Theo hãng tin Mỹ CNN đưa tin, một máy bay chiến đấu F-16 vừa được đưa vào sử dụng ở Ukraine cách đây không lâu đã bị rơi và phi công thiệt mạng. Tuy nhiên, một nguồn tin khác thân cận với Điện Kremlin cho rằng, chiếc F-16 của Không quân Ukraine đã bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 bắn hạ sau khi xâm phạm không phận Nga?Nguồn tin trên dẫn lời một sĩ quan Quân đội Nga thân cận với đơn vị tên lửa phòng không S-400 ở bán đảo Crimea cho biết, khi trung đoàn này đang làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu vào đêm hôm đó, radar của hệ thống đã phát hiện và khóa một máy bay chiến đấu F-16 đang lao tới.Ngay lập tức hệ thống S-400 khai hỏa, bằng việc phóng hai đạn tên lửa liên tiếp. Loại đạn tên lửa được phóng đi, là loại đạn tên lửa phòng không tầm xa loại 40N6; hai phút sau, trên bầu trời xuất hiện một tiếng nổ lớn và máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đã phát nổ ngay trên không.Hãng tin Mỹ CNN cũng cho biết, chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine bị rơi, trước đó thuộc sở hữu của Không quân Phần Lan. Ngoài ra Phần Lan đã hứa hỗ trợ Ukraine ít nhất 20 chiếc máy bay chiến đấu F-16 hiện đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu.Hãng tin Anh Reuters cũng chỉ ra rằng, lô máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine nhận đầu tiên, là những máy bay chiến đấu cũ, được sản xuất từ cuối thập nhiên 1980 nhưng đã được hiện đại hóa; chẳng hạn như nâng cấp hệ thống radar điều khiển hỏa lực, giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của chúng.Bộ Quốc phòng Ukraine đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay F-16 và kết luận đưa ra khác với thông tin của Nga. Các nguồn tin ở Kiev cho rằng, chiếc F-16 của họ bị rơi là do lỗi của phi công, chứ không phải bị bắn rơi. Còn phía Nga thì cho rằng, chiếc F-16 bị tên lửa phòng không của họ bắn rơi. Cũng dễ hiểu rằng, việc Nga tuyên bố bắn hạ tiêm kích F-16 tất nhiên sẽ nâng cao tinh thần của quân và dân lên rất nhiều; và việc Ukraine phủ nhận việc bị bắn hạ, cũng đã tính đến điều này.Phía Nga không cho rằng chiếc F-16 bị rơi do lỗi của phi công mà bị tên lửa phòng không S-400 bắn hạ. Trung đoàn tên lửa phòng không S-400 ở Crimea đã cung cấp dữ liệu chi tiết và nhiều nhân chứng chứng kiến vụ bắn rơi máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên chưa có sự kiểm chứng độc lập.Về vấn đề này, Tổng thống Putin bày tỏ sự tin tưởng vào lực lượng phòng không của Nga và cho biết sẽ thưởng cho các đơn vị bắn rơi máy bay F-16. Trên thực tế, khi Ukraine chuẩn bị trang bị tiêm kích F-16, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố sẽ thưởng 20 triệu rúp cho đơn vị nào bắn hạ tiêm kích F-16 đầu tiên và thăng cấp quân hàm cho họ. Dù thế nào đi nữa, một sự thật không thể chối cãi là Ukraine đã mất máy bay chiến đấu F-16. Đối với Kiev, thương vong xảy ra trước khi máy bay chiến đấu F-16 được đưa vào sử dụng hàng loạt, đây hẳn là một đòn nặng vào những kỳ vọng của họ, đối với vũ khí phương Tây. Điều này chắc chắn chứng tỏ máy bay chiến đấu F-16 không mạnh như lời đồn đại. Ngay cả khi không bị bắn hạ, thiệt hại của F-16 sẽ gây tổn hại lớn đến tinh thần của phía Ukraine; đặc biệt là đội ngũ phi công F-16 ít ỏi của họ, khi không tin tưởng vào vũ khí.Có thể thấy, Ukraine không thể cố gắng đánh bại Nga, chỉ bằng một loại vũ khí đã được đưa vào cuối vòng đời khai thác. Suy cho cùng, Nga có lực lượng không quân áp đảo, họ có hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35, Su-30SM, cũng như số lượng không xác định máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 bí ẩn. Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga không phát huy được vai trò chủ lực trong các trận chiến phòng không trước đó, thậm chí một số tổ hợp đã bị phá hủy. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự phân tích rằng, S-400 vẫn là hệ thống phòng không có khả năng tác chiến cao, nhưng có vấn đề với cơ chế tác chiến của Quân đội Nga hiện nay. Tóm lại, Nga rất hài lòng với việc thiệt hại máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine, còn NATO cũng có phần “bực bội” trước vụ máy bay chiến đấu F-16 bị rơi hoặc bị bắn rơi. Ở một mức độ nhất định, nó đem đến cho Moscow một sự tự tin nhất định cho các trận đánh phòng không sau này. (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Ukrinform, RT).
