Một trong những điều thú vị nhất trong cán cân quân sự ở trên bán đảo Triều Tiên là việc Hàn Quốc đang có trong tay những vũ khí Nga tiên tiến hơn nhiều so với những thứ mà Triều Tiên có, bất chấp Triều Tiên là đồng minh truyền thống của Liên Xô trước kia và Nga ngày nay.Tình trạng này xảy ra vào những năm 1990 sau khi Nga, quốc gia kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô trước kia, nay cũng thừa kế luôn khoản nợ 1,5 tỷ USD của Liên Xô vay Hàn Quốc.Một thỏa thuận đã được đề xuất, Nga sẽ chuyển giao nhiều mặt hàng thiết bị quân sự hàng đầu của họ để đổi lấy việc Hàn Quốc hủy 50% nợ của Nga, bao gồm cả những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của họ lúc đó như xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U và xe thiết giáp BMP-3. Lúc đầu Seoul phản đối nhưng đến năm 1994 họ đã đồng ý.Theo cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga đã giao cho Hàn Quốc 43 chiếc xe tăng T-80U MBT và 67 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong giai đoạn từ năm 1995 - 2006.Các chuyên gia của Viện cho biết, theo thỏa thuận giai đoạn 1 trả nợ của Liên Xô cho Hàn Quốc (1996-1998) gồm 30 chiếc BMP-3, 33 chiếc T-80U, khoảng 700 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M131 Metis-M.Tiếp theo là 50 tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Igla-1 và 550 tên lửa chống tăng có điều khiển bắn qua nòng pháo 9M117 Bastion, cho các xe BMP-3 đã được cung cấp như một phần của thỏa thuận. Chi phí cho các vũ khí nói trên là 209 triệu USD.Chương trình thanh toán nợ thứ hai diễn ra vào giai đoạn 1999-2006. Trong khoảng thời gian quy định, Seoul đã nhận được 15 máy bay trực thăng tìm kiếm và cứu hộ (SOR) Kamov Ka-32, 2.000 tên lửa 9M131 Metis-M.Ngoài ra còn có 37 xe thiết giáp BMP-3, 23 máy bay huấn luyện sơ cấp Ilyushin Il-103, 3 tàu đổ bộ tấn công dự án 12061 Murena (lớp Tsaplya) và 10 chiếc T-80U MBT trị giá 534 triệu USD.Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, Hàn Quốc đã có trong tay những vũ khí Nga vượt xa đối thủ Triều Tiên. Trong khi Hàn Quốc có T-80 thì những xe tăng tối tân nhất của Triều Tiên chỉ tương đương T-62 hay T-72, còn BMP-3 cũng vượt xa những xe thiết giáp cổ lỗ của Triều Tiên.Làm thế nào mà Nga sẵn sàng vũ trang cho Quân đội Hàn Quốc với những vũ khí vượt xa mọi thứ mà đồng minh Triều Tiên truyền thống có? Và tại sao họ lại “ung dung” đến mức chuyển giao công nghệ xe tăng mới nhất của mình cho một đồng minh thân cận của Mỹ?Câu trả lời đơn giản là vào những năm 1990, Moscow về cơ bản đã lạnh nhạt với đồng minh Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn và thay vào đó, họ đã lựa chọn Hàn Quốc lúc này đang có rất nhiều tiền.Quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa Nga và Triều Tiên giảm xuống gần như bằng không. Moscow giai đoạn đó đã xem Triều Tiên là một quốc gia toàn trị và không có tương lai. Nhiều quan chức ở Moscow tin rằng Triều Tiên đã gần sụp đổ và không có gì có thể chống lại việc Triều Tiên sẽ bị Hàn Quốc sáp nhập.Nhận xét về việc xuất khẩu vũ khí của Nga, Alexey Leonkov, Tổng biên tập của một tạp chí quân sự Nga nói rằng, nước Nga khi đó cũng gặp nhiều khó khăn và chỉ quan tâm tới công việc kinh doanh hơn là những vấn đề chính trị.
