Trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng của quân đồng minh tại Berlin ngày 7/9/1945, 52 chiếc xe tăng hạng nặng IS-3 của Trung đoàn Cận vệ 71 (Cụm Tập đoàn quân cận vệ số 2) – Hồng quân Liên Xô xuất hiện trên trên quảng trường đã khiến Mỹ-Anh và các lực lượng đồng minh khác thực sự sốc nặng. Do tham chiến vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh nên IS-3 không có cơ hội chứng minh được sức mạnh của mình. Nguồn ảnh: TopwarTuy nhiên, kích thước, hỏa lực của xe tăng hạng nặng IS-3 vẫn khiếp cho khối đồng minh phải khiếp sợ vào thời bấy giờ. Trong thời kỳ Liên Xô hỗ trợ Đông Đức xây dựng chính quyền, các xe tăng IS-3 đã được giao nhiệm vụ đóng chốt tại đây. Ảnh: Một vị chỉ huy đang giao nhiệm vụ cho kíp xe tăng IS-3, Đông Đức tháng 10/1947. Nguồn ảnh: TopwarXe tăng hạng nặng IS-3 (mã thiết kế là Object 703) là một trong những thế hệ tăng thuộc dòng tăng hạng nặng IS nổi danh của Liên Xô. Những chiếc IS-3 đầu tiên lăn bánh khỏi nhà máy vào giữa tháng 5/1945. Ảnh: Xe tăng IS-3 trong một cuộc tập trận tại Đông Đức, tháng 10/1947. Nguồn ảnh: TopwarXe tăng hạng nặng IS-3 là thiết kế mới hoàn toàn so với các dòng tăng IS, IS-2 mà người Mỹ-Anh đã biết từ trước đó. Nó xuất hiện với kiểu giáp khác lạ, chưa từng thấy trước đây cùng một cỗ pháo lớn đủ sức xé tan mọi loại tăng Đức khi đó, chưa nói tới việc đọ sức với tăng Mỹ - Anh. Ảnh: Xe tăng IS-3 huấn luyện vượt địa hình ghồ ghề tại Đông Đức, tháng 3/1948. Nguồn ảnh: TopwarXe tăng IS-3 của Lữ đoàn thiết giáp 68, Hồng quân Liên Xô, ngày 9/8/1945. Nguồn ảnh: TopwarTư lệnh Lữ đoàn 68 - Đại tá G.A Timchenko, tháng 8/1945. Nguồn ảnh: TopwarGiáp trước của IS-3 rất khác lạ, tuy chỉ dày 110mm nhưng được vát rất nghiêng (theo hình chiếu cạnh: phần dưới nghiêng 56 độ, phần trên nghiêng 72 độ, không tính gầm xe) và còn được vát sang 2 bên khoảng 30 độ. Nguồn ảnh: TopwarVới kiểu giáp này, hầu như mọi vũ khí chống tăng thời bấy giờ, thậm chí là pháo 88mm của Đức phát xít cũng không thể xuyên thủng nổi. Nguồn ảnh: TopwarTuy nhiên, phần hông và đuôi tăng hạng nặng IS-3 chỉ dày lần lượt là 90/60mm, chúng cũng được vát nghiêng nhưng vẫn là điểm yếu. Dẫu vậy, hầu như mọi loại tăng thời kỳ này và kể cả sau này tới thời hiện đại thì hông và đuôi vẫn là điểm yếu. Ảnh: Lái xe tăng IS-3 - sĩ quan cận vệ Zinnatov, tháng 10/1948. Nguồn ảnh: TopwarKíp lái xe tăng IS-3 dưới sự chỉ huy của Trung úy Plavinsky tiến hành bảo dưỡng thường xuyên, tháng 8/1947. Nguồn ảnh: TopwarHai hạ sĩ quan đang trao đổi tác chiến, huấn luyện, Đông Đức tháng 10/1947. Nguồn ảnh: TopwarTháp pháo mới của IS-3 tròn, vát nghiêng tối đa giúp khả năng chống chịu đạn xuyên giáp đối phương tốt hơn hẳn bất kì thiết kế tháp pháo nào trước đó, khả năng bảo vệ của nó giờ đây tương đương 250mm giáp thép ở chỗ dày nhất. Nguồn ảnh: TopwarVề mặt hỏa lực, xe tăng hạng nặng IS-3 sử dụng pháo D-25T cỡ 122mm cùng bộ nạp đạn bán tự động, tốc độ bắn đạt khoảng 2-3 viên/phút, cơ số đạn 28 viên với cấu hình thông thường là 18 viên đạn pháo nổ mảnh, 8 viên đạn xuyên giáp. Nguồn ảnh: TopwarIS-3 được trang bị động cơ diesel 600 mã lực giúp cỗ tăng 46 tấn này di chuyển với tốc độ khoảng 40km/h, tầm hoạt động 185km không tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: TopwarXe tăng IS-3 thuộc sư đoàn thiết giáp bảo vệ Moscow, tháng 8/1956. Nguồn ảnh: TopwarTuy