Chengdu J-20 từ lâu đã được biết tới là chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang dần được hoàn thiện nội địa gần như hoàn toàn. Thông tin mới nhất được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng đăng tải cho biết, phần quan trọng nhất của J-20 hiện sắp được Trung Quốc nội địa hóa thành công. Nguồn ảnh: BI.Bộ phận quan trọng nhất trên J-20 Trung Quốc chính là động cơ của chiếc chiến đấu cơ này. Động cơ của J-20 phiên bản mới có tên mã là WS-15 đã được Trung Quốc phát triển trong vòng vài năm trở lại đây tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khắc phục. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên, dường như các vấn đề trở ngại với động cơ WS-15 này đã được Trung Quốc xử lý triệt để trong thời gian gần đây và WS-15 sẽ sớm được thử nghiệm cường độ cao để đạt chứng nhận đánh giá cuối cùng, xác nhận nó phù hợp với J-20 trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: BI.Trong quá khứ, động cơ của WS-15 nội địa do Trung Quốc tự sản xuất đã gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật rất khó vượt qua. Một trong những vấn đề nổi bật nhất đó là động cơ này sẽ bị quá nhiệt khi J-20 hoạt động ở công suất tối đa. Nguồn ảnh: BI.Theo nhiều nguồn tin được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trích dẫn, phía Bắc Kinh cho rằng tới năm 2025, Mỹ có khả năng sẽ triển khai tới châu Á Thái Bình Dương số lượng từ 200 tới 300 chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 loại F-35 hiện đại bậc nhất của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: BI.Đối phó lại với vấn đề đó, Bắc Kinh đòi hỏi Không quân nước này cũng sẽ phải có tối thiểu 200 chiếc J-20 với khả năng chiến đấu hoàn thiện được triển khai vào cùng thời điểm. Nguồn ảnh: BI.Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã triển khai 12 chiếc F-35 tới Nhật Bản trong khi Hàn Quốc đang lên kế hoạch để nhận bàn giao 40 chiếc F-35 từ Mỹ trong năm 2018 này. Điều này càng khiến nỗ lực tự chủ sản xuất được động cơ cho J-20 của Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: BI.Tự sản xuất động cơ chính là một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc phải đối mặt nếu muốn sản xuất hàng loạt với số lượng lớn các chiến đấu cơ J-20 của nước này. Nếu chỉ nhập khẩu, số lượng J-20 của Trung Quốc sẽ bị chi phối quá nhiều bởi nước ngoài và thậm chí khả năng bảo dưỡng, bảo hành J-20 cũng khó có thể đạt được hiệu suất cao. Nguồn ảnh: BI.Tính tới thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đang sở hữu 20 chiếc chiến đấu cơ J-20. Đây là con số quá nhỏ, chỉ bằng 10% số lượng J-20 mà Trung Quốc yêu cầu trong thời gian từ giờ tới năm 2025. Hồi tháng 4 vừa rồi, đài CCTV của Trung Quốc trích nguồn tin riêng đã khẳng định, Trung Quốc đang chuẩn bị đưa 4 dây chuyền lắp ráp J-20 vào hoạt động trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.Cũng theo đài CCTV đưa tin hồi tháng 8 vừa rồi, Không quân Trung Quốc đang mở các lớp đào tạo chuyên biệt cho phi công J-20 trong tương lai. Có thể thấy, đây chính là con bài nguy hiểm nhất và duy nhất của Trung Quốc trước nguy cơ siêu cơ thế hệ năm của Mỹ "bành trướng" ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đã ra đời ra sao.
Chengdu J-20 từ lâu đã được biết tới là chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang dần được hoàn thiện nội địa gần như hoàn toàn. Thông tin mới nhất được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng đăng tải cho biết, phần quan trọng nhất của J-20 hiện sắp được Trung Quốc nội địa hóa thành công. Nguồn ảnh: BI.
Bộ phận quan trọng nhất trên J-20 Trung Quốc chính là động cơ của chiếc chiến đấu cơ này. Động cơ của J-20 phiên bản mới có tên mã là WS-15 đã được Trung Quốc phát triển trong vòng vài năm trở lại đây tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khắc phục. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, dường như các vấn đề trở ngại với động cơ WS-15 này đã được Trung Quốc xử lý triệt để trong thời gian gần đây và WS-15 sẽ sớm được thử nghiệm cường độ cao để đạt chứng nhận đánh giá cuối cùng, xác nhận nó phù hợp với J-20 trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: BI.
Trong quá khứ, động cơ của WS-15 nội địa do Trung Quốc tự sản xuất đã gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật rất khó vượt qua. Một trong những vấn đề nổi bật nhất đó là động cơ này sẽ bị quá nhiệt khi J-20 hoạt động ở công suất tối đa. Nguồn ảnh: BI.
Theo nhiều nguồn tin được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trích dẫn, phía Bắc Kinh cho rằng tới năm 2025, Mỹ có khả năng sẽ triển khai tới châu Á Thái Bình Dương số lượng từ 200 tới 300 chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 loại F-35 hiện đại bậc nhất của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Đối phó lại với vấn đề đó, Bắc Kinh đòi hỏi Không quân nước này cũng sẽ phải có tối thiểu 200 chiếc J-20 với khả năng chiến đấu hoàn thiện được triển khai vào cùng thời điểm. Nguồn ảnh: BI.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã triển khai 12 chiếc F-35 tới Nhật Bản trong khi Hàn Quốc đang lên kế hoạch để nhận bàn giao 40 chiếc F-35 từ Mỹ trong năm 2018 này. Điều này càng khiến nỗ lực tự chủ sản xuất được động cơ cho J-20 của Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: BI.
Tự sản xuất động cơ chính là một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc phải đối mặt nếu muốn sản xuất hàng loạt với số lượng lớn các chiến đấu cơ J-20 của nước này. Nếu chỉ nhập khẩu, số lượng J-20 của Trung Quốc sẽ bị chi phối quá nhiều bởi nước ngoài và thậm chí khả năng bảo dưỡng, bảo hành J-20 cũng khó có thể đạt được hiệu suất cao. Nguồn ảnh: BI.
Tính tới thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đang sở hữu 20 chiếc chiến đấu cơ J-20. Đây là con số quá nhỏ, chỉ bằng 10% số lượng J-20 mà Trung Quốc yêu cầu trong thời gian từ giờ tới năm 2025. Hồi tháng 4 vừa rồi, đài CCTV của Trung Quốc trích nguồn tin riêng đã khẳng định, Trung Quốc đang chuẩn bị đưa 4 dây chuyền lắp ráp J-20 vào hoạt động trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Cũng theo đài CCTV đưa tin hồi tháng 8 vừa rồi, Không quân Trung Quốc đang mở các lớp đào tạo chuyên biệt cho phi công J-20 trong tương lai. Có thể thấy, đây chính là con bài nguy hiểm nhất và duy nhất của Trung Quốc trước nguy cơ siêu cơ thế hệ năm của Mỹ "bành trướng" ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đã ra đời ra sao.