Để tăng quy mô lực lượng máy bay chiến đấu của mình, Không quân Ấn Độ đã mua 36 chiến đấu cơ hạng trung Rafales từ Pháp. 11 trong số 36 chiếc Rafale đã gia nhập Không quân Ấn Độ; và chỉ trong tháng 3 này, Không quân Ấn Độ có kế hoạch nhận sáu thêm 6 chiếc Rafale.Ấn Độ cũng đã phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ Tejas, gồm cả hai phiên bản của không quân và hoạt động trên tàu sân bay; dự kiến, số Tejas sẽ tạo thành bộ đôi ''song sát'' cao - thấp, với chiến đấu cơ Rafale.Mặc dù đã có các máy bay chiến đấu Rafale và Tejas, Ấn Độ có thể cần thêm những máy bay chiến đấu hiện đại hơn, để chống lại những thách thức mang tên Trung Quốc và Pakistan, trên các mặt trận phía bắc và phía tây.Để đáp ứng các yêu cầu của Không quân, chính phủ Ấn Độ đã xem xét đấu thầu "Máy bay chiến đấu đa năng hạng trung" (MMRCA 2.0). Các mẫu máy bay ứng cử bao gồm Typhoon của châu Âu, JAS-39 của Thụy Điển; Mỹ đã tiếp thị F-15EX, F-21 và F/A-18 Super Hornet Block III cho Ấn Độ.Vừa qua, Hãng hàng không vũ trụ khổng lồ Boeing của Mỹ đã tiết lộ, Chính phủ Mỹ đã thông qua việc bán máy bay chiến đấu hạng nặng mới nhất F-15EX cho Ấn Độ. Đây là phiên bản tiên tiến nhất của dòng máy bay chiến đấu F-15 Eagle.Mặc dù F-15 được thiết kế từ năm 1967, nhưng được đánh giá là chiến đấu cơ thế hệ 4 thành công bậc nhất; đây là chiến đấu cơ hạng nặng, hai động cơ, ban đầu được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, trước máy bay chiến đấu của Liên Xô; nhập biên chế năm 1976 và được xuất khẩu sang một số quốc gia đồng minh.Công ty Boeing cũng có mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ, mới đây nhất, Boeing đã cung cấp cho Ấn Độ 22 trực thăng tấn công Apache và 15 trực thăng vận tải hạng nặng Chinook. Tham gia đấu thầu Chương trình MMRCA 2.0 lần này, Boeing chào hàng chiến đấu cơ F-15EX, F/A-18E/F Super Hornet.Cùng với công ty Boeing, Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin có trụ sở chính tại Maryland cũng cung cấp cho Ấn Độ máy bay chiến đấu F-21 để tăng cường sức mạnh trên không. Đây là phiên bản nâng cấp sâu của chiến đấu cơ F-16 nổi tiếng.Theo thông tin, F-21 sử dụng nhiều thành phần và công nghệ của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như F-35 Lightning II và F-22 Raptor; những máy bay này đều được coi là những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trong thế giới và đều do Lockheed Martin phát triển.Nếu Ấn Độ chọn chiến đấu cơ F-21, có thể mang lại cơ hội lớn cho chiến lược "made in India" và sẽ củng cố sức mạnh của Lockheed Martin và công ty Tata Group của Ấn Độ.Ngoài ra, nếu F-21 được sản xuất ở Ấn Độ, nó sẽ góp phần đào tạo thêm hàng nghìn công nhân kỹ thuật cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý dự án, đảm bảo, hỗ trợ khách hàng… theo tiêu chuẩn Mỹ.Hiện Lockheed Martin là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới. Lockheed tuyên bố sẽ sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, trong các sản phẩm của mình, để cung cấp F-21 cho Ấn Độ với giá cả phải chăng nhất.F-21 là loại máy bay chiến đấu đa năng một động cơ; trong số tất cả các đối thủ, F-21 có tuổi thọ lâu nhất (khoảng 12.000 giờ bay). Số máy bay chiến đấu này, sẽ lấp đầy khoảng trống trong Không quân Ấn Độ, cùng với các máy bay chiến đấu Rafale và Tejas.Ngoài ra, thùng nhiên liệu hợp quy trên tiêm kích F-21, có thể cung cấp bán kính chiến đấu và mang tải vũ khí lớn hơn; đây cũng là yếu tố quan trọng, được Không quân Ấn Độ xem xét.Tuy nhiên, Boeing F-15EX sẽ cung cấp cho Không quân Ấn Độ một phương tiện chiến đấu hạng nặng, có thể hoạt động vào sâu trong lãnh thổ Pakistan và có khả năng không chiến với Không quân Trung Quốc ở khu vực biên giới có độ cao lớn như Ladakh.Quan trọng nhất, F-15EX có tốc độ đáng kinh ngạc, có khả năng đạt Mach 2,5. Máy bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, thâm nhập sâu vào hậu phương đối phương, tiến công chiến lược và tấn công mặt đất.Cuối cùng, bất kể Ấn Độ cuối cùng chọn F-15EX hay F-21, Không quân Ấn Độ sẽ có được một máy bay chiến đấu tiên tiến, để đối phó với đối thủ của mình. Đặc biệt, chỉ cần một phi đội F-15EX (12 chiếc), Không quân Ấn Độ đủ sức "thổi bay" toàn bộ số máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest. Khả năng cơ động đến đáng ngạc nhiên của tiêm kích F-15 khi bay ở độ cao thấp. Nguồn: Elwyn.
