Theo chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, từ khi Avdiivka thất thủ, các đơn vị của Ukraine về cơ bản đã ngừng đưa quân vượt sông Dnieper với tần suất cao, tới đầu cầu ở bờ phía nam Kherson. Thay vào đó, họ chuyển sang phương thức dùng các lực lượng nhỏ quấy rối và nghỉ ngơi, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.Chiến thuật của Ukraine hiện nay ở mặt trận Kherson chủ yếu sử dụng các lực lượng đặc nhiệm và các phân đội nhỏ vượt sông, để thực hiện các hoạt động đột kích tại các điểm riêng lẻ và trong khu vực phía nam thành phố Kherson do Nga kiểm soát.Quân Ukraine không còn tiếp tục bố trí quân tại các điểm, tuyến đường đã được quân Nga dự đoán như trước; hơn nữa hỏa lực pháo binh tấn công theo chiều sâu của quân Ukraine tại đây cũng bị suy yếu đi rất nhiều, do số pháo này phần lớn được chuyển ra chiến trường chính.Hiện tại, Quân đội Ukraine ở bờ tây Kherson chủ yếu là Quân đoàn 30 Thủy quân lục chiến, mới được hợp nhất từ các đơn vị thủy quân lục chiến và các đơn vị bộ binh khác, với nhiệm vụ đề phòng Quân đội Nga mở mặt trận mới ở Kherson.Sau khi tiếp tục mở rộng và hội nhập các lực lượng phòng thủ lãnh thổ, lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine đã có 4 lữ đoàn tác chiến, gồm Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 35, 36, 37, 38 và 2 lữ đoàn phòng vệ lãnh thổ (Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến, Lữ đoàn bộ binh 126); 2 lữ đoàn pháo binh (Lữ đoàn pháo binh 32 và 406).Do đơn vị trên của Ukraine đã nghỉ ngơi lâu ngày nên vũ khí, trang bị, binh lính “tương đối dồi dào”, ngoài ra các đơn vị nêu trên không hẳn là đơn vị mới, mà là các đơn vị cũ, được thành lập đầu năm 2023; đã tham gia nhiều trận đánh trong cuộc phản công mùa hè năm 2023 ở Zaporozhye, nên đều có kinh nghiệm chiến đấu.Thậm chí có chuyên gia còn cho rằng, lực lượng thủy quân lục chiến của Ukraine hiện đang tập trung ở bắc Kherson, là lực lượng dự bị tổng hợp duy nhất, có khả năng tác chiến cơ động của Quân đội Ukraine hiện nay. Ngoại trừ Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến đã được điều đến Kharkov để tiếp viện, còn các đơn vị khác ở hướng này vẫn chưa được huy động.Tuy nhiên, do Quân đội Ukraine không có lợi thế về hỏa lực và thiếu sự hỗ trợ hậu cần cần thiết cho một lực lượng lớn vượt sông, nên lực lượng chủ lực của thủy quân lục chiến Ukraine khó có thể tiếp tục chiến đấu vượt sông, mà chỉ đóng vai trò là “đội cứu hỏa”, tiếp viện cho chiến trường chính.Còn về tình hình Quân đội Nga, chất lượng quân tập trung ở bờ nam Kherson có thể nói là kém nhất trên chiến trường hiện nay. Do Quân đội Ukraine thực tế không có khả năng vượt sông trên diện rộng, nên Quân đội Nga ở đây chủ yếu làm nhiệm vụ giữ tuyến phòng thủ chính ở một khoảng cách nhất định tính từ bờ sông.Lực lượng phòng thủ của Nga trên phòng tuyến này chủ yếu là Tập đoàn quân 49 của Quân khu phía Nam và Tập đoàn quân 18 mới thành lập, cũng như một đơn vị của lực lượng dù (Lữ đoàn Dù 104 mới thành lập) và