Thiệt hại đối với tàu cứu hộ Kommuna đã khiến Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga giảm năng lực cứu hộ tàu ngầm, đồng thời mất đi con tàu mang tính biểu tượng.Theo thông báo của người phát ngôn Hải quân Ukraine - ông Dmytro Pletenchuk, sau cuộc tấn công ngày 21/4 nhằm vào căn cứ Hải quân Nga ở Sevastopol, tàu cứu hộ Kommuna đã bị hư hại nặng.Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại nhưng căn cứ hình ảnh duy nhất từ hiện trường cho thấy con tàu bốc cháy, và một nhân chứng cho biết một tên lửa hành trình đã bắn trúng chiếc Kommuna.Trong lúc này, câu hỏi chính xác chiếc Kommuna bị bắn trúng bằng vũ khí gì vẫn chưa có câu trả lời, bất chấp nguồn tin Nga cho rằng tên lửa là Harpoon hoặc Neptune.Đối với tên lửa hành trình chống hạm của Mỹ, nó có thể bị loại khỏi danh sách ngay lập tức vì các phiên bản được chuyển giao cho Ukraine có tầm bắn chỉ giới hạn trong khoảng 150 km, không vươn tới được mục tiêu.Trong khi đó Neptune đã được sử dụng nhiều lần trong việc tấn công các tàu ở Vịnh Sevastopol. Điển hình như trận đánh hôm 24/3/2024, khi đó mục tiêu của tên lửa Neptune là tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Kostyantyn Olshansky.Cuộc tấn công này đã nói rõ ràng rằng tên lửa Neptune của Ukraine đã trải qua quá trình hiện đại hóa và không chỉ tăng tầm bắn lên ít nhất 400 km mà quả đạn đã có hệ thống dẫn đường mới, giúp nó giờ đây tấn công được cả những tàu đang neo đậu. Chưa dừng lại đây, khả năng chủ động bay bám địa hình đã được bổ sung, và điều này rõ ràng khó hơn nhiều so với việc bắt mục tiêu là một con tàu giữa biển khơi và di chuyển trên mặt nước phẳng.Mặc dù vậy trong trường hợp tàu cứu hộ Komuna, thực tế nhiều khả năng nó không phải là mục tiêu của cuộc tấn công, bởi vì con tàu này đang neo ở giữa những chiến hạm khác.Trong ảnh vệ tinh chụp vài ngày trước cuộc tấn công, tàu tuần tra Burevestnik thuộc Dự án 1135 và tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Dự án 775, cũng như một vài tàu chiến nhỏ hơn và tàu hỗ trợ đang đứng cạnh chiếc Kommuna.Và nếu chúng ta quay trở lại xem xét hệ thống dẫn đường của tên lửa Neptune thì theo logic hoạt động của đầu dẫn radar chủ động, con tàu lớn nhất sẽ là mục tiêu ưu tiên cao nhất của nó.Chiếc Kommuna là tàu hai thân có chiều dài 100 mét với kết cấu vòm phức tạp và trang bị cần cẩu. Chính vì vậy, nó sẽ xuất hiện trên radar như một vật thể thậm chí còn lớn hơn thực tế.Theo giới phân tích, với đặc điểm trên, chiếc Kommuna sẽ trông rất nổi bật và “hấp dẫn” đối với đầu dò của tên lửa chống hạm, chính vì vậy khả năng cao nó đã trở thành đối tượng bị tên lửa Neptune đánh trúng.Trong cuộc tấn công nói trên, việc đột phá phòng không của Sevastopol lần này không được thực hiện thông qua đợt phóng hàng loạt tên lửa mà sử dụng vũ khí kiểu "phẫu thuật", đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực thực sự của cả Nga và Ukraine.Quan trọng hơn, tính năng trục vớt các vật thể dưới biển sâu của tàu cứu hộ Kommuna là độc nhất đối với Hạm đội Biển Đen, bất chấp việc nó đã được đóng từ năm 1915, đây rõ ràng là thiệt hại lớn đối với Hạm đội Biển Đen.
