Truyền thông Nga trước đó thông báo rằng vào năm 2020, những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata thế hệ mới nhất cuối cùng sẽ xuất hiện trong biên chế Quân đội Nga vào năm 2021.Mặc dù vậy, báo chí nước này vừa biết rằng ngày giao hàng đối với phương tiện mặt đất tiên tiến nói trên đã đã bị dời lại - có lẽ là thêm ít nhất 1 năm nữa.Các lý do để nghi ngờ rằng xe tăng T-14 Armata lại trễ hẹn với các lực lượng vũ trang Nga ngay trong năm 2021 dựa vào công bố mới đây của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.Cụ thể trong số những thiết bị được liệt kê và vũ khí đã lên kế hoạch nhập biên quân đội trong năm 2021, xe tăng chủ lực T-14 Armata không xuất hiện.Điều này gây ra lo ngại rất nghiêm trọng, bởi vì những phương tiện chiến đấu nói trên vẫn chưa thể được đưa vào thành phần tác chiến, mặc dù việc cung cấp những chiếc MBT loại này được báo cáo lần đầu từ năm 2015.Cần phải làm rõ rằng các thông tin tương đối gần đây đã xuất hiện, cho rằng nhà phát triển sẽ trang bị cho xe tăng T-14 Armata động cơ mới, đây là "trái tim" có công suất kỳ vọng lên tới 2.000 mã lực, tức là mạnh hơn hẳn loại đang lắp cho T-90M Proryv-3.Bên cạnh đó cũng có thông tin cho rằng những phương tiện chiến đấu này đã tham gia các trận chiến ở Syria, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không chính thức xác nhận điều này và chưa có hình ảnh nào để chứng thực.Cần lưu ý rằng ngày nay xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được Nga coi là phương tiện chiến đấu đầy hứa hẹn, nó là cỗ chiến xa duy nhất sử dụng thiết kế tháp pháo không người ngồi trong điều khiển.Xe tăng được trang bị vỏ giáp tiên tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực tinh vi, đi kèm hệ thống phòng vệ chủ động hiện đại khiến không thể bị đánh bại trên chiến trường.Với diễn biến mới nhất, nhiều khả năng Nga vẫn cần thêm thời gian để khắc phục khiếm khuyết của T-14 Armata được phát hiện trong quá trình kiểm tra cấp nhà nước.Những sai sót đó được nhận định chủ yếu nằm ở động cơ, bởi hiện tại việc chế tạo loại có công suất lên tới 2.000 mã lực bị đánh giá quá sức của Nga, khi loại lớn nhất là V-92S2F của họ cũng chỉ đạt tới con số 1.130 mã lực.Với một phương tiện nặng nề và cồng kềnh, đi kèm nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng lớn như trên T-14 Armata thì dĩ nhiên “trái tim” yếu sẽ là không thể chấp nhận được.Ngoài ra độ tin cậy của hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Afghanit cũng là câu hỏi rất lớn, khi chưa có bất cứ hình ảnh nào về quá trình thử nghiệm của nó.Afghanit được phát triển trên cơ sở tổ hợp Arena thế hệ cũ, trong khi hệ thống APS đời trước cũng chưa đủ độ tin cậy để được sản xuất và tích hợp trên hàng loạt xe tăng Nga.Cuối cùng, hệ thống điều khiển hỏa lực của T-14 Armata phải chứng tỏ sự vượt trội trước phương Tây, nhất là trong những giải đấu xe tăng gần đây chiến xa Nga đã cho thấy việc bắn vào mục tiêu cố định ở cự ly biết trước cũng không phải là điều dễ dàng.
Truyền thông Nga trước đó thông báo rằng vào năm 2020, những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata thế hệ mới nhất cuối cùng sẽ xuất hiện trong biên chế Quân đội Nga vào năm 2021.
Mặc dù vậy, báo chí nước này vừa biết rằng ngày giao hàng đối với phương tiện mặt đất tiên tiến nói trên đã đã bị dời lại - có lẽ là thêm ít nhất 1 năm nữa.
Các lý do để nghi ngờ rằng xe tăng T-14 Armata lại trễ hẹn với các lực lượng vũ trang Nga ngay trong năm 2021 dựa vào công bố mới đây của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Cụ thể trong số những thiết bị được liệt kê và vũ khí đã lên kế hoạch nhập biên quân đội trong năm 2021, xe tăng chủ lực T-14 Armata không xuất hiện.
Điều này gây ra lo ngại rất nghiêm trọng, bởi vì những phương tiện chiến đấu nói trên vẫn chưa thể được đưa vào thành phần tác chiến, mặc dù việc cung cấp những chiếc MBT loại này được báo cáo lần đầu từ năm 2015.
Cần phải làm rõ rằng các thông tin tương đối gần đây đã xuất hiện, cho rằng nhà phát triển sẽ trang bị cho xe tăng T-14 Armata động cơ mới, đây là "trái tim" có công suất kỳ vọng lên tới 2.000 mã lực, tức là mạnh hơn hẳn loại đang lắp cho T-90M Proryv-3.
Bên cạnh đó cũng có thông tin cho rằng những phương tiện chiến đấu này đã tham gia các trận chiến ở Syria, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không chính thức xác nhận điều này và chưa có hình ảnh nào để chứng thực.
Cần lưu ý rằng ngày nay xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được Nga coi là phương tiện chiến đấu đầy hứa hẹn, nó là cỗ chiến xa duy nhất sử dụng thiết kế tháp pháo không người ngồi trong điều khiển.
Xe tăng được trang bị vỏ giáp tiên tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực tinh vi, đi kèm hệ thống phòng vệ chủ động hiện đại khiến không thể bị đánh bại trên chiến trường.
Với diễn biến mới nhất, nhiều khả năng Nga vẫn cần thêm thời gian để khắc phục khiếm khuyết của T-14 Armata được phát hiện trong quá trình kiểm tra cấp nhà nước.
Những sai sót đó được nhận định chủ yếu nằm ở động cơ, bởi hiện tại việc chế tạo loại có công suất lên tới 2.000 mã lực bị đánh giá quá sức của Nga, khi loại lớn nhất là V-92S2F của họ cũng chỉ đạt tới con số 1.130 mã lực.
Với một phương tiện nặng nề và cồng kềnh, đi kèm nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng lớn như trên T-14 Armata thì dĩ nhiên “trái tim” yếu sẽ là không thể chấp nhận được.
Ngoài ra độ tin cậy của hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Afghanit cũng là câu hỏi rất lớn, khi chưa có bất cứ hình ảnh nào về quá trình thử nghiệm của nó.
Afghanit được phát triển trên cơ sở tổ hợp Arena thế hệ cũ, trong khi hệ thống APS đời trước cũng chưa đủ độ tin cậy để được sản xuất và tích hợp trên hàng loạt xe tăng Nga.
Cuối cùng, hệ thống điều khiển hỏa lực của T-14 Armata phải chứng tỏ sự vượt trội trước phương Tây, nhất là trong những giải đấu xe tăng gần đây chiến xa Nga đã cho thấy việc bắn vào mục tiêu cố định ở cự ly biết trước cũng không phải là điều dễ dàng.