bộ binh hải quân (Lữ đoàn 61 Thủy quân lục chiến của Hạm đội phương Bắc), được tăng cường.Hình thức tác chiến của Quân đội Nga ở đây chủ yếu là đấu pháo qua sông, nên việc hoàn thiện công sự chống pháo dưới lòng đất và ý thức chống pháo của bộ đội là rất quan trọng.Tất nhiên, nếu quân Ukraine xâm nhập vào bờ sông và một phần Kherson, thì quân Nga sẽ tiến lên “dọn dẹp”, thậm chí có khi còn chủ động tấn công. Nhưng hiện tại, không thể mong đợi quân Nga sẽ vượt sông với số lượng lớn để tấn công bờ bắc Kherson.Vào cuối năm 2023, Quân đội Ukraine tiến hành đổ quân lên phía nam sông Dnepr gần làng Krynki ở Kherson, với mục đích thiết lập đầu cầu đổ bộ, giành chỗ đứng, xây dựng cứ điểm cố thủ để tích lũy lực lượng và vũ khí, triển khai chiến dịch tấn công, mở rộng vùng kiểm soát; sau đó bắt đầu tiến sâu hơn vào vùng Kherson.Tuy nhiên, việc vượt sông Dnieper của Ukraine trong điều kiện chưa được chuẩn bị đầy đủ, không những không đẩy lùi được các đơn vị của Nga, mà tất cả những gì mà quân Ukraine đạt được trong thời gian này chỉ là chiếm giữ một dải đất hẹp ven sông, sau đó bị hỏa lực của Quân đội Nga, san bằng thành bình địa.Chiến dịch mạo hiểm vượt sông Dnieper của Quân đội Ukraine, với thiệt hại quá lớn về quân số, đã gây dư luận bức xúc trong Quân đội Ukraine, khiến lãnh đạo Quân đội Ukraine phải dừng chiến dịch vượt sông phiêu lưu và hiện tại đã chuyển sang chiến thuật như đã trình bày ở trên. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Forbes, Kyiv Independent).
Theo chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, từ khi Avdiivka thất thủ, các đơn vị của Ukraine về cơ bản đã ngừng đưa quân vượt sông Dnieper với tần suất cao, tới đầu cầu ở bờ phía nam Kherson. Thay vào đó, họ chuyển sang phương thức dùng các lực lượng nhỏ quấy rối và nghỉ ngơi, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Chiến thuật của Ukraine hiện nay ở mặt trận Kherson chủ yếu sử dụng các lực lượng đặc nhiệm và các phân đội nhỏ vượt sông, để thực hiện các hoạt động đột kích tại các điểm riêng lẻ và trong khu vực phía nam thành phố Kherson do Nga kiểm soát.
Quân Ukraine không còn tiếp tục bố trí quân tại các điểm, tuyến đường đã được quân Nga dự đoán như trước; hơn nữa hỏa lực pháo binh tấn công theo chiều sâu của quân Ukraine tại đây cũng bị suy yếu đi rất nhiều, do số pháo này phần lớn được chuyển ra chiến trường chính.
Hiện tại, Quân đội Ukraine ở bờ tây Kherson chủ yếu là Quân đoàn 30 Thủy quân lục chiến, mới được hợp nhất từ các đơn vị thủy quân lục chiến và các đơn vị bộ binh khác, với nhiệm vụ đề phòng Quân đội Nga mở mặt trận mới ở Kherson.
Sau khi tiếp tục mở rộng và hội nhập các lực lượng phòng thủ lãnh thổ, lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine đã có 4 lữ đoàn tác chiến, gồm Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 35, 36, 37, 38 và 2 lữ đoàn phòng vệ lãnh thổ (Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến, Lữ đoàn bộ binh 126); 2 lữ đoàn pháo binh (Lữ đoàn pháo binh 32 và 406).
