Đúng như dự đoán của giới quan sát quốc tế, câu chuyện về việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, khiến Ukraine “nổi giận”. Tổng thống Ukraine Zelensky đã công khai tuyên bố với toàn thế giới rằng, nếu Điện Kremlin phong tỏa các cảng của Ukraine trên Biển Đen, thì Kiev sẽ đảm bảo rằng, Moscow không còn tàu chiến nào trên Biển Đen. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion của Argentina, Tổng thống Zelensky đe dọa sẽ phong tỏa các cảng của Nga và phá hủy các tàu của Hạm đội Biển Đen, nếu Tổng thống Putin không quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc. “Nếu họ tiếp tục phong tỏa, mặc dù chúng tôi không có nhiều vũ khí, nhưng đến cuối cuộc chiến, họ có thể không còn tàu”. Vào tháng 7 năm ngoái, một ý tưởng hay thể hiện tính xây dựng và sự sẵn sàng của Nga với một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột vũ trang trên cơ sở nhượng bộ lẫn nhau. Để đổi lấy việc mở các cảng của Ukraine ở khu vực Biển Đen. Theo thóa thuận này, Nga được hứa sẽ tiếp tục xuất khẩu ra thị trường thế giới đối với thực phẩm và phân bón, cũng như nối lại hoạt động của đường ống dẫn khí amoniac Togliatti-Odessa. Tuy nhiên, không điều gì trong số này được thực hiện và “hành lang ngũ cốc” đã nhiều lần bị Ukraine sử dụng để tấn công Nga. Trong bối cảnh Nga và Ukraine đang chiến tranh, nên Nga đã nhiều lần tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc; đặc biệt là sau vụ Ukraine dùng tàu không người lái tự sát (BEK) tấn công vào cầu Crimean hồi tháng 7 vừa qua.Mặc dù Điện Kremlin nhất quán tuyên bố, khả năng Nga quay trở lại các điều khoản của sáng kiến Biển Đen, nếu danh sách các yêu cầu của họ được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên Kiev đang nói chuyện với Moscow “từ thế mạnh”, có ý định buộc Nga quay trở lại “thỏa thuận ngũ cốc” mà không có bất kỳ điều kiện gì. Nhưng thực lực hiện tại của Ukraine tại Biển Đen như thế nào? Hiện Quân đội Ukraine có những vũ khí gì có thể đe dọa các tàu Nga trên Biển Đen?Hiện nay, Hải quân Ukraine đã thực sự không còn tồn tại như một cơ cấu tổ chức, và tất cả những gì Ukraine thực sự có, đó là một “số lượng không xác định”, tàu không người lái, được nhồi đầy chất nổ mạnh và biến thành một tàu tự sát.Tuy nhiên những tàu không người lái tự sát này, có thể bị tiêu diệt khá dễ dàng bằng hỏa lực từ súng máy hạng nặng hoặc súng phòng không bắn nhanh. Chúng chỉ gây nguy hiểm nếu các tàu Nga mất cảnh giác khi bảo vệ các căn cứ hải quân hoặc việc tổ chức tuần tra trên không và trinh sát tầm xa mắc sơ suất.Chiếc tàu không người lái tự sát đầu tiên của Ukraine rơi vào tay Hải quân Nga vào mùa thu năm 2022. Từ đó đến nay, Hải quân Nga có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về nó, xác định xu hướng phát triển của cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đen và phát triển các chiến thuật để chống lại nó. Hiện nay, mặc dù lực lượng tàu chiến đấu của hải quân của Ukraine đã mất sức chiến đấu hoàn toàn, nhưng có lẽ họ đã sở hữu hàng chục hoặc hàng trăm chiếc tàu không người lái tự sát, có thể dùng tấn công các cơ sở hạ tầng ven biển và tấn công tàu chiến của Hải quân Nga.Vào ngày 31/7 vừa qua, tờ “Tầm nhìn” của Nga có một bài viết đề cập về các mối đe dọa mà Hạm đội Biển Đen sẽ phải đối mặt đã được công bố. Trong đó mối đe dọa lớn nhất được xác nhận là từ Không quân Ukraine với tên lửa chống hạm phóng từ trên không, cũng như từ tên lửa chống hạm phóng từ bờ. Không giống như các tàu không người lái tự sát của Ukraine, có thể chống lại bằng súng máy hạng nặng và chỉ có thể tấn công mục tiêu cố định, thì tên lửa chống hạm là một mối đe dọa thực sự khủng khiếp đối với các tàu của Nga, kể cả những tàu đang cơ động và có hệ thống phòng không mạnh.Trong một năm rưỡi của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Ukraine đã cố gắng