Để tăng quy mô lực lượng máy bay chiến đấu của mình, Không quân Ấn Độ đã mua 36 chiến đấu cơ hạng trung Rafales từ Pháp. 11 trong số 36 chiếc Rafale đã gia nhập Không quân Ấn Độ; và chỉ trong tháng 3 này, Không quân Ấn Độ có kế hoạch nhận sáu thêm 6 chiếc Rafale.
Ấn Độ cũng đã phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ Tejas, gồm cả hai phiên bản của không quân và hoạt động trên tàu sân bay; dự kiến, số Tejas sẽ tạo thành bộ đôi ''song sát'' cao - thấp, với chiến đấu cơ Rafale.
Mặc dù đã có các máy bay chiến đấu Rafale và Tejas, Ấn Độ có thể cần thêm những máy bay chiến đấu hiện đại hơn, để chống lại những thách thức mang tên Trung Quốc và Pakistan, trên các mặt trận phía bắc và phía tây.
Để đáp ứng các yêu cầu của Không quân, chính phủ Ấn Độ đã xem xét đấu thầu "Máy bay chiến đấu đa năng hạng trung" (MMRCA 2.0). Các mẫu máy bay ứng cử bao gồm Typhoon của châu Âu, JAS-39 của Thụy Điển; Mỹ đã tiếp thị F-15EX, F-21 và F/A-18 Super Hornet Block III cho Ấn Độ.
Vừa qua, Hãng hàng không vũ trụ khổng lồ Boeing của Mỹ đã tiết lộ, Chính phủ Mỹ đã thông qua việc bán máy bay chiến đấu hạng nặng mới nhất F-15EX cho Ấn Độ. Đây là phiên bản tiên tiến nhất của dòng máy bay chiến đấu F-15 Eagle.
Mặc dù F-15 được thiết kế từ năm 1967, nhưng được đánh giá là chiến đấu cơ thế hệ 4 thành công bậc nhất; đây là chiến đấu cơ hạng nặng, hai động cơ, ban đầu được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, trước máy bay chiến đấu của Liên Xô; nhập biên chế năm 1976 và được xuất khẩu sang một số quốc gia đồng minh.
Công ty Boeing cũng có mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ, mới đây nhất, Boeing đã cung cấp cho Ấn Độ 22 trực thăng tấn công Apache và 15 trực thăng vận tải hạng nặng Chinook. Tham gia đấu thầu Chương trình MMRCA 2.0 lần này, Boeing chào hàng chiến đấu cơ F-15EX, F/A-18E/F Super Hornet.
Cùng với công ty Boeing, Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin có trụ sở chính tại Maryland cũng cung cấp cho Ấn Độ máy bay chiến đấu F-21 để tăng cường sức mạnh trên không. Đây là phiên bản nâng cấp sâu của chiến đấu cơ F-16 nổi tiếng.
Theo thông tin, F-21 sử dụng nhiều thành phần và công nghệ của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như F-35 Lightning II và F-22 Raptor; những máy bay này đều được coi là những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trong thế giới và đều do Lockheed Martin phát triển.
Nếu Ấn Độ chọn chiến đấu cơ F-21, có thể mang lại cơ hội lớn cho chiến lược "made in India" và sẽ củng cố sức mạnh của Lockheed Martin và công ty Tata Group của Ấn Độ.
Ngoài ra, nếu F-21 được sản xuất ở Ấn Độ, nó sẽ góp phần đào tạo thêm hàng nghìn công nhân kỹ thuật cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý dự án, đảm bảo, hỗ trợ khách hàng… theo tiêu chuẩn Mỹ.
Hiện Lockheed Martin là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới. Lockheed tuyên bố sẽ sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, trong các sản phẩm của mình, để cung cấp F-21 cho Ấn Độ với giá cả phải chăng nhất.
F-21 là loại máy bay chiến đấu đa năng một động cơ; trong số tất cả các đối thủ, F-21 có tuổi thọ lâu nhất (khoảng 12.000 giờ bay). Số máy bay chiến đấu này, sẽ lấp đầy khoảng trống trong Không quân Ấn Độ, cùng với các máy bay chiến đấu Rafale và Tejas.
Ngoài ra, thùng nhiên liệu hợp quy trên tiêm kích F-21, có thể cung cấp bán kính chiến đấu và mang tải vũ khí lớn hơn; đây cũng là yếu tố quan trọng, được Không quân Ấn Độ xem xét.
Tuy nhiên, Boeing F-15EX sẽ cung cấp cho Không quân Ấn Độ một phương tiện chiến đấu hạng nặng, có thể hoạt động vào sâu trong lãnh thổ Pakistan và có khả năng không chiến với Không quân Trung Quốc ở khu vực biên giới có độ cao lớn như Ladakh.
Quan trọng nhất, F-15EX có tốc độ đáng kinh ngạc, có khả năng đạt Mach 2,5. Máy bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, thâm nhập sâu vào hậu phương đối phương, tiến công chiến lược và tấn công mặt đất.
Cuối cùng, bất kể Ấn Độ cuối cùng chọn F-15EX hay F-21, Không quân Ấn Độ sẽ có được một máy bay chiến đấu tiên tiến, để đối phó với đối thủ của mình. Đặc biệt, chỉ cần một phi đội F-15EX (12 chiếc), Không quân Ấn Độ đủ sức "thổi bay" toàn bộ số máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khả năng cơ động đến đáng ngạc nhiên của tiêm kích F-15 khi bay ở độ cao thấp. Nguồn: Elwyn.