Máy bay không người lái Bayraktar TB2 mà Ukraine nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, từng nổi lên như một "vũ khí lý tưởng", để có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các UAV có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã biến mất phần lớn khỏi chiến trường, làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của chúng.Thành công của UAV TB2 trên chiến trường Ukraine, đã được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Chiến tích của những chiếc UAV TB-2 này, đã được ghi lại trong vô số video được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, mô tả những chiếc UAV của Ukraine, đang hủy diệt những binh đoàn cơ giới của Nga. Tuy nhiên, sự “biến mất đột ngột” của những chiếc UAV TB-2 trên chiến trường Ukraine, cũng như trên các phương tiện truyền thông, đã khiến nhiều nhà phân tích quân sự đang cố gắng tìm ra lý do đằng sau của sự “biến mất đột ngột” này.Theo các nguồn thông tin của Nga cho biết, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột nổ ra, các lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ ít nhất 130 chiếc UAV TB2 của Ukraine. Tuy nhiên, con số công bố của Nga, khác hẳn so với số lượng UAV TB-2 mà Ukraine nhận từ Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nguồn tin của Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine chỉ nhận được 50 chiếc UAV TB2 từ công ty Bayrak.Các phương tiện truyền thông Nga cũng đã nhấn mạnh việc không có thông tin liên quan đến các hoạt động chiến đấu của UAV TB2 ở chiến trường Ukraine kể từ giữa tháng 8. Trên thực tế, ở chiến trường Ukraine, UAV TB-2 đã không phát huy hiệu quả như ở chiến trường Libya, Syria và đặc biệt là trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh. Các cuộc tấn công trên Đảo Rắn, bắt đầu vào những tuần đầu tiên của tháng 5 và kéo dài đến cuối tháng 6, là một trong những cuộc đối đầu đáng chú ý cuối cùng của UAV TB-2, với lực lượng phòng không Nga.Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga đã nhận ra những sai lầm của mình và họ đã tăng cường hiệu quả của hệ thống phòng không nhiều lớp. Trong khi đó, lại có thông tin cho rằng, Mỹ dự định bán cho Ukraine UAV vũ trang MQ-1C Grey Eagle; loại UAV có tính năng cao hơn TB2.Tuy nhiên, chính các chuyên gia quân sự Mỹ cũng lo ngại không kém rằng, phòng không Nga có thể dễ dàng bắn hạ UAV vũ trang Grey Eagle, điều này sẽ làm mất đi công nghệ tiên tiến của Mỹ. Thậm chí Mỹ còn lo ngại, lực lượng tác chiến điện tử của Nga có thể ép loại UAV này hạ cánh và nhiều bí mật có thể rơi vào tay các chuyên gia công nghệ quân sự Nga.Việc Nga tăng cường hệ thống phòng không và bắn hạ, gây nhiễu nhiều UAV của Ukraine, là một trong những lý do khiến UAV TB-2 có thể “mất tích” trên chiến trường. Samuel Bendett, một nhà phân tích và chuyên gia về các hệ thống quân sự không người lái và robot, lưu ý rằng tác chiến điện tử và phòng không của Nga đã được cải thiện trong việc phối hợp và triển khai, so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Nga đang sử dụng radar cảnh báo sớm để xác định vị trí UAV và vũ khí chiến tranh điện tử đang được sử dụng để gây nhiễu và cản trở đường truyền của chúng. Tham mưu trưởng Không quân (CAS) của Không quân Ấn Độ (IAF) gần đây đã lưu ý rằng “Các thông tin đầu vào về hiệu quả của UAV TB2 ở chiến trường Ukraine giai đoạn đầu, đã được các phương tiện truyền thông quá phóng đại. Khi Quân đội Nga chuyển các hành động tác chiến sang phía Đông, nơi có hệ thống phòng thủ có cấu trúc nhiều lớp của Nga; thì hầu hết các thông tin đều cho thấy, tính dễ bị tổn thương cao và tác động hạn chế của UAV TB2”. “Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của một hệ thống phòng không nhiều lớp và tầm xa với cả các tùy chọn tiêu diệt “cứng và mềm” để đối phó với UAV. Tuy nhiên, chỉ có thể đưa ra kết luận dứt khoát sau khi toàn bộ bối cảnh và điều kiện trở nên rõ ràng”, ông nói thêm.Bên cạnh đó, Moscow cũng triển khai nhiều loại vũ khí, bao gồm súng máy phòng không và hệ thống phòng không tầm thấp, như hệ thống tên lửa Tor, Pantsir-S1 để bắn UAV. Trong giai đoạn mới của cuộc xung đột, UAV của Ukraine đang trở lên kém hiệu quả hơn, nhưng Nga đang sử dụng hiệu quả UAV có nguồn gốc do Iran sản xuất. Các thông tin mới nhất cũng dự đoán, Nga đã không sử dụng các loại UAV có nguồn gốc từ Iran trong một thời gian khá dài và có thể sắp hết loại UAV giá rẻ này.Tuy nhiên truyền thông Nga cũng suy đoán rằng, thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một yếu tố khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ không bán UAV TB-2 cho Ukraine tiếp tục sử dụng; nhất là vũ khí đi kèm.Trước đây có thông tin rằng, Tổng thống Nga Putin đã đặt điều kiện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngừng giao UAV TB-2 cho Ukraine, để duy trì thỏa thuận khí đốt. Do đó, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thực hiện bất kỳ đợt giao UAV TB2 mới nào cho Ukraine.Thời báo EurAsian của Ấn Độ cũng đưa tin, công ty Baykar đã rút lui khỏi việc thành lập một nhà máy sản xuất UAV ở Ukraine, với sự hợp tác của một công ty quốc phòng nhà nước Ukraine.Truyền thông Nga cho rằng, sức ép chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải hệ thống phòng không của Nga, là nguyên nhân dẫn đến sự vắng mặt của máy bay không người lái TB của Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Ukraine.
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 mà Ukraine nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, từng nổi lên như một "vũ khí lý tưởng", để có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các UAV có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã biến mất phần lớn khỏi chiến trường, làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của chúng.
Thành công của UAV TB2 trên chiến trường Ukraine, đã được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Chiến tích của những chiếc UAV TB-2 này, đã được ghi lại trong vô số video được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, mô tả những chiếc UAV của Ukraine, đang hủy diệt những binh đoàn cơ giới của Nga.
Tuy nhiên, sự “biến mất đột ngột” của những chiếc UAV TB-2 trên chiến trường Ukraine, cũng như trên các phương tiện truyền thông, đã khiến nhiều nhà phân tích quân sự đang cố gắng tìm ra lý do đằng sau của sự “biến mất đột ngột” này.
Theo các nguồn thông tin của Nga cho biết, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột nổ ra, các lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ ít nhất 130 chiếc UAV TB2 của Ukraine. Tuy nhiên, con số công bố của Nga, khác hẳn so với số lượng UAV TB-2 mà Ukraine nhận từ Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nguồn tin của Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine chỉ nhận được 50 chiếc UAV TB2 từ công ty Bayrak.
Các phương tiện truyền thông Nga cũng đã nhấn mạnh việc không có thông tin liên quan đến các hoạt động chiến đấu của UAV TB2 ở chiến trường Ukraine kể từ giữa tháng 8. Trên thực tế, ở chiến trường Ukraine, UAV TB-2 đã không phát huy hiệu quả như ở chiến trường Libya, Syria và đặc biệt là trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh.
Các cuộc tấn công trên Đảo Rắn, bắt đầu vào những tuần đầu tiên của tháng 5 và kéo dài đến cuối tháng 6, là một trong những cuộc đối đầu đáng chú ý cuối cùng của UAV TB-2, với lực lượng phòng không Nga.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga đã nhận ra những sai lầm của mình và họ đã tăng cường hiệu quả của hệ thống phòng không nhiều lớp. Trong khi đó, lại có thông tin cho rằng, Mỹ dự định bán cho Ukraine UAV vũ trang MQ-1C Grey Eagle; loại UAV có tính năng cao hơn TB2.
