Đầu năm 2017, không chỉ các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương mà cả thế giới gần như đã ngỡ ngàng trước quyết định rút tất cả các tàu sân bay của Hải quân Mỹ về nằm bờ. Kể từ Thế chiến thứ hai tới nay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ lực lượng tàu sân bay của Mỹ đều trong tình trạng nằm bờ, không có một chiếc nào ngoài khơi. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, sau 2 tuần cả thế giới dậy sóng mà nhất là khu vực châu Á Thái Bình Dương với hàng loạt các cuộc tập trận của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là sự tăng cường hoạt động một cách đầy "khả nghi" của tàu sân bay Liêu Ninh-Trung Quốc thì giờ Hạm đội 3 Hải quân Mỹ với tàu sân bay USS Carl Vinson đã tiếp tục vươn khơi hướng về Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sandiego.Động thái này được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá là điều hiển nhiên, vì không sớm thì muộn Mỹ cũng sẽ cho các tàu sân bay của mình quay lại biển khơi. Tuy nhiên động thái rút tất cả về nằm bờ có thể coi là hành động mang tính chất thăm dò và nước Mỹ muốn xem phản ứng của các nước mà nhất là phía Nga và Trung Quốc trước quyết định khá bất ngờ đó của Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Commons.Quay trở lại Thái Bình Dương lần này là Hạm đội 3 Hải quân Mỹ với tàu sân bay USS Carl Vinson. Đây là tàu sân bay thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ được nhập biên từ năm 1982 và vẫn còn đang hoạt động tốt cho tới thời điểm hiện tại. Tàu có lượng giãn nước đạt 101.000 tấn, dài 332 mét, động cơ cung cấp sức đẩy 260.000 mã lực cung cấp vận tốc tối đa lên tới 30 hải lý tương đương với 56 km/h. Nguồn ảnh: Deindaily.Ngoài tàu sân bay USS Carl Vinson, Hạm đội 3 Hải quân Mỹ còn có các tàu hộ vệ tên lửa USS Lake Champlain (CG57), tàu hộ vệ tên lửa USS Michael Murphy (DDG 112) và tàu hộ vệ tên lửa USS Wayne E. Meyer (DDG 108) cùng các tàu vận tải, tàu tiếp vận tháp tùng. Nguồn ảnh: Commons.Tàu USS Carl Vinson có khả năng mang theo tới tổng cộng 90 máy bay phản lực và trực thăng. Tàu có biên chế tối đa lên tới 6.000 người trong đó bao gồm 3.200 sỹ quan và thủy thủ hải quân, còn lại là các sỹ quan và phi công thuộc không quân hải quân. Nguồn ảnh: Commons.Việc đưa USS Carl Vinson đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ khiến Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh rất thân cận của Mỹ ở khu vực này yên tâm hơn rất nhiều khi họ nằm ngay gần... Triều Tiên và cũng rất may mắn trong thời gian các tàu sân bay Mỹ về nằm cảng phía Triều Tiên không thử phóng tên lửa lần nào. Nguồn ảnh: Commons.Ngoài ra, đây cũng có thể coi là bước đầu trong chiến lược vươn tầm ảnh hưởng và xoay trục sang khu vực châu Á Thái Bình Dương của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đầu năm 2017, không chỉ các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương mà cả thế giới gần như đã ngỡ ngàng trước quyết định rút tất cả các tàu sân bay của Hải quân Mỹ về nằm bờ. Kể từ Thế chiến thứ hai tới nay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ lực lượng tàu sân bay của Mỹ đều trong tình trạng nằm bờ, không có một chiếc nào ngoài khơi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, sau 2 tuần cả thế giới dậy sóng mà nhất là khu vực châu Á Thái Bình Dương với hàng loạt các cuộc tập trận của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là sự tăng cường hoạt động một cách đầy "khả nghi" của tàu sân bay Liêu Ninh-Trung Quốc thì giờ Hạm đội 3 Hải quân Mỹ với tàu sân bay USS Carl Vinson đã tiếp tục vươn khơi hướng về Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sandiego.
Động thái này được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá là điều hiển nhiên, vì không sớm thì muộn Mỹ cũng sẽ cho các tàu sân bay của mình quay lại biển khơi. Tuy nhiên động thái rút tất cả về nằm bờ có thể coi là hành động mang tính chất thăm dò và nước Mỹ muốn xem phản ứng của các nước mà nhất là phía Nga và Trung Quốc trước quyết định khá bất ngờ đó của Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Commons.
Quay trở lại Thái Bình Dương lần này là Hạm đội 3 Hải quân Mỹ với tàu sân bay USS Carl Vinson. Đây là tàu sân bay thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ được nhập biên từ năm 1982 và vẫn còn đang hoạt động tốt cho tới thời điểm hiện tại. Tàu có lượng giãn nước đạt 101.000 tấn, dài 332 mét, động cơ cung cấp sức đẩy 260.000 mã lực cung cấp vận tốc tối đa lên tới 30 hải lý tương đương với 56 km/h. Nguồn ảnh: Deindaily.
Ngoài tàu sân bay USS Carl Vinson, Hạm đội 3 Hải quân Mỹ còn có các tàu hộ vệ tên lửa USS Lake Champlain (CG57), tàu hộ vệ tên lửa USS Michael Murphy (DDG 112) và tàu hộ vệ tên lửa USS Wayne E. Meyer (DDG 108) cùng các tàu vận tải, tàu tiếp vận tháp tùng. Nguồn ảnh: Commons.
Tàu USS Carl Vinson có khả năng mang theo tới tổng cộng 90 máy bay phản lực và trực thăng. Tàu có biên chế tối đa lên tới 6.000 người trong đó bao gồm 3.200 sỹ quan và thủy thủ hải quân, còn lại là các sỹ quan và phi công thuộc không quân hải quân. Nguồn ảnh: Commons.
Việc đưa USS Carl Vinson đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ khiến Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh rất thân cận của Mỹ ở khu vực này yên tâm hơn rất nhiều khi họ nằm ngay gần... Triều Tiên và cũng rất may mắn trong thời gian các tàu sân bay Mỹ về nằm cảng phía Triều Tiên không thử phóng tên lửa lần nào. Nguồn ảnh: Commons.
Ngoài ra, đây cũng có thể coi là bước đầu trong chiến lược vươn tầm ảnh hưởng và xoay trục sang khu vực châu Á Thái Bình Dương của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nguồn ảnh: Pinterest.