Trong những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực của Nga, chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên của họ là Su-57, đã đưa vào biên chế tháng 12/2020. Tuy nhiên Su-57 chỉ là nỗ lực thứ hai của Nga, trong việc phát triển máy bay thế hệ thứ năm; trước đó vài thập kỷ, Liên Xô đã bắt đầu với một dự án hoàn toàn khác.Năm 1979, Quân đội Liên Xô xác định rằng, cần phải có một thế hệ máy bay chiến đấu mới, để đảm bảo khả năng cạnh tranh của Không quân Liên Xô (VVS) trong thập niên 1990 và những năm sau đó. Nên biết là phải vài năm sau, Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22.Dự án của MiG, được gọi là chương trình "Máy bay chiến đấu tiền tuyến đa chức năng", hay MFI. Các chuyên gia hàng đầu của MiG, đã thiết lập một bộ tiêu chí thiết kế cốt lõi, tương ứng với sự hiểu biết của Liên Xô trong thời kỳ đầu, về tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.Những tiêu chí của máy bay mà Liên Xô đưa ra khi đó là: khả năng siêu tốc độ, khả năng duy trì tốc độ siêu hành trình, mà không cần sử dụng chế độ đốt sau, mặt cắt phản xạ radar thấp, hệ thống điện tử hàng không tích hợp và khả năng hạ cánh/cất cánh trong điều kiện khắc nghiệt.Thiết kế loại chiến đấu cơ mới này, được lãnh đạo Liên Xô giao cho phòng thiết kế Mikoyan (MiG) vào năm 1983. Sau quá trình thử nghiệm kéo dài với một số phương án khí động học, Mikoyan cuối cùng đã quyết định thiết kế cánh chính là cánh delta, cánh phụ là cánh Canard (cánh vịt), để phân biệt máy bay của họ với phương án cánh xuôi của đối thủ Sukhoi.Sự cạnh tranh giữa Mikoyan và Sukhoi là một trong những lý do khiến tiêm kích MiG 1.44 cuối cùng thất bại, vì Sukhoi tiếp tục nhấn mạnh rằng, dự án Su-37 đang thực hiện của họ, có thể mang lại kết quả tốt hơn với chi phí thấp hơn.Khi kết thúc giai đoạn tiền nghiên cứu, Mikoyan đã xây dựng được bản thiết kế tổng thể, được VVS phê duyệt vào năm 1991. Các thông số kỹ thuật cuối cùng của MiG 1.44 vẫn bị che đậy trong bí ẩn, vì hầu như tất cả các thông số kỹ thuật, đều là những bí mật không thể tiết lộ.Những thông tin được công khai rất sơ sài, chiến đấu cơ MiG 1,44 sử dụng động cơ AL-41F, bán kính chiến đấu xấp xỉ 1.500 km và tầm bay chuyển sân tới 4.500 km; máy bay có 2 khoang vũ khí bên trong và 8 giá treo bên ngoài, tương thích với hầu hết các toàn bộ tên lửa, bom dòng Kh, KAB và tên lửa đối không R- 73/R-77 của Liên Xô.Tuy nhiên không có thông tin đáng tin cậy, về chất lượng của hệ thống điện tử hàng không "tích hợp" và khả năng tàng hình của MiG-1.44; hai trong số những tiêu chí thiết kế quan trọng nhất của nó.Ngoài các vật liệu tổng hợp có trọng lượng nhẹ, được sử dụng trong chế tạo khung và cánh máy bay; các vật liệu hấp thụ sóng radar cũng được sử dụng để chế tạo khung máy bay, đặc biệt chú ý đến các vị trí phản xạ radar nhiều của máy bay, như mép cánh và cửa hút động cơ.Thay vì cửa hút khí của động cơ chạy thẳng như các thiết kế truyền thống của MiG trước đó, cửa hút khí của MiG 1.44 cong hình chữ S, không để lộ động cơ bên thân; cấu tạo này sẽ loại bỏ tín hiệu radar quay trở lại.Điều khó hiểu là MiG 1.44 có các giá treo trên cánh để gắn vũ khí hoặc thùng nhiên liệu, thiết kế này sẽ làm giảm khả năng tàng hình của máy bay. Ngay thiết kế F-35 của Mỹ, có thể tùy chọn mang theo nhiên liệu hoặc vũ khí trên cánh, nhưng khi không sử dụng, các giá treo được tháo ra, để không làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình.Cũng như nhiều dự án quân sự đầy tham vọng của Liên Xô trong thập niên 1980, sự sụp đổ của Liên Xô đã đặt Mikoyan trước ngưỡng cửa "sinh tử", khi các đơn đặt hàng lớn không còn; đặc biệt là với ngân sách vốn đã eo hẹp của Mikoyan.Chính phủ Nga, người kế nhiệm chính của Liên Xô, đã phải tạm hoãn chương trình MFI sau một thời gian thử nghiệm ngắn vào năm 1994, với lý do lo ngại về chi phí, và hủy bỏ chương trình hoàn toàn vào năm 1997.Chưa sẵn sàng chấp nhận thất bại, tập đoàn Mikoyan tiếp tục sản xuất và thử nghiệm nguyên mẫu MiG-1,44 vào năm 2000. Các chuyến bay thử nghiệm đã bộc lộ một loạt các thiếu hụt hiệu suất (nhưng không được tiết lộ) và các vấn đề kỹ thuật, dẫn điện Kremlin quyết định đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của chương trình MiG-1.44.Do thất bại của dự án MiG-1.44, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga đã phải khởi động lại từ đầu với dự án T-50 (nay được gọi là Su-57) của Sukhoi, dẫn đến chi phí nghiên cứu và phát triển kéo dài 15 năm.Sự ra đời đầy tham vọng và cái chết hết sức đau đớn của MiG-1.44, là một minh chứng đáng chú ý, cho thấy những rủi ro vốn có của quá trình phát triển vũ khí mới, nơi mà hàng thập kỷ nghiên cứu và phát triển (R&D) tốn kém, nhưng chẳng có kết quả gì.Nhưng chương trình MiG 1.44 cũng có thể được xem như một câu chuyện từ biến một ý tưởng thành thực tiễn khó khăn như thế nào; ngay cả chương trình Su-57, đã gặp phải vô số vấn đề trong quá trình phát triển. Mặc dù Su-57 chắc chắn là một thiết kế thành công hơn MiG 1.44, nhưng khả năng tàng hình dường như nói dễ hơn làm. Nguồn: Pinterest. Sức mạnh của tiêm kích Su-57 - tiêm kích thế hệ 5 duy nhất mà Không quân Nga đang sở hữu. Nguồn: Avia.
Trong những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực của Nga, chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên của họ là Su-57, đã đưa vào biên chế tháng 12/2020. Tuy nhiên Su-57 chỉ là nỗ lực thứ hai của Nga, trong việc phát triển máy bay thế hệ thứ năm; trước đó vài thập kỷ, Liên Xô đã bắt đầu với một dự án hoàn toàn khác.
Năm 1979, Quân đội Liên Xô xác định rằng, cần phải có một thế hệ máy bay chiến đấu mới, để đảm bảo khả năng cạnh tranh của Không quân Liên Xô (VVS) trong thập niên 1990 và những năm sau đó. Nên biết là phải vài năm sau, Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22.
Dự án của MiG, được gọi là chương trình "Máy bay chiến đấu tiền tuyến đa chức năng", hay MFI. Các chuyên gia hàng đầu của MiG, đã thiết lập một bộ tiêu chí thiết kế cốt lõi, tương ứng với sự hiểu biết của Liên Xô trong thời kỳ đầu, về tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Những tiêu chí của máy bay mà Liên Xô đưa ra khi đó là: khả năng siêu tốc độ, khả năng duy trì tốc độ siêu hành trình, mà không cần sử dụng chế độ đốt sau, mặt cắt phản xạ radar thấp, hệ thống điện tử hàng không tích hợp và khả năng hạ cánh/cất cánh trong điều kiện khắc nghiệt.
Thiết kế loại chiến đấu cơ mới này, được lãnh đạo Liên Xô giao cho phòng thiết kế Mikoyan (MiG) vào năm 1983. Sau quá trình thử nghiệm kéo dài với một số phương án khí động học, Mikoyan cuối cùng đã quyết định thiết kế cánh chính là cánh delta, cánh phụ là cánh Canard (cánh vịt), để phân biệt máy bay của họ với phương án cánh xuôi của đối thủ Sukhoi.
Sự cạnh tranh giữa Mikoyan và Sukhoi là một trong những lý do khiến tiêm kích MiG 1.44 cuối cùng thất bại, vì Sukhoi tiếp tục nhấn mạnh rằng, dự án Su-37 đang thực hiện của họ, có thể mang lại kết quả tốt hơn với chi phí thấp hơn.
Khi kết thúc giai đoạn tiền nghiên cứu, Mikoyan đã xây dựng được bản thiết kế tổng thể, được VVS phê duyệt vào năm 1991. Các thông số kỹ thuật cuối cùng của MiG 1.44 vẫn bị che đậy trong bí ẩn, vì hầu như tất cả các thông số kỹ thuật, đều là những bí mật không thể tiết lộ.
Những thông tin được công khai rất sơ sài, chiến đấu cơ MiG 1,44 sử dụng động cơ AL-41F, bán kính chiến đấu xấp xỉ 1.500 km và tầm bay chuyển sân tới 4.500 km; máy bay có 2 khoang vũ khí bên trong và 8 giá treo bên ngoài, tương thích với hầu hết các toàn bộ tên lửa, bom dòng Kh, KAB và tên lửa đối không R- 73/R-77 của Liên Xô.
Tuy nhiên không có thông tin đáng tin cậy, về chất lượng của hệ thống điện tử hàng không "tích hợp" và khả năng tàng hình của MiG-1.44; hai trong số những tiêu chí thiết kế quan trọng nhất của nó.
Ngoài các vật liệu tổng hợp có trọng lượng nhẹ, được sử dụng trong chế tạo khung và cánh máy bay; các vật liệu hấp thụ sóng radar cũng được sử dụng để chế tạo khung máy bay, đặc biệt chú ý đến các vị trí phản xạ radar nhiều của máy bay, như mép cánh và cửa hút động cơ.
Thay vì cửa hút khí của động cơ chạy thẳng như các thiết kế truyền thống của MiG trước đó, cửa hút khí của MiG 1.44 cong hình chữ S, không để lộ động cơ bên thân; cấu tạo này sẽ loại bỏ tín hiệu radar quay trở lại.
Điều khó hiểu là MiG 1.44 có các giá treo trên cánh để gắn vũ khí hoặc thùng nhiên liệu, thiết kế này sẽ làm giảm khả năng tàng hình của máy bay. Ngay thiết kế F-35 của Mỹ, có thể tùy chọn mang theo nhiên liệu hoặc vũ khí trên cánh, nhưng khi không sử dụng, các giá treo được tháo ra, để không làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình.
Cũng như nhiều dự án quân sự đầy tham vọng của Liên Xô trong thập niên 1980, sự sụp đổ của Liên Xô đã đặt Mikoyan trước ngưỡng cửa "sinh tử", khi các đơn đặt hàng lớn không còn; đặc biệt là với ngân sách vốn đã eo hẹp của Mikoyan.
Chính phủ Nga, người kế nhiệm chính của Liên Xô, đã phải tạm hoãn chương trình MFI sau một thời gian thử nghiệm ngắn vào năm 1994, với lý do lo ngại về chi phí, và hủy bỏ chương trình hoàn toàn vào năm 1997.
Chưa sẵn sàng chấp nhận thất bại, tập đoàn Mikoyan tiếp tục sản xuất và thử nghiệm nguyên mẫu MiG-1,44 vào năm 2000. Các chuyến bay thử nghiệm đã bộc lộ một loạt các thiếu hụt hiệu suất (nhưng không được tiết lộ) và các vấn đề kỹ thuật, dẫn điện Kremlin quyết định đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của chương trình MiG-1.44.
Do thất bại của dự án MiG-1.44, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga đã phải khởi động lại từ đầu với dự án T-50 (nay được gọi là Su-57) của Sukhoi, dẫn đến chi phí nghiên cứu và phát triển kéo dài 15 năm.
Sự ra đời đầy tham vọng và cái chết hết sức đau đớn của MiG-1.44, là một minh chứng đáng chú ý, cho thấy những rủi ro vốn có của quá trình phát triển vũ khí mới, nơi mà hàng thập kỷ nghiên cứu và phát triển (R&D) tốn kém, nhưng chẳng có kết quả gì.
Nhưng chương trình MiG 1.44 cũng có thể được xem như một câu chuyện từ biến một ý tưởng thành thực tiễn khó khăn như thế nào; ngay cả chương trình Su-57, đã gặp phải vô số vấn đề trong quá trình phát triển. Mặc dù Su-57 chắc chắn là một thiết kế thành công hơn MiG 1.44, nhưng khả năng tàng hình dường như nói dễ hơn làm. Nguồn: Pinterest.
Sức mạnh của tiêm kích Su-57 - tiêm kích thế hệ 5 duy nhất mà Không quân Nga đang sở hữu. Nguồn: Avia.