Theo Business Insider, với hạm đội tàu sân bay, Hải quân Mỹ có thể triển khai quân ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần phụ thuộc vào các căn cứ mặt đất. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi những chiếc tàu sân bay khổng lồ của Mỹ có khả năng chở theo hàng ngàn binh sĩ cùng hàng chục máy bay chiến đấu các loại.Và ví dụ điển hình cho nhận định này chính là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz - đứa con cưng của Hải quân Mỹ. Với biên đội tàu gồm 10 chiếc đi vào hoạt động từ năm những năm 1970, Nimitz là lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới từng được đưa vào trang bị trước khi bị soái ngôi bởi lớp tàu sân bay Gerald R. Ford cũng của Mỹ.Một tàu sân bay lớp Nimitz có kích thước trung bình gồm chiều dài hơn 332m, bề ngang gần 77m và có lượng giãn nước tối đa hơn 100.000 tấn. Tuy nhiên điều làm nên tên tuổi của tàu sân bay lớp Nimitz không phải là kích thước của nó mà lại là những gì nó mang theo.Thủy thủ đoàn của một tàu Nimitz có quân số 3.200 người cùng với đó là 2.400 lính thủy đánh bộ có thể được triển khai lên tàu bất cứ lúc nào. Và thủy thủ đoàn đông đảo này sẽ đảm bảo khả năng hoạt động của con tàu trong mọi tình huống.Trong ảnh là tàu sân bay USS Ronald Reagan mang số hiệu CVN-76 chiếc thứ 9 trong tổng số 10 tàu Nimitz của Hải quân Mỹ.Theo thiết kế mỗi tàu Nimitz đều có thể mang theo từ 85-90 máy bay quân sự các loại tuy nhiên trong điều kiện tác chiến thông thường con số này chỉ dừng lại ở mức 64 chiếc. Trong đó có gần 30 chiếc chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornets và F/A-18C Hornets.Hình ảnh tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay này, nó cũng có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn và dài 337m nhỉnh hơn một chút so với tàu Nimitz.Bên cạnh những chiếc F/A-18, tàu sân bay của Mỹ còn được trang bị nhiều loại máy bay khác như máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowlers hoặc EA-18G Growlers, máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C/D Hawkeyes và các mẫu trực thăng hải quân.Một biên đội tàu sân bay tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ ngoài một tàu sân bay còn có 6 tàu chiến đi kèm với tàu tuần dương hạm mang tên lửa, tàu khu trục mang tên lửa và một hoặc hai tàu ngầm tấn công hạt nhân. Trong đó tàu khu trục mang tên lửa thường làm nhiệm vụ phòng không hạm đội và chống ngầm.Cận cảnh tàu USS Nimitz (CVN-68) tiến vào Trân Châu Cảng với thủy thủ đoàn đứng dọc hai bên boong tàu gần đó là thiết giáp hạm USS Missouri.Mọi cuộc chiến của nước Mỹ ngày nay đều có sự góp mặt của biên đội tàu sân bay của nước này và nó đã dần trở thành biểu tượng chiến tranh của Mỹ. Khi Washington luôn sử dụng các biên đội tàu sân bay như một công cụ ngoại giao hoặc vũ khí răn đe đối phương. Và nó cũng đóng vai trò xung kích đến bất cứ khu vực bất ổn nào có ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.Thủy thủ đoàn tàu USS Ronald Reagan quan sát tàu USS John C. Stennis khi hai tàu sân bay này đi song song với nhau trong một đợt tập trận.Trong ảnh là biên đội tàu sân bay George Washington dẫn đầu bởi tàu sân bay USS George Washington với số lượng tàu chiến lên tới hàng chục chiếc.Một hình ảnh khá thú vị khi tàu USS Ronald Reagan vận chuyển xe hơi của các thủy thủ phục vụ trên tàu trở về quê nhà, con tàu sân bay này có cảng chính là tại căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản.Tàu USS Carl Vinson (CVN-70) rời San Francisco trong làn sương mù sáng sớm khi cả thành phố còn đang ngủ.Pha bẻ lái đầy mạo hiểm của tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) tất nhiên là khi nó đang tham gia một đợt thử nghiệm với cả con tàu đều nghiêng về một bên.Hình ảnh hai chiếc F/A-18E/F Super Hornets cất cánh từ tàu USS John C. Stennis (CVN-74).Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz được thiết kế để có thể hoạt động trong vòng 50 năm với giá trị ước tính khoảng 4.5 tỷ USD cho việc đóng mới mỗi chiếc. Giới hạn hoạt động duy nhất của chúng chính là việc thay thế các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân.