Theo hãng tin Mỹ CNN đưa tin, một máy bay chiến đấu F-16 vừa được đưa vào sử dụng ở Ukraine cách đây không lâu đã bị rơi và phi công thiệt mạng. Tuy nhiên, một nguồn tin khác thân cận với Điện Kremlin cho rằng, chiếc F-16 của Không quân Ukraine đã bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 bắn hạ sau khi xâm phạm không phận Nga?
Nguồn tin trên dẫn lời một sĩ quan Quân đội Nga thân cận với đơn vị tên lửa phòng không S-400 ở bán đảo Crimea cho biết, khi trung đoàn này đang làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu vào đêm hôm đó, radar của hệ thống đã phát hiện và khóa một máy bay chiến đấu F-16 đang lao tới.
Ngay lập tức hệ thống S-400 khai hỏa, bằng việc phóng hai đạn tên lửa liên tiếp. Loại đạn tên lửa được phóng đi, là loại đạn tên lửa phòng không tầm xa loại 40N6; hai phút sau, trên bầu trời xuất hiện một tiếng nổ lớn và máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đã phát nổ ngay trên không.
Hãng tin Mỹ CNN cũng cho biết, chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine bị rơi, trước đó thuộc sở hữu của Không quân Phần Lan. Ngoài ra Phần Lan đã hứa hỗ trợ Ukraine ít nhất 20 chiếc máy bay chiến đấu F-16 hiện đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu.
Hãng tin Anh Reuters cũng chỉ ra rằng, lô máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine nhận đầu tiên, là những máy bay chiến đấu cũ, được sản xuất từ cuối thập nhiên 1980 nhưng đã được hiện đại hóa; chẳng hạn như nâng cấp hệ thống radar điều khiển hỏa lực, giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của chúng.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay F-16 và kết luận đưa ra khác với thông tin của Nga. Các nguồn tin ở Kiev cho rằng, chiếc F-16 của họ bị rơi là do lỗi của phi công, chứ không phải bị bắn rơi.
Còn phía Nga thì cho rằng, chiếc F-16 bị tên lửa phòng không của họ bắn rơi. Cũng dễ hiểu rằng, việc Nga tuyên bố bắn hạ tiêm kích F-16 tất nhiên sẽ nâng cao tinh thần của quân và dân lên rất nhiều; và việc Ukraine phủ nhận việc bị bắn hạ, cũng đã tính đến điều này.
Phía Nga không cho rằng chiếc F-16 bị rơi do lỗi của phi công mà bị tên lửa phòng không S-400 bắn hạ. Trung đoàn tên lửa phòng không S-400 ở Crimea đã cung cấp dữ liệu chi tiết và nhiều nhân chứng chứng kiến vụ bắn rơi máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên chưa có sự kiểm chứng độc lập.
Về vấn đề này, Tổng thống Putin bày tỏ sự tin tưởng vào lực lượng phòng không của Nga và cho biết sẽ thưởng cho các đơn vị bắn rơi máy bay F-16. Trên thực tế, khi Ukraine chuẩn bị trang bị tiêm kích F-16, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố sẽ thưởng 20 triệu rúp cho đơn vị nào bắn hạ tiêm kích F-16 đầu tiên và thăng cấp quân hàm cho họ.
Dù thế nào đi nữa, một sự thật không thể chối cãi là Ukraine đã mất máy bay chiến đấu F-16. Đối với Kiev, thương vong xảy ra trước khi máy bay chiến đấu F-16 được đưa vào sử dụng hàng loạt, đây hẳn là một đòn nặng vào những kỳ vọng của họ, đối với vũ khí phương Tây.
Điều này chắc chắn chứng tỏ máy bay chiến đấu F-16 không mạnh như lời đồn đại. Ngay cả khi không bị bắn hạ, thiệt hại của F-16 sẽ gây tổn hại lớn đến tinh thần của phía Ukraine; đặc biệt là đội ngũ phi công F-16 ít ỏi của họ, khi không tin tưởng vào vũ khí.
Có thể thấy, Ukraine không thể cố gắng đánh bại Nga, chỉ bằng một loại vũ khí đã được đưa vào cuối vòng đời khai thác. Suy cho cùng, Nga có lực lượng không quân áp đảo, họ có hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35, Su-30SM, cũng như số lượng không xác định máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 bí ẩn.
Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga không phát huy được vai trò chủ lực trong các trận chiến phòng không trước đó, thậm chí một số tổ hợp đã bị phá hủy. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự phân tích rằng, S-400 vẫn là hệ thống phòng không có khả năng tác chiến cao, nhưng có vấn đề với cơ chế tác chiến của Quân đội Nga hiện nay.
Tóm lại, Nga rất hài lòng với việc thiệt hại máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine, còn NATO cũng có phần “bực bội” trước vụ máy bay chiến đấu F-16 bị rơi hoặc bị bắn rơi. Ở một mức độ nhất định, nó đem đến cho Moscow một sự tự tin nhất định cho các trận đánh phòng không sau này. (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Ukrinform, RT).