Được sản xuất với giá thành rẻ nhưng tương đối hiệu quả, thiết bị không người lái trên biển đang định hình lại chiến thuật tác chiến hải quân trong các cuộc xung đột trên toàn cầu.Thời gian qua Hải quân Ukraine đã tấn công các khinh hạm và tàu quét mìn của Nga ở Biển Đen bằng xuồng cao tốc điều khiển từ xa chở đầy thuốc nổ. Phiến quân Houthi cũng nhắm mục tiêu vào các tàu thương mại và tàu chiến của Mỹ ở Biển Đỏ bằng xuồng không người lái chở bom, mặc dù nhiều máy bay không người lái đã bị Mỹ và các lực lượng đồng minh chặn lại.Hải quân Israel đã triển khai các phương tiện mặt nước không người lái (USV), bao gồm loại thuyền bơm hơi thân cứng có tên là Protector, để chặn các tàu của đối phương và bảo vệ bờ biển của mình.Năm 2022, Hải quân Trung Quốc cũng đã hạ thủy tàu sân bay không người lái công nghệ cao đầu tiên trên thế giới. Tàu Chu Hải Vân có khả năng triển khai hàng chục máy bay không người lái trên không và trên biển.Tham gia vào cuộc đua tranh này, Hải quân Mỹ đang thử nghiệm thiết bị không người lái trên biển với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn, dù mỗi thiết bị có giá từ 1 - 3 triệu USD.Thiết bị không người lái trên biển từ tàu cao tốc vũ trang đến tàu ngầm thu nhỏ săn mìn, đảm nhiệm việc thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát, rà phá thủy lôi và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới nước.Chúng có thể được trang bị camera độ nét cao và sonar tiên tiến để giúp di chuyển ở độ sâu tối tăm.Thiết bị không người lái trên biển cũng bảo vệ các tàu có người lái trong hạm đội như tàu sân bay và tàu ngầm, hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên ở các vùng lãnh thổ thù địch.Trong sáng kiến Replicator của Lầu Năm góc được công bố vào tháng 8-2023, Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch đưa vào sử dụng hàng nghìn thiết bị không người lái giá rẻ trong 2 năm tiếp theo để chống lại các mối đe dọa trên bộ, trên không và trên biển.Trong số các sản phẩm đang thử nghiệm, có thể kể đến Triton của Ocean Aero, sử dụng pin sạc từ năng lượng mặt trời và gió, tự động vận hành tới 3 tháng.Đây là phương tiện dưới nước và trên mặt nước tự động (AUSV) đầu tiên và duy nhất trên thế giới vì có chế độ đi trên nước hoặc tàu ngầm có thể hoán đổi cho nhau.Cùng với đó, hãng Saildrone, chuyên chế tạo các phương tiện tự hành có trụ sở tại California có hợp đồng với Hải quân Mỹ sản xuất 3 biến thể Surveyor, Explorer và Voyager.Nếu như Saildrone Surveyor chạy bằng động cơ diesel sử dụng hệ thống radar và camera tiên tiến, máy đo độ sâu và cảm biến thì Saildrone Voyager là đội tàu lai sử dụng năng lượng mặt trời và gió, đảm nhiệm chức năng tương tự.Trong khi đó, Remus 300 là sản phẩm của công ty đóng tàu quân sự Huntington Ingalls Industries làm nhiệm vụ thiết bị không người lái săn mìn.Remus 300 có thể đạt độ sâu lên tới 3.000m và hoạt động trong tối đa 30 giờ cho các nhiệm vụ bao gồm trinh sát và tác chiến chống tàu ngầm, cũng như quét mìn.Một sản phẩm nổi bật khác là T38 Devil Ray USV, tàu cao tốc do nhà sản xuất Maritime Tactical Systems có trụ sở tại Florida phát triển, bản chất là hệ thống gây sát thương có điều khiển.Chiếc tàu không người lái dài 11,5m này có tải trọng 1.800kg và di chuyển với tốc độ từ 80 đến 115 dặm/giờ, khiến nó trở thành một trong những tàu tấn công nhanh nhất thế giới.Phương tiện tự động trên biển WAM-V 16 của Marine Robotics lại là phiên bản khác. Nó siêu nhẹ, với khung gầm gắn trên phao nổi có thể tiếp cận vùng nước nông để thu thập dữ liệu với lượng khí thải carbon thấp.WAM-V 16 được trang bị thiết bị cảm biến, camera 180 độ và máy dò âm thanh đa tia, có khả năng quan sát từ xa…
Được sản xuất với giá thành rẻ nhưng tương đối hiệu quả, thiết bị không người lái trên biển đang định hình lại chiến thuật tác chiến hải quân trong các cuộc xung đột trên toàn cầu.
Thời gian qua Hải quân Ukraine đã tấn công các khinh hạm và tàu quét mìn của Nga ở Biển Đen bằng xuồng cao tốc điều khiển từ xa chở đầy thuốc nổ.
Phiến quân Houthi cũng nhắm mục tiêu vào các tàu thương mại và tàu chiến của Mỹ ở Biển Đỏ bằng xuồng không người lái chở bom, mặc dù nhiều máy bay không người lái đã bị Mỹ và các lực lượng đồng minh chặn lại.
Hải quân Israel đã triển khai các phương tiện mặt nước không người lái (USV), bao gồm loại thuyền bơm hơi thân cứng có tên là Protector, để chặn các tàu của đối phương và bảo vệ bờ biển của mình.
Năm 2022, Hải quân Trung Quốc cũng đã hạ thủy tàu sân bay không người lái công nghệ cao đầu tiên trên thế giới. Tàu Chu Hải Vân có khả năng triển khai hàng chục máy bay không người lái trên không và trên biển.
Tham gia vào cuộc đua tranh này, Hải quân Mỹ đang thử nghiệm thiết bị không người lái trên biển với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn, dù mỗi thiết bị có giá từ 1 - 3 triệu USD.
Thiết bị không người lái trên biển từ tàu cao tốc vũ trang đến tàu ngầm thu nhỏ săn mìn, đảm nhiệm việc thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát, rà phá thủy lôi và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới nước.
Chúng có thể được trang bị camera độ nét cao và sonar tiên tiến để giúp di chuyển ở độ sâu tối tăm.
Thiết bị không người lái trên biển cũng bảo vệ các tàu có người lái trong hạm đội như tàu sân bay và tàu ngầm, hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên ở các vùng lãnh thổ thù địch.
Trong sáng kiến Replicator của Lầu Năm góc được công bố vào tháng 8-2023, Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch đưa vào sử dụng hàng nghìn thiết bị không người lái giá rẻ trong 2 năm tiếp theo để chống lại các mối đe dọa trên bộ, trên không và trên biển.
Trong số các sản phẩm đang thử nghiệm, có thể kể đến Triton của Ocean Aero, sử dụng pin sạc từ năng lượng mặt trời và gió, tự động vận hành tới 3 tháng.
Đây là phương tiện dưới nước và trên mặt nước tự động (AUSV) đầu tiên và duy nhất trên thế giới vì có chế độ đi trên nước hoặc tàu ngầm có thể hoán đổi cho nhau.
Cùng với đó, hãng Saildrone, chuyên chế tạo các phương tiện tự hành có trụ sở tại California có hợp đồng với Hải quân Mỹ sản xuất 3 biến thể Surveyor, Explorer và Voyager.
Nếu như Saildrone Surveyor chạy bằng động cơ diesel sử dụng hệ thống radar và camera tiên tiến, máy đo độ sâu và cảm biến thì Saildrone Voyager là đội tàu lai sử dụng năng lượng mặt trời và gió, đảm nhiệm chức năng tương tự.
Trong khi đó, Remus 300 là sản phẩm của công ty đóng tàu quân sự Huntington Ingalls Industries làm nhiệm vụ thiết bị không người lái săn mìn.
Remus 300 có thể đạt độ sâu lên tới 3.000m và hoạt động trong tối đa 30 giờ cho các nhiệm vụ bao gồm trinh sát và tác chiến chống tàu ngầm, cũng như quét mìn.
Một sản phẩm nổi bật khác là T38 Devil Ray USV, tàu cao tốc do nhà sản xuất Maritime Tactical Systems có trụ sở tại Florida phát triển, bản chất là hệ thống gây sát thương có điều khiển.
Chiếc tàu không người lái dài 11,5m này có tải trọng 1.800kg và di chuyển với tốc độ từ 80 đến 115 dặm/giờ, khiến nó trở thành một trong những tàu tấn công nhanh nhất thế giới.
Phương tiện tự động trên biển WAM-V 16 của Marine Robotics lại là phiên bản khác. Nó siêu nhẹ, với khung gầm gắn trên phao nổi có thể tiếp cận vùng nước nông để thu thập dữ liệu với lượng khí thải carbon thấp.
WAM-V 16 được trang bị thiết bị cảm biến, camera 180 độ và máy dò âm thanh đa tia, có khả năng quan sát từ xa…