Thiệt hại đối với tàu cứu hộ Kommuna đã khiến Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga giảm năng lực cứu hộ tàu ngầm, đồng thời mất đi con tàu mang tính biểu tượng.
Theo thông báo của người phát ngôn Hải quân Ukraine - ông Dmytro Pletenchuk, sau cuộc tấn công ngày 21/4 nhằm vào căn cứ Hải quân Nga ở Sevastopol, tàu cứu hộ Kommuna đã bị hư hại nặng.
Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại nhưng căn cứ hình ảnh duy nhất từ hiện trường cho thấy con tàu bốc cháy, và một nhân chứng cho biết một tên lửa hành trình đã bắn trúng chiếc Kommuna.
Trong lúc này, câu hỏi chính xác chiếc Kommuna bị bắn trúng bằng vũ khí gì vẫn chưa có câu trả lời, bất chấp nguồn tin Nga cho rằng tên lửa là Harpoon hoặc Neptune.
Đối với tên lửa hành trình chống hạm của Mỹ, nó có thể bị loại khỏi danh sách ngay lập tức vì các phiên bản được chuyển giao cho Ukraine có tầm bắn chỉ giới hạn trong khoảng 150 km, không vươn tới được mục tiêu.
Trong khi đó Neptune đã được sử dụng nhiều lần trong việc tấn công các tàu ở Vịnh Sevastopol. Điển hình như trận đánh hôm 24/3/2024, khi đó mục tiêu của tên lửa Neptune là tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Kostyantyn Olshansky.
Cuộc tấn công này đã nói rõ ràng rằng tên lửa Neptune của Ukraine đã trải qua quá trình hiện đại hóa và không chỉ tăng tầm bắn lên ít nhất 400 km mà quả đạn đã có hệ thống dẫn đường mới, giúp nó giờ đây tấn công được cả những tàu đang neo đậu.
Chưa dừng lại đây, khả năng chủ động bay bám địa hình đã được bổ sung, và điều này rõ ràng khó hơn nhiều so với việc bắt mục tiêu là một con tàu giữa biển khơi và di chuyển trên mặt nước phẳng.
Mặc dù vậy trong trường hợp tàu cứu hộ Komuna, thực tế nhiều khả năng nó không phải là mục tiêu của cuộc tấn công, bởi vì con tàu này đang neo ở giữa những chiến hạm khác.
Trong ảnh vệ tinh chụp vài ngày trước cuộc tấn công, tàu tuần tra Burevestnik thuộc Dự án 1135 và tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Dự án 775, cũng như một vài tàu chiến nhỏ hơn và tàu hỗ trợ đang đứng cạnh chiếc Kommuna.
Và nếu chúng ta quay trở lại xem xét hệ thống dẫn đường của tên lửa Neptune thì theo logic hoạt động của đầu dẫn radar chủ động, con tàu lớn nhất sẽ là mục tiêu ưu tiên cao nhất của nó.
Chiếc Kommuna là tàu hai thân có chiều dài 100 mét với kết cấu vòm phức tạp và trang bị cần cẩu. Chính vì vậy, nó sẽ xuất hiện trên radar như một vật thể thậm chí còn lớn hơn thực tế.
Theo giới phân tích, với đặc điểm trên, chiếc Kommuna sẽ trông rất nổi bật và “hấp dẫn” đối với đầu dò của tên lửa chống hạm, chính vì vậy khả năng cao nó đã trở thành đối tượng bị tên lửa Neptune đánh trúng.
Trong cuộc tấn công nói trên, việc đột phá phòng không của Sevastopol lần này không được thực hiện thông qua đợt phóng hàng loạt tên lửa mà sử dụng vũ khí kiểu "phẫu thuật", đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực thực sự của cả Nga và Ukraine.
Quan trọng hơn, tính năng trục vớt các vật thể dưới biển sâu của tàu cứu hộ Kommuna là độc nhất đối với Hạm đội Biển Đen, bất chấp việc nó đã được đóng từ năm 1915, đây rõ ràng là thiệt hại lớn đối với Hạm đội Biển Đen.