Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, vào lúc 11 giờ 16 phút ngày 26/7, chiếc tiêm kích bom Su-22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút. Thông tin ban đầu, máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong ảnh là chiếc Su-22U mang số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921. Nguồn ảnh: Airliners.netThông tin ban đầu về vụ rơi máy bay quân sự tại Nghệ An, trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, sau khi nhận được thông tin lực lượng vũ trang Quân khu 4 và chính quyền địa phương tiếp cận được hiện trường thì đã xác định hai phi công đã hi sinh. Nguồn ảnh: Aviater007.Cũng theo Bộ Quốc phòng, hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh, gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn Không quân 921 và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay Trung đoàn Không quân 921. Hình ảnh chiếc tiêm kích bom Su-22U mang số hiệu 8551 trong thời gian được nâng cấp ở Ukraine. Nguồn ảnh: Spotters.netHình ảnh chiếc Su-22U mang số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Airliners.netHình ảnh chiếc Su-22U mang số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Airliners.netMặc dù đã qua nhiều năm sử dụng nhưng hiện nay các máy bay Su-22 vẫn là một trong những dòng máy bay chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam, bên cạnh các dòng tiêm kích hiện đại hơn như Su-27SK và Su-30MK2. Nguồn ảnh: Airliners.netĐược biết, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đơn vị có chiếc Su-22U vừa rơi là một trong những đơn vị không quân tinh nhuệ bậc nhất của Không quân Việt Nam. Trung đoàn 921 - Đoàn Sao Đỏ là Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của quân đội ta, chính thức được công bố quyết định thành lập ngày 3/2/1964. Nguồn ảnh: Airliners.netSự ra đi của Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng của Trung đoàn 921 và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn 921 được xem là mất mát lớn không chỉ đối với Trung đoàn 921 mà cả Quân chủng Phòng không – Không quân. Nguồn ảnh: Spotters.netMáy bay tiêm kích bom Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Spotters.netSu-22 được thiết kế làm nhiệm vụ chính là tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển và khả năng phòng không hạn chế với khả năng mang tới 4 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket) trên 12 giá treo ở cánh và dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: Hesjav.Hầu hết các biến thể tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4, UM3K) đều mang được chung các loại bom và rocket không điều khiển. Những máy bay này hầu hết thuộc biến thể 2 chỗ ngồi Su-22M3K và đã được nâng cấp bổ sung khả năng tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Hesjav.Với các loại vũ khí điều khiển chính xác cao thì chỉ có biến thể Su-22M4 là có khả năng khi được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử. Theo đó, Su-22M4 mà Việt Nam đang sử dụng có thể mang được tên lửa không đối đất Kh-23 đạt tầm bắn 10km. Nguồn ảnh: Hesjav.Đặc biệt, Su-22M4 có khả năng mang tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 lắp đầu nổ nặng tới 320kg, tầm bắn 30km. Dù là thiết kế cho vai trò đối đất, tuy nhiên theo nhà thiết kế khi cần Kh-29 có thể đối hải với khả năng đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn. Nguồn ảnh: Hesjav.Các điểm treo trên Su-22 có thể mang được cả thùng dầu phụ để tăng tầm bay tuần tra, chiến đấu. Trong ảnh, biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22U của Không quân Việt Nam bay huấn luyện với 2 thùng dầu phụ. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân.Đội bay gồm hai chiếc Su-22 của Không quân Việt Nam bay huấn luyện với 2 thùng dầu phụ. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân.Mời độc giả xem sức mạnh tiêm kích - bom Su-22 của KQND Việt Nam. Nguồn: Kênh QPVN
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, vào lúc 11 giờ 16 phút ngày 26/7, chiếc tiêm kích bom Su-22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút. Thông tin ban đầu, máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong ảnh là chiếc Su-22U mang số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thông tin ban đầu về vụ rơi máy bay quân sự tại Nghệ An, trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, sau khi nhận được thông tin lực lượng vũ trang Quân khu 4 và chính quyền địa phương tiếp cận được hiện trường thì đã xác định hai phi công đã hi sinh. Nguồn ảnh: Aviater007.
Cũng theo Bộ Quốc phòng, hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh, gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn Không quân 921 và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay Trung đoàn Không quân 921. Hình ảnh chiếc tiêm kích bom Su-22U mang số hiệu 8551 trong thời gian được nâng cấp ở Ukraine. Nguồn ảnh: Spotters.net
Hình ảnh chiếc Su-22U mang số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hình ảnh chiếc Su-22U mang số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Airliners.net
Mặc dù đã qua nhiều năm sử dụng nhưng hiện nay các máy bay Su-22 vẫn là một trong những dòng máy bay chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam, bên cạnh các dòng tiêm kích hiện đại hơn như Su-27SK và Su-30MK2. Nguồn ảnh: Airliners.net
Được biết, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đơn vị có chiếc Su-22U vừa rơi là một trong những đơn vị không quân tinh nhuệ bậc nhất của Không quân Việt Nam. Trung đoàn 921 - Đoàn Sao Đỏ là Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của quân đội ta, chính thức được công bố quyết định thành lập ngày 3/2/1964. Nguồn ảnh: Airliners.net
Sự ra đi của Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng của Trung đoàn 921 và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn 921 được xem là mất mát lớn không chỉ đối với Trung đoàn 921 mà cả Quân chủng Phòng không – Không quân. Nguồn ảnh: Spotters.net
Máy bay tiêm kích bom Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Spotters.net
Su-22 được thiết kế làm nhiệm vụ chính là tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển và khả năng phòng không hạn chế với khả năng mang tới 4 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket) trên 12 giá treo ở cánh và dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: Hesjav.
Hầu hết các biến thể tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4, UM3K) đều mang được chung các loại bom và rocket không điều khiển. Những máy bay này hầu hết thuộc biến thể 2 chỗ ngồi Su-22M3K và đã được nâng cấp bổ sung khả năng tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Hesjav.
Với các loại vũ khí điều khiển chính xác cao thì chỉ có biến thể Su-22M4 là có khả năng khi được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử. Theo đó, Su-22M4 mà Việt Nam đang sử dụng có thể mang được tên lửa không đối đất Kh-23 đạt tầm bắn 10km. Nguồn ảnh: Hesjav.
Đặc biệt, Su-22M4 có khả năng mang tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 lắp đầu nổ nặng tới 320kg, tầm bắn 30km. Dù là thiết kế cho vai trò đối đất, tuy nhiên theo nhà thiết kế khi cần Kh-29 có thể đối hải với khả năng đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn. Nguồn ảnh: Hesjav.
Các điểm treo trên Su-22 có thể mang được cả thùng dầu phụ để tăng tầm bay tuần tra, chiến đấu. Trong ảnh, biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22U của Không quân Việt Nam bay huấn luyện với 2 thùng dầu phụ. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân.
Đội bay gồm hai chiếc Su-22 của Không quân Việt Nam bay huấn luyện với 2 thùng dầu phụ. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân.
Mời độc giả xem sức mạnh tiêm kích - bom Su-22 của KQND Việt Nam. Nguồn: Kênh QPVN