Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ kéo dài hơn 20 năm, bộ đội đặc công Việt Nam đã có kiểu ngụy trang độc nhất vô nhị đó là ở trần, chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi hoặc quần lót, bôi bùn và đất lên khắp người để hòa mình vào môi trường xung quanh. Nguồn ảnh: Infonet.Cách ngụy trang đó đã tỏ ra hiệu quả đến mức cho tới tận bây giờ, binh lính vẫn được dạy cách tận dụng các yếu tố có sẵn ở môi trường xung quanh để tự tạo cho mình một lớp "vỏ bọc" ngụy trang hợp nhất với môi trường tác chiến. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài ra, việc mặc thật ít quần áo cũng là yếu tố mang tính sống còn của lực lượng "luồn sâu đánh hiểm" này. Do việc luồn lách vào hậu cứ của đối phương đòi hỏi phải vượt qua hệ thống hàng rào dây thép gai rất dày đặc nên nếu mặc quần áo rộng quá sẽ dễ bị vướng khi chui qua hàng rào, mặc quần áo bó quá sẽ khiến người lính khó cử động, vậy nên tốt nhất là ở trần. Nguồn ảnh: Truongsa.Tùy từng địa hình tác chiến mà những người lính đặc công này sẽ tự "tùy biến" ngoại hình của mình để ẩn náu vào trong môi trường. Nguồn ảnh: Viettimes.Ngoài ra, trong trang phục của bộ đội đặc công Việt Nam còn có một chiếc mũ khá đặc biệt, chiếc mũ này được thiết kế ôm sát đầu người lính, dù không có tác dụng bảo vệ trước các loại vũ khí cá nhân như súng hay dao găm nhưng chiếc mũ này lại tỏ ra cực kỳ hữu hiệu trong tình huống cận chiến vì đối phương sẽ không thể túm tóc của người lính đặc công được. Nguồn ảnh: Zingnews.Ngoài ra, bùn sẽ trôi rất nhanh nếu bôi lên tóc nên việc đội thêm chiếc mũ này sẽ khiến người lính che đi được mái tóc đen của mình, giúp việc ngụy trang trở nên hoàn hảo hơn. Nguồn ảnh: QPVN.Chiếc quần đùi của người lính đặc công được thiết kế không có gì đặc biệt ngoài việc nó rất rộng và thoải mái, có nhiều túi trước sau và các đai, móc để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.Việc ở trần cho phép người lính đặc công thực hiện được nhiều nhiệm vụ trong nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải mang theo một loạt các quân phục ngụy trang cho từng địa hình riêng biệt mỗi khi hành quân. Nguồn ảnh: QPVN.Trong một vài trường hợp, bộ đội đặc công cũng sử dụng bộ quân phục xanh rằn ri nhạt màu, tuy nhiên đây vẫn phải là một bộ quân phục quần đùi áo cộc chứ tuyệt nhiên những người lính này không sử dụng quần áo dài khi tham chiến như các binh chủng khác. Nguồn ảnh:Giaoduc.Cách ngụy trang này hiệu quả đến nỗi các chuyên gia Nga và Cuba đã từng phải sang Việt Nam để xem bộ đội đặc công của ta trình diễn nhằm học hỏi. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm Cuba với kiểu ngụy trang mình trần của đặc công Việt Nam. Tuy nhiên do nước Nga có khí hậu quá lạnh giá nên việc bắt người lính mặc mỗi chiếc quần đùi ra trận là điều bất khả thi nên chỉ có lực lượng quân đội Cuba mới có thể học hỏi được kiểu ngụy trang này của ta. Nguồn ảnh: Tienphong.
Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ kéo dài hơn 20 năm, bộ đội đặc công Việt Nam đã có kiểu ngụy trang độc nhất vô nhị đó là ở trần, chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi hoặc quần lót, bôi bùn và đất lên khắp người để hòa mình vào môi trường xung quanh. Nguồn ảnh: Infonet.
Cách ngụy trang đó đã tỏ ra hiệu quả đến mức cho tới tận bây giờ, binh lính vẫn được dạy cách tận dụng các yếu tố có sẵn ở môi trường xung quanh để tự tạo cho mình một lớp "vỏ bọc" ngụy trang hợp nhất với môi trường tác chiến. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra, việc mặc thật ít quần áo cũng là yếu tố mang tính sống còn của lực lượng "luồn sâu đánh hiểm" này. Do việc luồn lách vào hậu cứ của đối phương đòi hỏi phải vượt qua hệ thống hàng rào dây thép gai rất dày đặc nên nếu mặc quần áo rộng quá sẽ dễ bị vướng khi chui qua hàng rào, mặc quần áo bó quá sẽ khiến người lính khó cử động, vậy nên tốt nhất là ở trần. Nguồn ảnh: Truongsa.
Tùy từng địa hình tác chiến mà những người lính đặc công này sẽ tự "tùy biến" ngoại hình của mình để ẩn náu vào trong môi trường. Nguồn ảnh: Viettimes.
Ngoài ra, trong trang phục của bộ đội đặc công Việt Nam còn có một chiếc mũ khá đặc biệt, chiếc mũ này được thiết kế ôm sát đầu người lính, dù không có tác dụng bảo vệ trước các loại vũ khí cá nhân như súng hay dao găm nhưng chiếc mũ này lại tỏ ra cực kỳ hữu hiệu trong tình huống cận chiến vì đối phương sẽ không thể túm tóc của người lính đặc công được. Nguồn ảnh: Zingnews.
Ngoài ra, bùn sẽ trôi rất nhanh nếu bôi lên tóc nên việc đội thêm chiếc mũ này sẽ khiến người lính che đi được mái tóc đen của mình, giúp việc ngụy trang trở nên hoàn hảo hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Chiếc quần đùi của người lính đặc công được thiết kế không có gì đặc biệt ngoài việc nó rất rộng và thoải mái, có nhiều túi trước sau và các đai, móc để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc ở trần cho phép người lính đặc công thực hiện được nhiều nhiệm vụ trong nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải mang theo một loạt các quân phục ngụy trang cho từng địa hình riêng biệt mỗi khi hành quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong một vài trường hợp, bộ đội đặc công cũng sử dụng bộ quân phục xanh rằn ri nhạt màu, tuy nhiên đây vẫn phải là một bộ quân phục quần đùi áo cộc chứ tuyệt nhiên những người lính này không sử dụng quần áo dài khi tham chiến như các binh chủng khác. Nguồn ảnh:Giaoduc.
Cách ngụy trang này hiệu quả đến nỗi các chuyên gia Nga và Cuba đã từng phải sang Việt Nam để xem bộ đội đặc công của ta trình diễn nhằm học hỏi. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm Cuba với kiểu ngụy trang mình trần của đặc công Việt Nam. Tuy nhiên do nước Nga có khí hậu quá lạnh giá nên việc bắt người lính mặc mỗi chiếc quần đùi ra trận là điều bất khả thi nên chỉ có lực lượng quân đội Cuba mới có thể học hỏi được kiểu ngụy trang này của ta. Nguồn ảnh: Tienphong.