Hàng thông tấn Al Masdar News cho biết, vào hôm 28/9, một chiếc tiêm kích bí ẩn đã tấn công khu vực nằm ở phía Đông Bắc Albukamal và ngay sau đó nó tiếp tục oanh tạc một địa điểm khác gần thành phố Al-Qa'im của Iraq.Hiện tại vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tình hình thương vong sau vụ tấn công trên, chỉ biết đối tượng bị oanh tạc là vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).Ít nhất đây đã là lần thứ ba lực lượng IRGC đóng quân sát biên giới Syria - Iraq trở thành đối tượng của một vụ oanh kích do không quân nước ngoài thực hiện."Tác giả" thực hiện vụ oanh tạc trên ban đầu được nhận định là không quân Israel (IAF) khi họ từng tiến hành những hành động tương tự trong quá khứ.Tuy vậy diễn biến lần này có khác biệt khi lực lượng phòng không Syria và Iran đã kịp nhận diện chiếc máy bay chiến đấu lạ và tiến hành khai hỏa để đáp trả.Đây là điều bất thường bởi không quân Israel thường sử dụng tiêm kích tàng hình F-35I Adir cho những vụ oanh tạc xuyên biên giới Syria, chiếc chiến đấu cơ này thường đến và đi một cách tuyệt đối vô hình.Do vậy trong lúc này hầu như mọi nghi ngờ đã hướng sang một lực lượng khác, khi cho rằng chiếc tiêm kích lạ trên chính là của không quân hoàng gia Saudi Arabia.Như đã biết, ngoài Israel thì Saudi Arabia cũng coi Iran là một mối nguy cơ lớn khi Tehran bị cáo buộc thường xuyên cung cấp tên lửa cho Houthi để tấn công vào Riyadh.Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa hai quốc gia là trận tập kích bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái vào nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia hôm 14/9 gây ra thiệt hại rất lớn.Saudi Arabia không tin Houthi là đối tượng tấn công, họ cáo buộc Iran đã trực tiếp ra tay bằng cách phóng tên lửa hành trình và máy bay không người lái từ lãnh thổ của mình.Riyadh tuyên bố sẽ trả đũa Tehran bằng mọi giá, tuy nhiên họ chưa đủ lực để tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Iran mà phải chờ đợi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.Trong tình cảnh này, biện pháp trả đũa khả thi nhất mà Saudi Arabia có thể thực hiện chính là tấn công vào lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đóng trên đất Syria và Iraq.Cách trả đũa này có thể giúp quân đội Saudi Arabia phần nào hả được cơn giận trong khi không đẩy tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông đi đến mức mất kiểm soát.Thực tế vụ tấn công trên cũng cho thấy khác hoàn toàn cách thức mà không quân Israel thực hiện, khi máy bay của IAF thường bắn tên lửa hành trình từ rất xa chứ không áp sát mục tiêu, điều này càng khiến cho nghi ngờ hướng nhiều hơn về phía Saudi Arabia.Mặc dù vậy, hiện tại tất cả các bên liên quan gồm Israel và Saudi Arabia vẫn chưa lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công vừa diễn ra.
Hàng thông tấn Al Masdar News cho biết, vào hôm 28/9, một chiếc tiêm kích bí ẩn đã tấn công khu vực nằm ở phía Đông Bắc Albukamal và ngay sau đó nó tiếp tục oanh tạc một địa điểm khác gần thành phố Al-Qa'im của Iraq.
Hiện tại vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tình hình thương vong sau vụ tấn công trên, chỉ biết đối tượng bị oanh tạc là vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Ít nhất đây đã là lần thứ ba lực lượng IRGC đóng quân sát biên giới Syria - Iraq trở thành đối tượng của một vụ oanh kích do không quân nước ngoài thực hiện.
"Tác giả" thực hiện vụ oanh tạc trên ban đầu được nhận định là không quân Israel (IAF) khi họ từng tiến hành những hành động tương tự trong quá khứ.
Tuy vậy diễn biến lần này có khác biệt khi lực lượng phòng không Syria và Iran đã kịp nhận diện chiếc máy bay chiến đấu lạ và tiến hành khai hỏa để đáp trả.
Đây là điều bất thường bởi không quân Israel thường sử dụng tiêm kích tàng hình F-35I Adir cho những vụ oanh tạc xuyên biên giới Syria, chiếc chiến đấu cơ này thường đến và đi một cách tuyệt đối vô hình.
Do vậy trong lúc này hầu như mọi nghi ngờ đã hướng sang một lực lượng khác, khi cho rằng chiếc tiêm kích lạ trên chính là của không quân hoàng gia Saudi Arabia.
Như đã biết, ngoài Israel thì Saudi Arabia cũng coi Iran là một mối nguy cơ lớn khi Tehran bị cáo buộc thường xuyên cung cấp tên lửa cho Houthi để tấn công vào Riyadh.
Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa hai quốc gia là trận tập kích bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái vào nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia hôm 14/9 gây ra thiệt hại rất lớn.
Saudi Arabia không tin Houthi là đối tượng tấn công, họ cáo buộc Iran đã trực tiếp ra tay bằng cách phóng tên lửa hành trình và máy bay không người lái từ lãnh thổ của mình.
Riyadh tuyên bố sẽ trả đũa Tehran bằng mọi giá, tuy nhiên họ chưa đủ lực để tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Iran mà phải chờ đợi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Trong tình cảnh này, biện pháp trả đũa khả thi nhất mà Saudi Arabia có thể thực hiện chính là tấn công vào lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đóng trên đất Syria và Iraq.
Cách trả đũa này có thể giúp quân đội Saudi Arabia phần nào hả được cơn giận trong khi không đẩy tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông đi đến mức mất kiểm soát.
Thực tế vụ tấn công trên cũng cho thấy khác hoàn toàn cách thức mà không quân Israel thực hiện, khi máy bay của IAF thường bắn tên lửa hành trình từ rất xa chứ không áp sát mục tiêu, điều này càng khiến cho nghi ngờ hướng nhiều hơn về phía Saudi Arabia.
Mặc dù vậy, hiện tại tất cả các bên liên quan gồm Israel và Saudi Arabia vẫn chưa lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công vừa diễn ra.