Tuy nhiên, chính các chuyên gia quân sự Mỹ cũng lo ngại không kém rằng, phòng không Nga có thể dễ dàng bắn hạ UAV vũ trang Grey Eagle, điều này sẽ làm mất đi công nghệ tiên tiến của Mỹ. Thậm chí Mỹ còn lo ngại, lực lượng tác chiến điện tử của Nga có thể ép loại UAV này hạ cánh và nhiều bí mật có thể rơi vào tay các chuyên gia công nghệ quân sự Nga.
Việc Nga tăng cường hệ thống phòng không và bắn hạ, gây nhiễu nhiều UAV của Ukraine, là một trong những lý do khiến UAV TB-2 có thể “mất tích” trên chiến trường.
Samuel Bendett, một nhà phân tích và chuyên gia về các hệ thống quân sự không người lái và robot, lưu ý rằng tác chiến điện tử và phòng không của Nga đã được cải thiện trong việc phối hợp và triển khai, so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Nga đang sử dụng radar cảnh báo sớm để xác định vị trí UAV và vũ khí chiến tranh điện tử đang được sử dụng để gây nhiễu và cản trở đường truyền của chúng.
Tham mưu trưởng Không quân (CAS) của Không quân Ấn Độ (IAF) gần đây đã lưu ý rằng “Các thông tin đầu vào về hiệu quả của UAV TB2 ở chiến trường Ukraine giai đoạn đầu, đã được các phương tiện truyền thông quá phóng đại.
Khi Quân đội Nga chuyển các hành động tác chiến sang phía Đông, nơi có hệ thống phòng thủ có cấu trúc nhiều lớp của Nga; thì hầu hết các thông tin đều cho thấy, tính dễ bị tổn thương cao và tác động hạn chế của UAV TB2”.
“Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của một hệ thống phòng không nhiều lớp và tầm xa với cả các tùy chọn tiêu diệt “cứng và mềm” để đối phó với UAV. Tuy nhiên, chỉ có thể đưa ra kết luận dứt khoát sau khi toàn bộ bối cảnh và điều kiện trở nên rõ ràng”, ông nói thêm.
Bên cạnh đó, Moscow cũng triển khai nhiều loại vũ khí, bao gồm súng máy phòng không và hệ thống phòng không tầm thấp, như hệ thống tên lửa Tor, Pantsir-S1 để bắn UAV.
Trong giai đoạn mới của cuộc xung đột, UAV của Ukraine đang trở lên kém hiệu quả hơn, nhưng Nga đang sử dụng hiệu quả UAV có nguồn gốc do Iran sản xuất. Các thông tin mới nhất cũng dự đoán, Nga đã không sử dụng các loại UAV có nguồn gốc từ Iran trong một thời gian khá dài và có thể sắp hết loại UAV giá rẻ này.
Tuy nhiên truyền thông Nga cũng suy đoán rằng, thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một yếu tố khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ không bán UAV TB-2 cho Ukraine tiếp tục sử dụng; nhất là vũ khí đi kèm.
Trước đây có thông tin rằng, Tổng thống Nga Putin đã đặt điều kiện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngừng giao UAV TB-2 cho Ukraine, để duy trì thỏa thuận khí đốt. Do đó, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thực hiện bất kỳ đợt giao UAV TB2 mới nào cho Ukraine.
Thời báo EurAsian của Ấn Độ cũng đưa tin, công ty Baykar đã rút lui khỏi việc thành lập một nhà máy sản xuất UAV ở Ukraine, với sự hợp tác của một công ty quốc phòng nhà nước Ukraine.
Truyền thông Nga cho rằng, sức ép chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải hệ thống phòng không của Nga, là nguyên nhân dẫn đến sự vắng mặt của máy bay không người lái TB của Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Ukraine.