Thông thường các lực lượng đặc nhiệm toàn là các nam binh sĩ, tuy nhiên lực lượng đặc nhiệm Hunter Troop lại toàn các nữ binh sĩ. Lực lượng này được thành lập sau khi các quốc gia NATO tham gia chiến sự tại Afghanistan.Theo các chỉ huy quân sự tại đây, cuộc chiến ở Afghanistan đã chứng minh sự cần thiết của những đặc nhiệm nữ được huấn luyện bài bản để thu thập thông tin tình báo và tiếp cận với phụ nữ và trẻ em trong các cộng đồng bảo thủ.Dù ban đầu chỉ được xem là chương trình thử nghiệm nhưng đến nay, Hunter Troop đã trở thành một thành công lớn.Trong năm đầu tiên, có tới hơn 300 phụ nữ đăng ký gia nhập và mỗi năm có khoảng một chục người trải qua chương trình huấn luyện khắc nghiệt thường niên.Những người này chính là các nữ binh lính tinh nhuệ có thể hoạt động cả ở trong nước lẫn nước ngoài.Gia nhập lực lượng Hunter Troop và trải qua các chương trình huấn luyện gian khổ nhưng Jannike, cô gái 19 tuổi đến từ phía Bắc Na Uy, chỉ khiêm tốn cho rằng mình "khá mạnh mẽ". "Tôi muốn làm điều gì đó lớn lao hơn, những thử thách gian khổ nhất mà quân đội mang lại. Tôi muốn biết giới hạn của bản thân" - Jannike khẳng định.Sau 6 tháng, mặc dù có "những lúc vô cùng thất vọng" nhưng cô gái 19 tuổi vẫn quyết tâm hoàn thành khóa huấn luyện. Những thử thách trong khóa bao gồm kỹ thuật cận chiến và lái xe tấn công.Jannike tiết lộ phần huấn luyện khó nhất cho đến nay chính là "tuần lễ địa ngục". Đây là một cuộc kiểm tra tâm lý và sức mạnh thể chất, bao gồm hoạt động hành quân cường độ cao suốt nhiều ngày mà lại có rất ít thức ăn và nước uống. "Họ muốn kiểm tra xem bạn có thể xử lý áp lực khi kiệt quệ hay không" - cô gái 19 tuổi nói.Các nội dung huấn luyện của các nữ binh sĩ này bao gồm vừa chiến đấu vừa tìm cách thoát khỏi một cuộc phục kích trong thành phố.Họ sẽ hành động theo nhóm 2-3 người, 1 người ẩn nấp đằng sau những chiếc xe tăng cháy rụi rồi bắn yểm trợ bằng súng tiểu liên và ném bom khói để nhóm có thể trốn thoát an toàn."Để chuẩn bị cho họ, chúng tôi cố gắng huấn luyện một cách tốt nhất và thực tế nhất có thể. Họ bị buộc phải trải qua các bài tập nhiều lần để quen với chúng" - Đại úy Ole Vidar Krogsaeter, người giám sát khóa huấn luyện, nói.Ngoài những nội dung chiến đấu, các nữ binh sĩ này cũng được huấn luyện về các kỹ năng tâm lý chiến nhằm tiếp cận với dân chúng tại các vùng chiến sự.Họ cũng được huấn luyện về y tế, về kỹ năng sinh tồn trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt.Các nữ binh lính Na Uy cũng được huấn luyện để sử dụng thành thạo các loại vũ khí cá nhân trong các điều kiện tác chiến khốc liệt.Ngoài kỹ năng chiến đấu, họ cũng được huấn luyện về thể lực.Trong giai đoạn giữa những năm 1980, Na Uy trở thành một trong những nước đầu tiên trong NATO cho phép phụ nữ hoạt động trong tất cả các vị trí chiến đấu mặc dù số người thực sự đảm nhiệm việc này vẫn còn thấp.Khi đó, dù phụ nữ được phép đăng kí gia nhập lực lượng đặc nhiệm nhưng lại không có ai tham gia, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều nữ binh sĩ đăng ký tham gia các lực lượng đặc nhiệm của quân đội.Các sĩ quan huấn luyện đánh giá cao các nữ binh sĩ, thậm chí trong một số trường hợp họ còn tỏ ra dẻo dai hơn cả nam giới.