giữ lại một phần lực lượng không quân chiến đấu của họ và đang yêu cầu "các đối tác phương Tây" cung cấp các máy bay chiến đấu kiểu NATO như F-16 với tên lửa chống hạm phóng từ trên không. Nhưng chỉ với số máy bay chiến đấu MiG-29 ít ỏi còn lại, Không quân Ukraine có thể gây ra thiệt hại “đáng kể” cho Hải quân Nga, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tin tức tình báo của khối NATO.Một năm trước, người ta cho rằng, tên lửa kiểu NATO không tương thích với máy bay của Liên Xô, nhưng luận điểm lý thuyết này đã bị thực tế bác bỏ. Các máy bay chiến đấu MiG-29 thế hệ thứ tư của Ukraine đã có thể sử dụng tên lửa chống radar tốc độ cao (HARM) của Mỹ như AGM-88.Bước tiếp theo theo hướng này là trang bị cho các máy bay cường kích bom Su-24 cũ của Liên Xô tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow của Anh và nó hoạt động và khá thành công. Máy bay chiến đấu Su-27 cũng được coi là loại máy bay rất tốt, trọng việc sử dụng tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG của Pháp. Và thật hợp lý khi Ukraine có thể đưa tên lửa chống hạm Neptune (phiên bản hiện đại hóa tên lửa chống hạm của Kh-35 của Liên Xô), lên máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc Su-27. Đây thực sự mới là mối đe dọa đối với các tàu chiến của Hải quân Nga, hơn bất cứ tàu tự sát không người lái nào của Ukraine.Giới phân tích cho rằng, tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ cũng sẽ được Không quân Ukraine sử dụng khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư do NATO sản xuất được chuyển giao cho Kiev. Do vậy để Ukraine còn giữ được Odessa và Nikolaev, đồng nghĩa với việc Nga thực sự mất khả năng sử dụng Biển Đen một cách an toàn. Video tên lửa Nga phá hủy tàu không người lái nghi của Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga/RT
Đúng như dự đoán của giới quan sát quốc tế, câu chuyện về việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, khiến Ukraine “nổi giận”. Tổng thống Ukraine Zelensky đã công khai tuyên bố với toàn thế giới rằng, nếu Điện Kremlin phong tỏa các cảng của Ukraine trên Biển Đen, thì Kiev sẽ đảm bảo rằng, Moscow không còn tàu chiến nào trên Biển Đen.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion của Argentina, Tổng thống Zelensky đe dọa sẽ phong tỏa các cảng của Nga và phá hủy các tàu của Hạm đội Biển Đen, nếu Tổng thống Putin không quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc. “Nếu họ tiếp tục phong tỏa, mặc dù chúng tôi không có nhiều vũ khí, nhưng đến cuối cuộc chiến, họ có thể không còn tàu”.
Vào tháng 7 năm ngoái, một ý tưởng hay thể hiện tính xây dựng và sự sẵn sàng của Nga với một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột vũ trang trên cơ sở nhượng bộ lẫn nhau. Để đổi lấy việc mở các cảng của Ukraine ở khu vực Biển Đen.
Theo thóa thuận này, Nga được hứa sẽ tiếp tục xuất khẩu ra thị trường thế giới đối với thực phẩm và phân bón, cũng như nối lại hoạt động của đường ống dẫn khí amoniac Togliatti-Odessa. Tuy nhiên, không điều gì trong số này được thực hiện và “hành lang ngũ cốc” đã nhiều lần bị Ukraine sử dụng để tấn công Nga.
Trong bối cảnh Nga và Ukraine đang chiến tranh, nên Nga đã nhiều lần tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc; đặc biệt là sau vụ Ukraine dùng tàu không người lái tự sát (BEK) tấn công vào cầu Crimean hồi tháng 7 vừa qua.
Mặc dù Điện Kremlin nhất quán tuyên bố, khả năng Nga quay trở lại các điều khoản của sáng kiến Biển Đen, nếu danh sách các yêu cầu của họ được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên Kiev đang nói chuyện với Moscow “từ thế mạnh”, có ý định buộc Nga quay trở lại “thỏa thuận ngũ cốc” mà không có bất kỳ điều kiện gì. Nhưng thực lực hiện tại của Ukraine tại Biển Đen như thế nào? Hiện Quân đội Ukraine có những vũ khí gì có thể đe dọa các tàu Nga trên Biển Đen?
