Trong biên chế lực lượng Không quân Vũ trụ Nga hiện tại, có khoảng hơn 2000 máy bay phản lực cánh bằng các loại. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ sử dụng tiêm kích hai động cơ, không sở hữu bất cứ loại tiêm kích một động cơ nào.Một trong những lý do chính, đó là phần lớn các loại tiêm kích trong biên chế Không quân Vũ trụ Nga hiện tại, phần lớn đều là các chiến đấu cơ được phát triển từ dòng Su-27 trước đây, nên đều sử dụng hai động cơ phản lực.Tuy nhiên, một phần lý do việc Nga không sử dụng tiêm kích một động cơ trong biên chế, lại tới từ sự thiếu xót trong giai đoạn cuối khi Liên Xô chuẩn bị tan rã.Cụ thể là với tiêm kích MiG-29. Loại chiến đấu cơ này khi phát triển đã được hướng tới thiết kế tiêm kích một động cơ, để cạnh tranh với chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất.Tuy nhiên, thiết kế này lại gặp phải trở ngại rất khó khăn, đó là cả Liên Xô khi đó, không có loại động cơ phản lực nào đủ khỏe và nhẹ, để có thể áp dụng cho thiết kế của MiG-29 khi đó.Nhà thiết kế Mikoyan sau đó đã phải sửa lại bản vẽ MiG-29, buộc nó phải sử dụng hai động cơ phản lực thay vì một động cơ như ý tưởng ban đầu.Về cơ bản, vào giai đoạn cuối khi Liên Xô chuẩn bị tan rã, việc chi tiền cho nghiên cứu, chế tạo động cơ phản lực thế hệ mới là rất khó khăn. Các nhà thiết kế tiêm kích khi này, buộc phải sử dụng tất cả những gì có sẵn trong tay, và ý tưởng về tiêm kích động cơ đơn của Moscow, đã chấm dứt kể từ đó.Mặc dù vậy, vẫn có thể coi tiêm kích hai động cơ có nhiều ưu điểm hơn, so với các tiêm kích một động cơ. Bản thân Mỹ ở thời điểm hiện tại, cũng đã dừng sản xuất phi cơ chiến đấu động cơ đơn, phiên bản F-16 dù rất phổ biến, tới nay cũng chỉ nhận được nâng cấp thêm, dây chuyền sản xuất mới đã bị đóng cửa từ năm 2017, tới năm 2019 được cho hoạt động trở lại nhưng cũng chỉ để xuất khẩu.So với các tiêm kích một động cơ, chiến đấu cơ động cơ kép được coi là hoạt động ổn định hơn. Trong trường hợp một động cơ bị hỏng, ít nhất một động cơ còn lại, cũng đủ để đưa máy bay hạ cánh an toàn.Hai động cơ, đồng nghĩa với việc máy bay sẽ hai nguồn cung năng lượng động lập để cung cấp điện cho hệ thống máy tính, và cả các hệ thống thủy lực trên máy bay.Với các tiêm kích một động cơ, một khi động cơ dừng hoạt động, phi cơ sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái mất điều khiển. Nhất là với các phi cơ hiện đại ngày nay, vốn sử dụng hệ thống lái điện tử fly-by-wire, chỉ cần động cơ tắt, máy tính cũng sẽ tắt và hệ thống lái sẽ vô dụng ngay lập tức.Bản thân tiêm kích F-16 của Mỹ cũng sử dụng nhiên liệu đặc biệt, cùng với đó là hệ thống dự trữ năng lượng điện, cho phép máy bay hoạt động thêm 10 phút sau khi động cơ tắt. Hết 10 phút, năng lượng dự trữ sẽ hết và khi này máy bay cũng sẽ vô phương điều khiển.Ở chiều hướng ngược lại, tiêm kích một động cơ lại có ưu điểm nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn nếu so sánh với một tiêm kích hai động cơ có cùng lực đẩy đầu ra. Thậm chí, các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, có khả năng mang vũ khí lên tới 7,7 tấn, chỉ thua kém các phi cơ Su-30 hai động cơ của Nga đúng 300 kg.Trong tương lai, Nga đang muốn thay thế các chiến đấu cơ MiG-29 của mình bằng một loại chiến đấu cơ động cơ đơn. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, thiết kế của loại tiêm kích động cơ đơn mới của Nga, nhiều khả năng vẫn đang nằm trên giấy. Thứ đầu tiên mà Moscow cần, là một động cơ phản lực đủ khỏe, để gánh cả chiếc tiêm kích. Nguồn ảnh: Pinterest. Chiến đấu cơ MiG-29 của Nga tới nay vẫn được coi là loại tiêm kích "hạng nhẹ" bậc nhất mà Moscow đang sở hữu. Nguồn: Mikoyan.