không trực tiếp tham chiến lần nào, nhưng tăng hạng nặng IS-3 là mẫu tăng mạnh mẽ nhất trên thế giới thời điểm nó ra đời. Ngay cả các nước phương Tây đối địch với Liên Xô cũng phải "dặn lòng" thừa nhận IS-3 là thiết kế rất thành công. Có tới 2.311 chiếc IS-3 được sản xuất từ năm 1945 đến giữa 1946, phục vụ trong Hồng quân Liên Xô tới cuối những năm 1950. Nguồn ảnh: Topwar. Phải tới giữa những năm 1960, xe tăng hạng nặng IS-3 mới có cơ hội tham chiến chứng minh sức mạnh, dù rằng lúc này nó đã bị coi là lạc hậu so với các thế hệ xe tăng mới - xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, T-62 hay M48, M60 Patton. Theo đó, đầu những năm 1950, Quân đội Ai Cập đã mua 100 chiếc xe tăng IS-3 nâng cấp từ Liên Xô. Nguồn ảnh: TopwarPhiên bản IS-3 mà Ai Cập nhận được từ Liên Xô được định danh là IS-3M với việc gắn thêm các bình nhiên liệu phụ ở phía sau, các khoang chứa ở cả hai bên thân. Ảnh: Một chiếc IS-3 của Ai Cập bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Yom Kippur. Nguồn ảnh: TopwarIS-3 được biên chế trong đội hình Sư đoàn Pháo binh số 7 tại Rafah và Lữ đoàn Tăng số 125 thuộc Sư đoàn Cơ giới số 6 tại Kuntilla, Quân đội Ai Cập. Chúng đồng loạt xung trận trong giờ đầu tiên của cuộc chiến tranh 6 ngày (5-10/6/1967) giữa liên minh các nước Ả Rập với Israel. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, IS-3 đã hứng chịu thất bại thảm hại, mà một phần lỗi chính là do kíp lái tăng Ai Cập khai thác một cách sai lầm. Nguồn ảnh: TopwarNgày nay, IS-3 không còn được sử dụng ở bất kỳ quân đội nào trên thế giới. Chỉ có một vài chiếc có thể hoạt động nằm trong bảo tàng ở châu Âu. Nguồn ảnh: Topwar
Trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng của quân đồng minh tại Berlin ngày 7/9/1945, 52 chiếc xe tăng hạng nặng IS-3 của Trung đoàn Cận vệ 71 (Cụm Tập đoàn quân cận vệ số 2) – Hồng quân Liên Xô xuất hiện trên trên quảng trường đã khiến Mỹ-Anh và các lực lượng đồng minh khác thực sự sốc nặng. Do tham chiến vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh nên IS-3 không có cơ hội chứng minh được sức mạnh của mình. Nguồn ảnh: Topwar
Tuy nhiên, kích thước, hỏa lực của xe tăng hạng nặng IS-3 vẫn khiếp cho khối đồng minh phải khiếp sợ vào thời bấy giờ. Trong thời kỳ Liên Xô hỗ trợ Đông Đức xây dựng chính quyền, các xe tăng IS-3 đã được giao nhiệm vụ đóng chốt tại đây. Ảnh: Một vị chỉ huy đang giao nhiệm vụ cho kíp xe tăng IS-3, Đông Đức tháng 10/1947. Nguồn ảnh: Topwar
Xe tăng hạng nặng IS-3 (mã thiết kế là Object 703) là một trong những thế hệ tăng thuộc dòng tăng hạng nặng IS nổi danh của Liên Xô. Những chiếc IS-3 đầu tiên lăn bánh khỏi nhà máy vào giữa tháng 5/1945. Ảnh: Xe tăng IS-3 trong một cuộc tập trận tại Đông Đức, tháng 10/1947. Nguồn ảnh: Topwar
Xe tăng hạng nặng IS-3 là thiết kế mới hoàn toàn so với các dòng tăng IS, IS-2 mà người Mỹ-Anh đã biết từ trước đó. Nó xuất hiện với kiểu giáp khác lạ, chưa từng thấy trước đây cùng một cỗ pháo lớn đủ sức xé tan mọi loại tăng Đức khi đó, chưa nói tới việc đọ sức với tăng Mỹ - Anh. Ảnh: Xe tăng IS-3 huấn luyện vượt địa hình ghồ ghề tại Đông Đức, tháng 3/1948. Nguồn ảnh: Topwar
Xe tăng IS-3 của Lữ đoàn thiết giáp 68, Hồng quân Liên Xô, ngày 9/8/1945. Nguồn ảnh: Topwar
Tư lệnh Lữ đoàn 68 - Đại tá G.A Timchenko, tháng 8/1945. Nguồn ảnh: Topwar