Theo Business Insider, với hạm đội tàu sân bay, Hải quân Mỹ có thể triển khai quân ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần phụ thuộc vào các căn cứ mặt đất. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi những chiếc tàu sân bay khổng lồ của Mỹ có khả năng chở theo hàng ngàn binh sĩ cùng hàng chục máy bay chiến đấu các loại.
Và ví dụ điển hình cho nhận định này chính là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz - đứa con cưng của Hải quân Mỹ. Với biên đội tàu gồm 10 chiếc đi vào hoạt động từ năm những năm 1970, Nimitz là lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới từng được đưa vào trang bị trước khi bị soái ngôi bởi lớp tàu sân bay Gerald R. Ford cũng của Mỹ.
Một tàu sân bay lớp Nimitz có kích thước trung bình gồm chiều dài hơn 332m, bề ngang gần 77m và có lượng giãn nước tối đa hơn 100.000 tấn. Tuy nhiên điều làm nên tên tuổi của tàu sân bay lớp Nimitz không phải là kích thước của nó mà lại là những gì nó mang theo.
Thủy thủ đoàn của một tàu Nimitz có quân số 3.200 người cùng với đó là 2.400 lính thủy đánh bộ có thể được triển khai lên tàu bất cứ lúc nào. Và thủy thủ đoàn đông đảo này sẽ đảm bảo khả năng hoạt động của con tàu trong mọi tình huống.
Trong ảnh là tàu sân bay USS Ronald Reagan mang số hiệu CVN-76 chiếc thứ 9 trong tổng số 10 tàu Nimitz của Hải quân Mỹ.
Theo thiết kế mỗi tàu Nimitz đều có thể mang theo từ 85-90 máy bay quân sự các loại tuy nhiên trong điều kiện tác chiến thông thường con số này chỉ dừng lại ở mức 64 chiếc. Trong đó có gần 30 chiếc chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornets và F/A-18C Hornets.
Hình ảnh tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay này, nó cũng có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn và dài 337m nhỉnh hơn một chút so với tàu Nimitz.
Bên cạnh những chiếc F/A-18, tàu sân bay của Mỹ còn được trang bị nhiều loại máy bay khác như máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowlers hoặc EA-18G Growlers, máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C/D Hawkeyes và các mẫu trực thăng hải quân.
Một biên đội tàu sân bay tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ ngoài một tàu sân bay còn có 6 tàu chiến đi kèm với tàu tuần dương hạm mang tên lửa, tàu khu trục mang tên lửa và một hoặc hai tàu ngầm tấn công hạt nhân. Trong đó tàu khu trục mang tên lửa thường làm nhiệm vụ phòng không hạm đội và chống ngầm.
Cận cảnh tàu USS Nimitz (CVN-68) tiến vào Trân Châu Cảng với thủy thủ đoàn đứng dọc hai bên boong tàu gần đó là thiết giáp hạm USS Missouri.
Mọi cuộc chiến của nước Mỹ ngày nay đều có sự góp mặt của biên đội tàu sân bay của nước này và nó đã dần trở thành biểu tượng chiến tranh của Mỹ. Khi Washington luôn sử dụng các biên đội tàu sân bay như một công cụ ngoại giao hoặc vũ khí răn đe đối phương. Và nó cũng đóng vai trò xung kích đến bất cứ khu vực bất ổn nào có ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.
Thủy thủ đoàn tàu USS Ronald Reagan quan sát tàu USS John C. Stennis khi hai tàu sân bay này đi song song với nhau trong một đợt tập trận.
Trong ảnh là biên đội tàu sân bay George Washington dẫn đầu bởi tàu sân bay USS George Washington với số lượng tàu chiến lên tới hàng chục chiếc.
Một hình ảnh khá thú vị khi tàu USS Ronald Reagan vận chuyển xe hơi của các thủy thủ phục vụ trên tàu trở về quê nhà, con tàu sân bay này có cảng chính là tại căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản.
Tàu USS Carl Vinson (CVN-70) rời San Francisco trong làn sương mù sáng sớm khi cả thành phố còn đang ngủ.
Pha bẻ lái đầy mạo hiểm của tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) tất nhiên là khi nó đang tham gia một đợt thử nghiệm với cả con tàu đều nghiêng về một bên.
Hình ảnh hai chiếc F/A-18E/F Super Hornets cất cánh từ tàu USS John C. Stennis (CVN-74).
Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz được thiết kế để có thể hoạt động trong vòng 50 năm với giá trị ước tính khoảng 4.5 tỷ USD cho việc đóng mới mỗi chiếc. Giới hạn hoạt động duy nhất của chúng chính là việc thay thế các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân.