khoảng 1 -1,5 tỷ USD, giá trị sẽ còn tăng lên nếu Iran mua kèm hệ thống phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9).
Những tranh chấp quyền lợi giữa Nga và Iran tại Syria, cùng với các bước đi kiềm chế lẫn nhau đang tạo ra trở ngại chính cho việc vũ khí tối tân của Moskva tới Tehran.