Giáp trước của IS-3 rất khác lạ, tuy chỉ dày 110mm nhưng được vát rất nghiêng (theo hình chiếu cạnh: phần dưới nghiêng 56 độ, phần trên nghiêng 72 độ, không tính gầm xe) và còn được vát sang 2 bên khoảng 30 độ. Nguồn ảnh: Topwar
Với kiểu giáp này, hầu như mọi vũ khí chống tăng thời bấy giờ, thậm chí là pháo 88mm của Đức phát xít cũng không thể xuyên thủng nổi. Nguồn ảnh: Topwar
Tuy nhiên, phần hông và đuôi tăng hạng nặng IS-3 chỉ dày lần lượt là 90/60mm, chúng cũng được vát nghiêng nhưng vẫn là điểm yếu. Dẫu vậy, hầu như mọi loại tăng thời kỳ này và kể cả sau này tới thời hiện đại thì hông và đuôi vẫn là điểm yếu. Ảnh: Lái xe tăng IS-3 - sĩ quan cận vệ Zinnatov, tháng 10/1948. Nguồn ảnh: Topwar
Kíp lái xe tăng IS-3 dưới sự chỉ huy của Trung úy Plavinsky tiến hành bảo dưỡng thường xuyên, tháng 8/1947. Nguồn ảnh: Topwar
Hai hạ sĩ quan đang trao đổi tác chiến, huấn luyện, Đông Đức tháng 10/1947. Nguồn ảnh: Topwar
Tháp pháo mới của IS-3 tròn, vát nghiêng tối đa giúp khả năng chống chịu đạn xuyên giáp đối phương tốt hơn hẳn bất kì thiết kế tháp pháo nào trước đó, khả năng bảo vệ của nó giờ đây tương đương 250mm giáp thép ở chỗ dày nhất. Nguồn ảnh: Topwar
Về mặt hỏa lực, xe tăng hạng nặng IS-3 sử dụng pháo D-25T cỡ 122mm cùng bộ nạp đạn bán tự động, tốc độ bắn đạt khoảng 2-3 viên/phút, cơ số đạn 28 viên với cấu hình thông thường là 18 viên đạn pháo nổ mảnh, 8 viên đạn xuyên giáp. Nguồn ảnh: Topwar
IS-3 được trang bị động cơ diesel 600 mã lực giúp cỗ tăng 46 tấn này di chuyển với tốc độ khoảng 40km/h, tầm hoạt động 185km không tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: Topwar
Xe tăng IS-3 thuộc sư đoàn thiết giáp bảo vệ Moscow, tháng 8/1956. Nguồn ảnh: Topwar
Tuy không trực tiếp tham chiến lần nào, nhưng tăng hạng nặng IS-3 là mẫu tăng mạnh mẽ nhất trên thế giới thời điểm nó ra đời. Ngay cả các nước phương Tây đối địch với Liên Xô cũng phải "dặn lòng" thừa nhận IS-3 là thiết kế rất thành công. Có tới 2.311 chiếc IS-3 được sản xuất từ năm 1945 đến giữa 1946, phục vụ trong Hồng quân Liên Xô tới cuối những năm 1950. Nguồn ảnh: Topwar
. Phải tới giữa những năm 1960, xe tăng hạng nặng IS-3 mới có cơ hội tham chiến chứng minh sức mạnh, dù rằng lúc này nó đã bị coi là lạc hậu so với các thế hệ xe tăng mới - xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, T-62 hay M48, M60 Patton. Theo đó, đầu những năm 1950, Quân đội Ai Cập đã mua 100 chiếc xe tăng IS-3 nâng cấp từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Topwar
Phiên bản IS-3 mà Ai Cập nhận được từ Liên Xô được định danh là IS-3M với việc gắn thêm các bình nhiên liệu phụ ở phía sau, các khoang chứa ở cả hai bên thân. Ảnh: Một chiếc IS-3 của Ai Cập bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Yom Kippur. Nguồn ảnh: Topwar
IS-3 được biên chế trong đội hình Sư đoàn Pháo binh số 7 tại Rafah và Lữ đoàn Tăng số 125 thuộc Sư đoàn Cơ giới số 6 tại Kuntilla, Quân đội Ai Cập. Chúng đồng loạt xung trận trong giờ đầu tiên của cuộc chiến tranh 6 ngày (5-10/6/1967) giữa liên minh các nước Ả Rập với Israel. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, IS-3 đã hứng chịu thất bại thảm hại, mà một phần lỗi chính là do kíp lái tăng Ai Cập khai thác một cách sai lầm. Nguồn ảnh: Topwar
Ngày nay, IS-3 không còn được sử dụng ở bất kỳ quân đội nào trên thế giới. Chỉ có một vài chiếc có thể hoạt động nằm trong bảo tàng ở châu Âu. Nguồn ảnh: Topwar