Lầu Năm Góc hồi cuối tháng 12/2019 trình lên Nhà Trắng kế hoạch ngân sách năm 2020, trong đó đề xuất hủy kế hoạch tái nạp nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng trên tàu sân bay USS Harry S. Truman và cho loại biên không đoàn trên tàu, theo biên bản của Nhà Trắng được Defense News công bố ngày 30/12/2019.Hải quân Mỹ muốn dùng ngân sách từ việc nạp nhiên liệu cho tàu Truman để phục vụ dự án phát triển công nghệ không người lái và tên lửa siêu vượt âm.Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ đề xuất này."Đề xuất ngân sách của hải quân không bao gồm việc tái nạp nhiên liệu hạt nhân cho tàu sân bay USS Harry S. Truman và duy trì không đoàn của nó. Bộ Quốc phòng cần nộp cho Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của Nhà Trắng kế hoạch tiếp liệu cho USS Harry S. Truman trong năm tới trước ngày 27-12", theo biên bản của OMB.Sau khi đề xuất bị bác, hải quân Mỹ đã nộp kế hoạch tiếp liệu cho tàu Harry S. Truman đúng thời hạn và khôi phục ngân sách hoạt động của tàu sân bay cùng không đoàn.Hải quân Mỹ từ chối bình luận về quyết định trước khi dự thảo ngân sách được trình lên quốc hội vào năm 2020.Lầu Năm Góc từng 2 lần đề xuất loại biên sớm tàu sân bay USS Harry S. Truman trong năm nay nhưng đều không thành công do vấp phải sự phản đối của Nhà Trắng.Kế hoạch loại biên sớm USS Harry S. Truman lần thứ nhất của Lầu Năm Góc bị Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ phản đối gay gắt hồi tháng 3/2019.Ông Trump chính thức bác kế hoạch này vào tháng 4, sau khi Lầu Năm Góc ký hợp đồng mua 2 tàu sân bay lớp Ford để thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz.USS Harry S. Truman là siêu tàu sân bay thứ 8 thuộc lớp Nimitz, đươc biên chế tháng 7-1998 và có giá ước tính khoảng 5,8 tỷ USD. Tàu này thường được Mỹ triển khai tại Trung Đông để đánh khủng bố IS, cũng như răn đe Iran.Theo lịch trình, tàu sân bay này phải được tái tiếp nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng vào năm 2020 để có thể tiếp tục phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ thêm 25 năm nữa.Nếu không được tiếp liệu, USS Harry S. Truman sẽ buộc phải dừng hoạt động trong vài năm tới.Các tàu sân bay sau 25 năm hoạt động sẽ được cấp nhiên liệu để vận hành lò phản ứng hạt nhân trong 25 năm tiếp theo.Giới chuyên gia cho rằng các siêu tàu sân bay đại diện cho sức mạnh quân sự của Mỹ đang trở nên dễ tổn thương trước các loại vũ khí diệt hạm hiện đại.Tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng các tàu sân bay được hộ tống bởi các chiến hạm có khả năng công thủ toàn diện. Vì thế cũng không dễ dàng nếu dùng tên lửa diệt hạm tiêu diệt chúng.Với khả năng mang tối đa 90 máy bay các loại, tàu sân bay được coi là cú đấm thép trên đại dương của Mỹ. Chúng đủ sức tấn công bất cứ quốc gia nào.
Lầu Năm Góc hồi cuối tháng 12/2019 trình lên Nhà Trắng kế hoạch ngân sách năm 2020, trong đó đề xuất hủy kế hoạch tái nạp nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng trên tàu sân bay USS Harry S. Truman và cho loại biên không đoàn trên tàu, theo biên bản của Nhà Trắng được Defense News công bố ngày 30/12/2019.
Hải quân Mỹ muốn dùng ngân sách từ việc nạp nhiên liệu cho tàu Truman để phục vụ dự án phát triển công nghệ không người lái và tên lửa siêu vượt âm.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ đề xuất này.
"Đề xuất ngân sách của hải quân không bao gồm việc tái nạp nhiên liệu hạt nhân cho tàu sân bay USS Harry S. Truman và duy trì không đoàn của nó. Bộ Quốc phòng cần nộp cho Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của Nhà Trắng kế hoạch tiếp liệu cho USS Harry S. Truman trong năm tới trước ngày 27-12", theo biên bản của OMB.
Sau khi đề xuất bị bác, hải quân Mỹ đã nộp kế hoạch tiếp liệu cho tàu Harry S. Truman đúng thời hạn và khôi phục ngân sách hoạt động của tàu sân bay cùng không đoàn.
Hải quân Mỹ từ chối bình luận về quyết định trước khi dự thảo ngân sách được trình lên quốc hội vào năm 2020.
Lầu Năm Góc từng 2 lần đề xuất loại biên sớm tàu sân bay USS Harry S. Truman trong năm nay nhưng đều không thành công do vấp phải sự phản đối của Nhà Trắng.
Kế hoạch loại biên sớm USS Harry S. Truman lần thứ nhất của Lầu Năm Góc bị Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ phản đối gay gắt hồi tháng 3/2019.
Ông Trump chính thức bác kế hoạch này vào tháng 4, sau khi Lầu Năm Góc ký hợp đồng mua 2 tàu sân bay lớp Ford để thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz.
USS Harry S. Truman là siêu tàu sân bay thứ 8 thuộc lớp Nimitz, đươc biên chế tháng 7-1998 và có giá ước tính khoảng 5,8 tỷ USD. Tàu này thường được Mỹ triển khai tại Trung Đông để đánh khủng bố IS, cũng như răn đe Iran.
Theo lịch trình, tàu sân bay này phải được tái tiếp nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng vào năm 2020 để có thể tiếp tục phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ thêm 25 năm nữa.
Nếu không được tiếp liệu, USS Harry S. Truman sẽ buộc phải dừng hoạt động trong vài năm tới.
Các tàu sân bay sau 25 năm hoạt động sẽ được cấp nhiên liệu để vận hành lò phản ứng hạt nhân trong 25 năm tiếp theo.
Giới chuyên gia cho rằng các siêu tàu sân bay đại diện cho sức mạnh quân sự của Mỹ đang trở nên dễ tổn thương trước các loại vũ khí diệt hạm hiện đại.
Tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng các tàu sân bay được hộ tống bởi các chiến hạm có khả năng công thủ toàn diện. Vì thế cũng không dễ dàng nếu dùng tên lửa diệt hạm tiêu diệt chúng.
Với khả năng mang tối đa 90 máy bay các loại, tàu sân bay được coi là cú đấm thép trên đại dương của Mỹ. Chúng đủ sức tấn công bất cứ quốc gia nào.