Do đơn vị trên của Ukraine đã nghỉ ngơi lâu ngày nên vũ khí, trang bị, binh lính “tương đối dồi dào”, ngoài ra các đơn vị nêu trên không hẳn là đơn vị mới, mà là các đơn vị cũ, được thành lập đầu năm 2023; đã tham gia nhiều trận đánh trong cuộc phản công mùa hè năm 2023 ở Zaporozhye, nên đều có kinh nghiệm chiến đấu.
Thậm chí có chuyên gia còn cho rằng, lực lượng thủy quân lục chiến của Ukraine hiện đang tập trung ở bắc Kherson, là lực lượng dự bị tổng hợp duy nhất, có khả năng tác chiến cơ động của Quân đội Ukraine hiện nay. Ngoại trừ Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến đã được điều đến Kharkov để tiếp viện, còn các đơn vị khác ở hướng này vẫn chưa được huy động.
Tuy nhiên, do Quân đội Ukraine không có lợi thế về hỏa lực và thiếu sự hỗ trợ hậu cần cần thiết cho một lực lượng lớn vượt sông, nên lực lượng chủ lực của thủy quân lục chiến Ukraine khó có thể tiếp tục chiến đấu vượt sông, mà chỉ đóng vai trò là “đội cứu hỏa”, tiếp viện cho chiến trường chính.
Còn về tình hình Quân đội Nga, chất lượng quân tập trung ở bờ nam Kherson có thể nói là kém nhất trên chiến trường hiện nay. Do Quân đội Ukraine thực tế không có khả năng vượt sông trên diện rộng, nên Quân đội Nga ở đây chủ yếu làm nhiệm vụ giữ tuyến phòng thủ chính ở một khoảng cách nhất định tính từ bờ sông.
Lực lượng phòng thủ của Nga trên phòng tuyến này chủ yếu là Tập đoàn quân 49 của Quân khu phía Nam và Tập đoàn quân 18 mới thành lập, cũng như một đơn vị của lực lượng dù (Lữ đoàn Dù 104 mới thành lập) và bộ binh hải quân (Lữ đoàn 61 Thủy quân lục chiến của Hạm đội phương Bắc), được tăng cường.
Hình thức tác chiến của Quân đội Nga ở đây chủ yếu là đấu pháo qua sông, nên việc hoàn thiện công sự chống pháo dưới lòng đất và ý thức chống pháo của bộ đội là rất quan trọng.
Tất nhiên, nếu quân Ukraine xâm nhập vào bờ sông và một phần Kherson, thì quân Nga sẽ tiến lên “dọn dẹp”, thậm chí có khi còn chủ động tấn công. Nhưng hiện tại, không thể mong đợi quân Nga sẽ vượt sông với số lượng lớn để tấn công bờ bắc Kherson.
Vào cuối năm 2023, Quân đội Ukraine tiến hành đổ quân lên phía nam sông Dnepr gần làng Krynki ở Kherson, với mục đích thiết lập đầu cầu đổ bộ, giành chỗ đứng, xây dựng cứ điểm cố thủ để tích lũy lực lượng và vũ khí, triển khai chiến dịch tấn công, mở rộng vùng kiểm soát; sau đó bắt đầu tiến sâu hơn vào vùng Kherson.
Tuy nhiên, việc vượt sông Dnieper của Ukraine trong điều kiện chưa được chuẩn bị đầy đủ, không những không đẩy lùi được các đơn vị của Nga, mà tất cả những gì mà quân Ukraine đạt được trong thời gian này chỉ là chiếm giữ một dải đất hẹp ven sông, sau đó bị hỏa lực của Quân đội Nga, san bằng thành bình địa.
Chiến dịch mạo hiểm vượt sông Dnieper của Quân đội Ukraine, với thiệt hại quá lớn về quân số, đã gây dư luận bức xúc trong Quân đội Ukraine, khiến lãnh đạo Quân đội Ukraine phải dừng chiến dịch vượt sông phiêu lưu và hiện tại đã chuyển sang chiến thuật như đã trình bày ở trên. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Forbes, Kyiv Independent).