Trong biên chế lực lượng Không quân Vũ trụ Nga hiện tại, có khoảng hơn 2000 máy bay phản lực cánh bằng các loại. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ sử dụng tiêm kích hai động cơ, không sở hữu bất cứ loại tiêm kích một động cơ nào.
Một trong những lý do chính, đó là phần lớn các loại tiêm kích trong biên chế Không quân Vũ trụ Nga hiện tại, phần lớn đều là các chiến đấu cơ được phát triển từ dòng Su-27 trước đây, nên đều sử dụng hai động cơ phản lực.
Tuy nhiên, một phần lý do việc Nga không sử dụng tiêm kích một động cơ trong biên chế, lại tới từ sự thiếu xót trong giai đoạn cuối khi Liên Xô chuẩn bị tan rã.
Cụ thể là với tiêm kích MiG-29. Loại chiến đấu cơ này khi phát triển đã được hướng tới thiết kế tiêm kích một động cơ, để cạnh tranh với chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, thiết kế này lại gặp phải trở ngại rất khó khăn, đó là cả Liên Xô khi đó, không có loại động cơ phản lực nào đủ khỏe và nhẹ, để có thể áp dụng cho thiết kế của MiG-29 khi đó.
Nhà thiết kế Mikoyan sau đó đã phải sửa lại bản vẽ MiG-29, buộc nó phải sử dụng hai động cơ phản lực thay vì một động cơ như ý tưởng ban đầu.
Về cơ bản, vào giai đoạn cuối khi Liên Xô chuẩn bị tan rã, việc chi tiền cho nghiên cứu, chế tạo động cơ phản lực thế hệ mới là rất khó khăn. Các nhà thiết kế tiêm kích khi này, buộc phải sử dụng tất cả những gì có sẵn trong tay, và ý tưởng về tiêm kích động cơ đơn của Moscow, đã chấm dứt kể từ đó.
Mặc dù vậy, vẫn có thể coi tiêm kích hai động cơ có nhiều ưu điểm hơn, so với các tiêm kích một động cơ. Bản thân Mỹ ở thời điểm hiện tại, cũng đã dừng sản xuất phi cơ chiến đấu động cơ đơn, phiên bản F-16 dù rất phổ biến, tới nay cũng chỉ nhận được nâng cấp thêm, dây chuyền sản xuất mới đã bị đóng cửa từ năm 2017, tới năm 2019 được cho hoạt động trở lại nhưng cũng chỉ để xuất khẩu.
So với các tiêm kích một động cơ, chiến đấu cơ động cơ kép được coi là hoạt động ổn định hơn. Trong trường hợp một động cơ bị hỏng, ít nhất một động cơ còn lại, cũng đủ để đưa máy bay hạ cánh an toàn.
Hai động cơ, đồng nghĩa với việc máy bay sẽ hai nguồn cung năng lượng động lập để cung cấp điện cho hệ thống máy tính, và cả các hệ thống thủy lực trên máy bay.
Với các tiêm kích một động cơ, một khi động cơ dừng hoạt động, phi cơ sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái mất điều khiển. Nhất là với các phi cơ hiện đại ngày nay, vốn sử dụng hệ thống lái điện tử fly-by-wire, chỉ cần động cơ tắt, máy tính cũng sẽ tắt và hệ thống lái sẽ vô dụng ngay lập tức.
Bản thân tiêm kích F-16 của Mỹ cũng sử dụng nhiên liệu đặc biệt, cùng với đó là hệ thống dự trữ năng lượng điện, cho phép máy bay hoạt động thêm 10 phút sau khi động cơ tắt. Hết 10 phút, năng lượng dự trữ sẽ hết và khi này máy bay cũng sẽ vô phương điều khiển.
Ở chiều hướng ngược lại, tiêm kích một động cơ lại có ưu điểm nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn nếu so sánh với một tiêm kích hai động cơ có cùng lực đẩy đầu ra. Thậm chí, các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, có khả năng mang vũ khí lên tới 7,7 tấn, chỉ thua kém các phi cơ Su-30 hai động cơ của Nga đúng 300 kg.
Trong tương lai, Nga đang muốn thay thế các chiến đấu cơ MiG-29 của mình bằng một loại chiến đấu cơ động cơ đơn. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, thiết kế của loại tiêm kích động cơ đơn mới của Nga, nhiều khả năng vẫn đang nằm trên giấy. Thứ đầu tiên mà Moscow cần, là một động cơ phản lực đủ khỏe, để gánh cả chiếc tiêm kích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ MiG-29 của Nga tới nay vẫn được coi là loại tiêm kích "hạng nhẹ" bậc nhất mà Moscow đang sở hữu. Nguồn: Mikoyan.