Thông thường các lực lượng đặc nhiệm toàn là các nam binh sĩ, tuy nhiên lực lượng đặc nhiệm Hunter Troop lại toàn các nữ binh sĩ. Lực lượng này được thành lập sau khi các quốc gia NATO tham gia chiến sự tại Afghanistan.
Theo các chỉ huy quân sự tại đây, cuộc chiến ở Afghanistan đã chứng minh sự cần thiết của những đặc nhiệm nữ được huấn luyện bài bản để thu thập thông tin tình báo và tiếp cận với phụ nữ và trẻ em trong các cộng đồng bảo thủ.
Dù ban đầu chỉ được xem là chương trình thử nghiệm nhưng đến nay, Hunter Troop đã trở thành một thành công lớn.
Trong năm đầu tiên, có tới hơn 300 phụ nữ đăng ký gia nhập và mỗi năm có khoảng một chục người trải qua chương trình huấn luyện khắc nghiệt thường niên.
Những người này chính là các nữ binh lính tinh nhuệ có thể hoạt động cả ở trong nước lẫn nước ngoài.
Gia nhập lực lượng Hunter Troop và trải qua các chương trình huấn luyện gian khổ nhưng Jannike, cô gái 19 tuổi đến từ phía Bắc Na Uy, chỉ khiêm tốn cho rằng mình "khá mạnh mẽ". "Tôi muốn làm điều gì đó lớn lao hơn, những thử thách gian khổ nhất mà quân đội mang lại. Tôi muốn biết giới hạn của bản thân" - Jannike khẳng định.
Sau 6 tháng, mặc dù có "những lúc vô cùng thất vọng" nhưng cô gái 19 tuổi vẫn quyết tâm hoàn thành khóa huấn luyện. Những thử thách trong khóa bao gồm kỹ thuật cận chiến và lái xe tấn công.
Jannike tiết lộ phần huấn luyện khó nhất cho đến nay chính là "tuần lễ địa ngục". Đây là một cuộc kiểm tra tâm lý và sức mạnh thể chất, bao gồm hoạt động hành quân cường độ cao suốt nhiều ngày mà lại có rất ít thức ăn và nước uống. "Họ muốn kiểm tra xem bạn có thể xử lý áp lực khi kiệt quệ hay không" - cô gái 19 tuổi nói.
Các nội dung huấn luyện của các nữ binh sĩ này bao gồm vừa chiến đấu vừa tìm cách thoát khỏi một cuộc phục kích trong thành phố.
Họ sẽ hành động theo nhóm 2-3 người, 1 người ẩn nấp đằng sau những chiếc xe tăng cháy rụi rồi bắn yểm trợ bằng súng tiểu liên và ném bom khói để nhóm có thể trốn thoát an toàn.
"Để chuẩn bị cho họ, chúng tôi cố gắng huấn luyện một cách tốt nhất và thực tế nhất có thể. Họ bị buộc phải trải qua các bài tập nhiều lần để quen với chúng" - Đại úy Ole Vidar Krogsaeter, người giám sát khóa huấn luyện, nói.
Ngoài những nội dung chiến đấu, các nữ binh sĩ này cũng được huấn luyện về các kỹ năng tâm lý chiến nhằm tiếp cận với dân chúng tại các vùng chiến sự.
Họ cũng được huấn luyện về y tế, về kỹ năng sinh tồn trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Các nữ binh lính Na Uy cũng được huấn luyện để sử dụng thành thạo các loại vũ khí cá nhân trong các điều kiện tác chiến khốc liệt.
Ngoài kỹ năng chiến đấu, họ cũng được huấn luyện về thể lực.
Trong giai đoạn giữa những năm 1980, Na Uy trở thành một trong những nước đầu tiên trong NATO cho phép phụ nữ hoạt động trong tất cả các vị trí chiến đấu mặc dù số người thực sự đảm nhiệm việc này vẫn còn thấp.
Khi đó, dù phụ nữ được phép đăng kí gia nhập lực lượng đặc nhiệm nhưng lại không có ai tham gia, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều nữ binh sĩ đăng ký tham gia các lực lượng đặc nhiệm của quân đội.
Các sĩ quan huấn luyện đánh giá cao các nữ binh sĩ, thậm chí trong một số trường hợp họ còn tỏ ra dẻo dai hơn cả nam giới.