Tuần dương hạm lớp Des Moines do Hải quân Mỹ thiết kế và đưa vào sử dụng trong thời gian từ năm 1948 cho tới năm 1975 được coi là lớp tuần dương hạm hoàn thiện nhất trong lịch sử hiện đại của lực lượng hải quân thế giới. Nguồn ảnh: Flickr.Điều đáng tiếc duy nhất trong cuộc đời phục vụ của Des Moines đó là nó ra đời quá muộn và không có cơ hội tham gia một cuộc hải chiến tầm cỡ nào trong suốt cuộc đời phục vụ của mình. Nguồn ảnh: Flickr.Được biết đến như một tuần dương hạm hạng nặng, Des Moines có độ giãn nước trung bình 17.000 tấn và tối đa lên tới 21.000 tấn. Tàu có chiều dài 218 mét, lườn rộng 23,32 mét và mớm nước tối đa 6,7 mét. Nguồn ảnh: Flickr.Được thiết kế từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, các tuần dương hạm lớp Des Moines vẫn được trang bị động cơ tua-bin với bốn nồi hơi và bốn trục dẫn động, cung cấp tổng cộng 120.000 sức ngựa cho tàu di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 33 hải lý tương đương với 61 km/h. Nguồn ảnh: Flickr.Tuỳ điều kiện thời tiết và tốc độ, tầm hoạt động của tàu Des Moines tối đa có thể lên tới 19.000 km ở tốc độ 15 hải lý giờ - tương đương khoảng 28km/h. Nguồn ảnh: Flickr.Lớp vỏ thép trên tàu Des Moines là cực dày, đặc biệt là ở khu vực ngập nước bên cạnh sườn tàu. Thiết kế này được hải quân Mỹ đặc biệt lưu ý khi thiết kế lớp tuần dương hạm này do nó ra đời khi người Mỹ còn đang đối đầu với Nhật trên biển Thái Bình Dương mà hải quân Nhật trong thời điểm này lại rất chú trọng việc sử dụng ngư lôi trong tác chiến. Nguồn ảnh: Flickr.Hệ thống hoả lực của tuần dương hạm Des Moines cũng là một điểm cộng rất lớn cho tuần dương hạm này, nó được trang bị tổng cộng 9 khẩu pháo chính cỡ 203mm cùng với hệ thống nạp đạn tự động, cho phép khai hoả với tốc độ nhanh nhất lên tới 5 giây mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Flickr.Ngoài ra Des Moines còn được trang bị 12 khẩu pháo 127mm, 24 khẩu pháo 76mm và 12 khẩu pháo 20mm. Thiết kế này cho phép chỉ cần duy nhất một chiếc Des Moines cũng có thể độc lập tác chiến đối hải và đối không cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Flickr.Bản thân khu vực kiến trục thượng tầng của Des Moines cũng được bọc giáp cực dày để bảo vệ cơ quan "đầu não" của con tàu này. Giáp của khoang chỉ huy Des Moines dày lên tới 152mm - đủ sức chống đỡ những phát bắn của đại bác cỡ nòng 120mm. Thậm chí giáp cho tháp pháo còn được thiết kế dày hơn, tối đa lên tới 203mm. Nguồn ảnh: Flickr.Tuy nhiên những ưu điểm vượt trội của tuần dương hạm lớp Des Moines không thể giúp nó chống lại số phận nghiệt ngã khi ra đời quá muộn. Trong số 12 chiếc tuần dương hạm lớp này được dự kiến đóng mới chỉ ba chiếc được hoàn thành, 9 chiếc khác bị huỷ bỏ và sau này khi thời đại của tên lửa lên ngôi, tuần dương hạm Des Moines cũng sớm bị "ra rìa" và bị cho về hưu năm 1975. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Tuần dương hạm Moscow - lớp tuần dương hạm nguy hiểm bậc nhất từng phục vụ trong biên chế của Liên Xô.
Tuần dương hạm lớp Des Moines do Hải quân Mỹ thiết kế và đưa vào sử dụng trong thời gian từ năm 1948 cho tới năm 1975 được coi là lớp tuần dương hạm hoàn thiện nhất trong lịch sử hiện đại của lực lượng hải quân thế giới. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều đáng tiếc duy nhất trong cuộc đời phục vụ của Des Moines đó là nó ra đời quá muộn và không có cơ hội tham gia một cuộc hải chiến tầm cỡ nào trong suốt cuộc đời phục vụ của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Được biết đến như một tuần dương hạm hạng nặng, Des Moines có độ giãn nước trung bình 17.000 tấn và tối đa lên tới 21.000 tấn. Tàu có chiều dài 218 mét, lườn rộng 23,32 mét và mớm nước tối đa 6,7 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Được thiết kế từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, các tuần dương hạm lớp Des Moines vẫn được trang bị động cơ tua-bin với bốn nồi hơi và bốn trục dẫn động, cung cấp tổng cộng 120.000 sức ngựa cho tàu di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 33 hải lý tương đương với 61 km/h. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuỳ điều kiện thời tiết và tốc độ, tầm hoạt động của tàu Des Moines tối đa có thể lên tới 19.000 km ở tốc độ 15 hải lý giờ - tương đương khoảng 28km/h. Nguồn ảnh: Flickr.
Lớp vỏ thép trên tàu Des Moines là cực dày, đặc biệt là ở khu vực ngập nước bên cạnh sườn tàu. Thiết kế này được hải quân Mỹ đặc biệt lưu ý khi thiết kế lớp tuần dương hạm này do nó ra đời khi người Mỹ còn đang đối đầu với Nhật trên biển Thái Bình Dương mà hải quân Nhật trong thời điểm này lại rất chú trọng việc sử dụng ngư lôi trong tác chiến. Nguồn ảnh: Flickr.
Hệ thống hoả lực của tuần dương hạm Des Moines cũng là một điểm cộng rất lớn cho tuần dương hạm này, nó được trang bị tổng cộng 9 khẩu pháo chính cỡ 203mm cùng với hệ thống nạp đạn tự động, cho phép khai hoả với tốc độ nhanh nhất lên tới 5 giây mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngoài ra Des Moines còn được trang bị 12 khẩu pháo 127mm, 24 khẩu pháo 76mm và 12 khẩu pháo 20mm. Thiết kế này cho phép chỉ cần duy nhất một chiếc Des Moines cũng có thể độc lập tác chiến đối hải và đối không cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Flickr.
Bản thân khu vực kiến trục thượng tầng của Des Moines cũng được bọc giáp cực dày để bảo vệ cơ quan "đầu não" của con tàu này. Giáp của khoang chỉ huy Des Moines dày lên tới 152mm - đủ sức chống đỡ những phát bắn của đại bác cỡ nòng 120mm. Thậm chí giáp cho tháp pháo còn được thiết kế dày hơn, tối đa lên tới 203mm. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên những ưu điểm vượt trội của tuần dương hạm lớp Des Moines không thể giúp nó chống lại số phận nghiệt ngã khi ra đời quá muộn. Trong số 12 chiếc tuần dương hạm lớp này được dự kiến đóng mới chỉ ba chiếc được hoàn thành, 9 chiếc khác bị huỷ bỏ và sau này khi thời đại của tên lửa lên ngôi, tuần dương hạm Des Moines cũng sớm bị "ra rìa" và bị cho về hưu năm 1975. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Tuần dương hạm Moscow - lớp tuần dương hạm nguy hiểm bậc nhất từng phục vụ trong biên chế của Liên Xô.