Đó là phiên bản xe tăng chủ lực T-54 cải biến do Liên Xô sản xuất thử nghiệm, loại xe tăng này sử dụng nòng ngắn có hình dáng rất "kỳ dị" và đây là nòng phun lửa chứ không phải nòng pháo. Nguồn ảnh: Armyofthor.T-54 cụt vòi mang tên Đề án 483 được thiết kế và sản xuất thử tại Kharkov năm 1957. Ngoài trừ hệ thống hỏa lực được thay thế, còn lại toàn bộ khung gầm của xe được giữ nguyên bản như trên xe tăng chủ lực T-54. Nguồn ảnh: Rumil.Thay vì sử dụng pháo 100mm như trên xe tăng T-54, xe tăng "cụt vòi" T-54 này sử dụng một khẩu súng phun lửa OM-250 làm vũ khí chính. Nguồn ảnh: Reca.Khẩu súng phun lửa này cho phép phụt nhiên liệu cháy xa tối đa 250 mét tùy thuộc vào điều kiện gió của môi trường xung quanh. Nhiên liệu phun lửa là xăng pha polymer có khả năng bám dính như bom napalm của Mỹ. Nguồn ảnh: Reca.Khi bám lên bề mặt vật liệu, kể cả vật liệu không bắt lửa, đám cháy từ nhiên liệu cháy sẽ dính lên bề mặt và gây hư hỏng đáng kể cho mục tiêu bằng cách sinh ra nhiệt lớn, gây ra sự giãn nỡ không đồng đều. Nguồn ảnh: Reca.Khi bám lên cơ thể, loại nhiên liệu cháy này sẽ gần như là "bản án tử" với nạn nhân, gây ra những vết thương lớn và có thể khiến nạn nhân tử vong sau đó do nhiễm trùng. Nguồn ảnh: Rumil.Bên trong thùng xe, một thùng chứa nhiên liệu cháy dung tích 1600 lít đã được thêm vào, ngoài ra xe còn trang bị một khẩu súng máy với 1750 viên đạn dự phòng. Nguồn ảnh: Rumil.Do không cần nạp đạn nên xe không cần nạp đạn viên, biên chế chiến đấu của Đề án 483 chỉ có ba người bao gồm lái xe, trưởng xe và xạ thủ. Nguồn ảnh: Rumil.Mặc dù xe tăng phun lửa được Mỹ sử dụng với số lượng khá nhiều trong chiến đấu, tuy nhiên Đề án 483 của Liên Xô lại không được sản xuất đại trà, chỉ duy nhất một mẫu thử nghiệm từng được ra đời và giờ đang nằm "ngoan ngoãn" trong viện bảo tàng. Vũ khí phun lửa sau này cũng bị cấm và hạn chế phổ biến ở mức tối đa do mức độ vô nhân đạo của nó và nguy hiểm cho dân thường. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Bên trong xe tăng T-54/55 của Liên Xô - thiết kế tiện nghi đến không ngờ?
Đó là phiên bản xe tăng chủ lực T-54 cải biến do Liên Xô sản xuất thử nghiệm, loại xe tăng này sử dụng nòng ngắn có hình dáng rất "kỳ dị" và đây là nòng phun lửa chứ không phải nòng pháo. Nguồn ảnh: Armyofthor.
T-54 cụt vòi mang tên Đề án 483 được thiết kế và sản xuất thử tại Kharkov năm 1957. Ngoài trừ hệ thống hỏa lực được thay thế, còn lại toàn bộ khung gầm của xe được giữ nguyên bản như trên xe tăng chủ lực T-54. Nguồn ảnh: Rumil.
Thay vì sử dụng pháo 100mm như trên xe tăng T-54, xe tăng "cụt vòi" T-54 này sử dụng một khẩu súng phun lửa OM-250 làm vũ khí chính. Nguồn ảnh: Reca.
Khẩu súng phun lửa này cho phép phụt nhiên liệu cháy xa tối đa 250 mét tùy thuộc vào điều kiện gió của môi trường xung quanh. Nhiên liệu phun lửa là xăng pha polymer có khả năng bám dính như bom napalm của Mỹ. Nguồn ảnh: Reca.
Khi bám lên bề mặt vật liệu, kể cả vật liệu không bắt lửa, đám cháy từ nhiên liệu cháy sẽ dính lên bề mặt và gây hư hỏng đáng kể cho mục tiêu bằng cách sinh ra nhiệt lớn, gây ra sự giãn nỡ không đồng đều. Nguồn ảnh: Reca.
Khi bám lên cơ thể, loại nhiên liệu cháy này sẽ gần như là "bản án tử" với nạn nhân, gây ra những vết thương lớn và có thể khiến nạn nhân tử vong sau đó do nhiễm trùng. Nguồn ảnh: Rumil.
Bên trong thùng xe, một thùng chứa nhiên liệu cháy dung tích 1600 lít đã được thêm vào, ngoài ra xe còn trang bị một khẩu súng máy với 1750 viên đạn dự phòng. Nguồn ảnh: Rumil.
Do không cần nạp đạn nên xe không cần nạp đạn viên, biên chế chiến đấu của Đề án 483 chỉ có ba người bao gồm lái xe, trưởng xe và xạ thủ. Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù xe tăng phun lửa được Mỹ sử dụng với số lượng khá nhiều trong chiến đấu, tuy nhiên Đề án 483 của Liên Xô lại không được sản xuất đại trà, chỉ duy nhất một mẫu thử nghiệm từng được ra đời và giờ đang nằm "ngoan ngoãn" trong viện bảo tàng. Vũ khí phun lửa sau này cũng bị cấm và hạn chế phổ biến ở mức tối đa do mức độ vô nhân đạo của nó và nguy hiểm cho dân thường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Bên trong xe tăng T-54/55 của Liên Xô - thiết kế tiện nghi đến không ngờ?