Hiện nay, Hải quân Ukraine đã thực sự không còn tồn tại như một cơ cấu tổ chức, và tất cả những gì Ukraine thực sự có, đó là một “số lượng không xác định”, tàu không người lái, được nhồi đầy chất nổ mạnh và biến thành một tàu tự sát.
Tuy nhiên những tàu không người lái tự sát này, có thể bị tiêu diệt khá dễ dàng bằng hỏa lực từ súng máy hạng nặng hoặc súng phòng không bắn nhanh. Chúng chỉ gây nguy hiểm nếu các tàu Nga mất cảnh giác khi bảo vệ các căn cứ hải quân hoặc việc tổ chức tuần tra trên không và trinh sát tầm xa mắc sơ suất.
Chiếc tàu không người lái tự sát đầu tiên của Ukraine rơi vào tay Hải quân Nga vào mùa thu năm 2022. Từ đó đến nay, Hải quân Nga có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về nó, xác định xu hướng phát triển của cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đen và phát triển các chiến thuật để chống lại nó.
Hiện nay, mặc dù lực lượng tàu chiến đấu của hải quân của Ukraine đã mất sức chiến đấu hoàn toàn, nhưng có lẽ họ đã sở hữu hàng chục hoặc hàng trăm chiếc tàu không người lái tự sát, có thể dùng tấn công các cơ sở hạ tầng ven biển và tấn công tàu chiến của Hải quân Nga.
Vào ngày 31/7 vừa qua, tờ “Tầm nhìn” của Nga có một bài viết đề cập về các mối đe dọa mà Hạm đội Biển Đen sẽ phải đối mặt đã được công bố. Trong đó mối đe dọa lớn nhất được xác nhận là từ Không quân Ukraine với tên lửa chống hạm phóng từ trên không, cũng như từ tên lửa chống hạm phóng từ bờ.
Không giống như các tàu không người lái tự sát của Ukraine, có thể chống lại bằng súng máy hạng nặng và chỉ có thể tấn công mục tiêu cố định, thì tên lửa chống hạm là một mối đe dọa thực sự khủng khiếp đối với các tàu của Nga, kể cả những tàu đang cơ động và có hệ thống phòng không mạnh.
Trong một năm rưỡi của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Ukraine đã cố gắng giữ lại một phần lực lượng không quân chiến đấu của họ và đang yêu cầu "các đối tác phương Tây" cung cấp các máy bay chiến đấu kiểu NATO như F-16 với tên lửa chống hạm phóng từ trên không.
Nhưng chỉ với số máy bay chiến đấu MiG-29 ít ỏi còn lại, Không quân Ukraine có thể gây ra thiệt hại “đáng kể” cho Hải quân Nga, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tin tức tình báo của khối NATO.
Một năm trước, người ta cho rằng, tên lửa kiểu NATO không tương thích với máy bay của Liên Xô, nhưng luận điểm lý thuyết này đã bị thực tế bác bỏ. Các máy bay chiến đấu MiG-29 thế hệ thứ tư của Ukraine đã có thể sử dụng tên lửa chống radar tốc độ cao (HARM) của Mỹ như AGM-88.
Bước tiếp theo theo hướng này là trang bị cho các máy bay cường kích bom Su-24 cũ của Liên Xô tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow của Anh và nó hoạt động và khá thành công. Máy bay chiến đấu Su-27 cũng được coi là loại máy bay rất tốt, trọng việc sử dụng tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG của Pháp.
Và thật hợp lý khi Ukraine có thể đưa tên lửa chống hạm Neptune (phiên bản hiện đại hóa tên lửa chống hạm của Kh-35 của Liên Xô), lên máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc Su-27. Đây thực sự mới là mối đe dọa đối với các tàu chiến của Hải quân Nga, hơn bất cứ tàu tự sát không người lái nào của Ukraine.
Giới phân tích cho rằng, tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ cũng sẽ được Không quân Ukraine sử dụng khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư do NATO sản xuất được chuyển giao cho Kiev. Do vậy để Ukraine còn giữ được Odessa và Nikolaev, đồng nghĩa với việc Nga thực sự mất khả năng sử dụng Biển Đen một cách an toàn.
Video tên lửa Nga phá hủy tàu không người lái nghi của Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga/RT