Sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II, họ buộc phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết xung đột và thông qua hiến pháp mới, tuyên bố khát vọng hòa bình. Nhưng gần đây Tokyo bắt đầu thay đổi cách tiếp cận và tiến hành quân sự hóa.Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương viết: Sự tăng cường dần dần nhưng ổn định của Đất nước Mặt trời mọc là một trong những xu hướng đáng chú ý nhất thể hiện động lực của quan hệ quốc tế ở khu vực trong những năm gần đây.Trong sáu thập kỷ, Nhật Bản có một lực lượng tự vệ rất nhỏ với khả năng rất hạn chế. Tuy nhiên hiện tại đang có sự trỗi dậy và quá trình này đang ngày càng gia tăng.Yếu tố cốt lõi là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dẫn đến việc Nhật Bản có thể tiến hành xây dựng sức mạnh quân sự cho mình dưới bất kỳ lý do gì.Sau 8 năm nắm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, có thể nói rằng Điều 9 của Hiến pháp đã trở thành "vật trang trí độc quyền". Một bước ngoặt trong hệ tư tưởng và hợp tác quân sự - kỹ thuật nghiêm túc với Mỹ đã bắt đầu.Hiện nay Tokyo đang đầu tư tích cực và hiệu quả vào việc phát triển tiềm lực quân sự của mình. Nhật Bản đã có khả năng độc lập phát triển các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại.Nền tảng tổ hợp công nghiệp quốc phòng của họ là một nhóm các công ty, trong đó nổi bật là Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, khi có đủ năng lực sản xuất xe tăng và các loại xe bọc thép, máy bay, tàu chiến và nhiều sản phẩm quân sự khác.Trong năm tài chính sắp tới, Tokyo sẽ chi khoảng 47,6 tỷ USD cho quốc phòng và từ năm tài chính mới, tức là từ ngày 1/4/2021, số tiền phân bổ sẽ tăng lên tới 51,7 tỷ USD.Nhật Bản đang đẩy mạnh sự gia tăng chi tiêu quốc phòng do tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, hay Quần đảo Kuril do Nga quản lý.Người Nhật đã đặt hàng hơn 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và F-35B của Mỹ. Ngoài ra Tokyo cũng đang phát triển phiên bản tiêm kích thế hệ thứ năm của riêng mình và điều này nhiều nước xung quanh tỏ ra lo ngại.Hiện tại, Nga và Trung Quốc không coi Nhật Bản là nguồn đe dọa tức thời, nhưng họ đã bắt đầu đề phòng, thể hiện rõ nhất là các bước đi của Nga.Moskva gần đây đã triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 tới quần đảo Kuril. Bằng cách này, họ nói rõ với Tokyo rằng mình sẽ bảo vệ lãnh thổ trong trường hợp bị tấn công.Liệu điều này có ảnh hưởng đến người Nhật hay không thì vẫn chưa được biết. Giờ đây, các nước trong khu vực đang tích cực gửi cho nhau tất cả các loại tín hiệu.Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự, xét về sức mạnh hải quân thì hạm đội Nhật Bản vượt rất xa hạm đội Thái Bình Dương của Nga và là đối thủ chính của Trung Quốc.Bên cạnh đó báo chí Nga gần đây cũng phải thừa nhận nếu xảy ra đối đầu trên không thì lực lượng không quân Nhật Bản cũng dễ dàng đè bẹp họ do vượt trên về mặt công nghệ.Tuy nhiên quân át chủ bài của Moskva lại là vũ khí hạt nhân, chính quyền nước này tuyên bố luôn sẵn sàng sử dụng nếu xảy ra tình huống khẩn cấp như thất thủ địa bàn chiến lược đây chính là điều Tokyo phải đặc biệt lưu tâm.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II, họ buộc phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết xung đột và thông qua hiến pháp mới, tuyên bố khát vọng hòa bình. Nhưng gần đây Tokyo bắt đầu thay đổi cách tiếp cận và tiến hành quân sự hóa.
Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương viết: Sự tăng cường dần dần nhưng ổn định của Đất nước Mặt trời mọc là một trong những xu hướng đáng chú ý nhất thể hiện động lực của quan hệ quốc tế ở khu vực trong những năm gần đây.
Trong sáu thập kỷ, Nhật Bản có một lực lượng tự vệ rất nhỏ với khả năng rất hạn chế. Tuy nhiên hiện tại đang có sự trỗi dậy và quá trình này đang ngày càng gia tăng.
Yếu tố cốt lõi là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dẫn đến việc Nhật Bản có thể tiến hành xây dựng sức mạnh quân sự cho mình dưới bất kỳ lý do gì.
Sau 8 năm nắm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, có thể nói rằng Điều 9 của Hiến pháp đã trở thành "vật trang trí độc quyền". Một bước ngoặt trong hệ tư tưởng và hợp tác quân sự - kỹ thuật nghiêm túc với Mỹ đã bắt đầu.
Hiện nay Tokyo đang đầu tư tích cực và hiệu quả vào việc phát triển tiềm lực quân sự của mình. Nhật Bản đã có khả năng độc lập phát triển các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại.
Nền tảng tổ hợp công nghiệp quốc phòng của họ là một nhóm các công ty, trong đó nổi bật là Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, khi có đủ năng lực sản xuất xe tăng và các loại xe bọc thép, máy bay, tàu chiến và nhiều sản phẩm quân sự khác.
Trong năm tài chính sắp tới, Tokyo sẽ chi khoảng 47,6 tỷ USD cho quốc phòng và từ năm tài chính mới, tức là từ ngày 1/4/2021, số tiền phân bổ sẽ tăng lên tới 51,7 tỷ USD.
Nhật Bản đang đẩy mạnh sự gia tăng chi tiêu quốc phòng do tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, hay Quần đảo Kuril do Nga quản lý.
Người Nhật đã đặt hàng hơn 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và F-35B của Mỹ. Ngoài ra Tokyo cũng đang phát triển phiên bản tiêm kích thế hệ thứ năm của riêng mình và điều này nhiều nước xung quanh tỏ ra lo ngại.
Hiện tại, Nga và Trung Quốc không coi Nhật Bản là nguồn đe dọa tức thời, nhưng họ đã bắt đầu đề phòng, thể hiện rõ nhất là các bước đi của Nga.
Moskva gần đây đã triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 tới quần đảo Kuril. Bằng cách này, họ nói rõ với Tokyo rằng mình sẽ bảo vệ lãnh thổ trong trường hợp bị tấn công.
Liệu điều này có ảnh hưởng đến người Nhật hay không thì vẫn chưa được biết. Giờ đây, các nước trong khu vực đang tích cực gửi cho nhau tất cả các loại tín hiệu.
Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự, xét về sức mạnh hải quân thì hạm đội Nhật Bản vượt rất xa hạm đội Thái Bình Dương của Nga và là đối thủ chính của Trung Quốc.
Bên cạnh đó báo chí Nga gần đây cũng phải thừa nhận nếu xảy ra đối đầu trên không thì lực lượng không quân Nhật Bản cũng dễ dàng đè bẹp họ do vượt trên về mặt công nghệ.
Tuy nhiên quân át chủ bài của Moskva lại là vũ khí hạt nhân, chính quyền nước này tuyên bố luôn sẵn sàng sử dụng nếu xảy ra tình huống khẩn cấp như thất thủ địa bàn chiến lược đây chính là điều Tokyo phải đặc biệt lưu tâm.