Một trong những điều thú vị nhất trong cán cân quân sự ở trên bán đảo Triều Tiên là việc Hàn Quốc đang có trong tay những vũ khí Nga tiên tiến hơn nhiều so với những thứ mà Triều Tiên có, bất chấp Triều Tiên là đồng minh truyền thống của Liên Xô trước kia và Nga ngày nay.
Tình trạng này xảy ra vào những năm 1990 sau khi Nga, quốc gia kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô trước kia, nay cũng thừa kế luôn khoản nợ 1,5 tỷ USD của Liên Xô vay Hàn Quốc.
Một thỏa thuận đã được đề xuất, Nga sẽ chuyển giao nhiều mặt hàng thiết bị quân sự hàng đầu của họ để đổi lấy việc Hàn Quốc hủy 50% nợ của Nga, bao gồm cả những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của họ lúc đó như xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U và xe thiết giáp BMP-3. Lúc đầu Seoul phản đối nhưng đến năm 1994 họ đã đồng ý.
Theo cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga đã giao cho Hàn Quốc 43 chiếc xe tăng T-80U MBT và 67 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong giai đoạn từ năm 1995 - 2006.
Các chuyên gia của Viện cho biết, theo thỏa thuận giai đoạn 1 trả nợ của Liên Xô cho Hàn Quốc (1996-1998) gồm 30 chiếc BMP-3, 33 chiếc T-80U, khoảng 700 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M131 Metis-M.
Tiếp theo là 50 tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Igla-1 và 550 tên lửa chống tăng có điều khiển bắn qua nòng pháo 9M117 Bastion, cho các xe BMP-3 đã được cung cấp như một phần của thỏa thuận. Chi phí cho các vũ khí nói trên là 209 triệu USD.
Chương trình thanh toán nợ thứ hai diễn ra vào giai đoạn 1999-2006. Trong khoảng thời gian quy định, Seoul đã nhận được 15 máy bay trực thăng tìm kiếm và cứu hộ (SOR) Kamov Ka-32, 2.000 tên lửa 9M131 Metis-M.
Ngoài ra còn có 37 xe thiết giáp BMP-3, 23 máy bay huấn luyện sơ cấp Ilyushin Il-103, 3 tàu đổ bộ tấn công dự án 12061 Murena (lớp Tsaplya) và 10 chiếc T-80U MBT trị giá 534 triệu USD.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, Hàn Quốc đã có trong tay những vũ khí Nga vượt xa đối thủ Triều Tiên. Trong khi Hàn Quốc có T-80 thì những xe tăng tối tân nhất của Triều Tiên chỉ tương đương T-62 hay T-72, còn BMP-3 cũng vượt xa những xe thiết giáp cổ lỗ của Triều Tiên.
Làm thế nào mà Nga sẵn sàng vũ trang cho Quân đội Hàn Quốc với những vũ khí vượt xa mọi thứ mà đồng minh Triều Tiên truyền thống có? Và tại sao họ lại “ung dung” đến mức chuyển giao công nghệ xe tăng mới nhất của mình cho một đồng minh thân cận của Mỹ?
Câu trả lời đơn giản là vào những năm 1990, Moscow về cơ bản đã lạnh nhạt với đồng minh Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn và thay vào đó, họ đã lựa chọn Hàn Quốc lúc này đang có rất nhiều tiền.
Quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa Nga và Triều Tiên giảm xuống gần như bằng không. Moscow giai đoạn đó đã xem Triều Tiên là một quốc gia toàn trị và không có tương lai. Nhiều quan chức ở Moscow tin rằng Triều Tiên đã gần sụp đổ và không có gì có thể chống lại việc Triều Tiên sẽ bị Hàn Quốc sáp nhập.
Nhận xét về việc xuất khẩu vũ khí của Nga, Alexey Leonkov, Tổng biên tập của một tạp chí quân sự Nga nói rằng, nước Nga khi đó cũng gặp nhiều khó khăn và chỉ quan tâm tới công việc kinh doanh hơn là những vấn đề chính trị.