Tiếp nối thành công ban đầu của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đang hoạt động ở Nam Sudan, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 trực thuộc Học viện Quân y được thành lập ngày 13/6/2017 theo quyết định 2182 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (Ảnh: Trọng Phú)Hiện tại, quân số của Bệnh viện gồm 84 quân nhân, bao gồm cả lực lượng dự bị, trong đó có 12 nữ quân nhân, chủ yếu được điều động từ Học viện Quân y, Tổng cục Hậu cần và của Quân khu 2, gồm nhân viên y tế, lực lượng hậu cần, kỹ thuật đảm bảo triển khai một bệnh viện theo đúng chuẩn của Liên Hợp Quốc.Các chiến sĩ quân y tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đang trải qua quá trình huấn luyện khắt khe từ cách đây 1 năm, dưới sự chỉ huy trực tiếp của thủ trưởng Học viện Quân y và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.Một đợt tập huấn về cấp cứu, trong đó nạn nhân được giả định là bị thương từ vụ nổ.Rất nhanh chóng, đội ngũ y bác sĩ thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đã sơ cứu rồi đưa nạn nhân vào cấp cứu.Với các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, việc xác định tình trạng chấn thương và cấp cứu diễn ra trôi chảy.Mỗi một cabin tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 tương ứng với một khu vực chuyên môn.Các trang thiết bị và y bác sĩ phía trong một cabin. Liên Hợp Quốc yêu cầu rất chặt chẽ về công tác đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên trong quá trình khám chữa bệnh. Vì vậy khi thành lập bệnh viện, các cán bộ luôn được cập nhật quy trình chuẩn về phác đồ điều trị để áp dụng cũng như huấn luyện thực hành thuần thục.Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ - chiến sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 phải đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, sức khỏe... để có thể hoạt động ở những môi trường khắc nghiệt ở nước ngoài.Một chiến sĩ được tiến hành chụp X quang trong một cabin của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2.Với các thiết bị tân tiến hàng đầu, chỉ sau vài giây kết quả đã được hiển thị trên màn hình.Khu vực điều phối thông tin luôn có từ 3-4 chiến sĩ túc trực để đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn.Quá trình dựng lều dã chiến của các chiến sĩ quân y.Chỉ sau khoảng 5 phút, với các thao tác thuần thục, những chiến sĩ quân y có thể dựng xong chiếc lều dã chiến.Một chiếc lều dã chiến khi được dựng hoàn thành.Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 sẽ lên đường sang Nam Sudan vào tháng 9/2019, dự kiến theo kế hoạch sẽ xuất quân làm 2 đợt. Đợt 1 gồm khoảng 30 người sẽ sang trước khoảng 2 tuần, sau đó 2 tuần đội còn lại sẽ tiếp tục lên đường. Giữa tháng 10/2019, toàn bộ đội hình của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 sẽ thay thế đội hình của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đang triển khai ở Nam Sudan.Trung tá, Bác sĩ Võ Văn Hiển, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 cho biết: "Bệnh viện cấp 2 số 1 đang triển khai ở Nam Sudan được LHQ đánh giá rất cao. Chúng tôi không coi đó là áp lực mà xác định đó là động lực để cố gắng".
Tiếp nối thành công ban đầu của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đang hoạt động ở Nam Sudan, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 trực thuộc Học viện Quân y được thành lập ngày 13/6/2017 theo quyết định 2182 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (Ảnh: Trọng Phú)
Hiện tại, quân số của Bệnh viện gồm 84 quân nhân, bao gồm cả lực lượng dự bị, trong đó có 12 nữ quân nhân, chủ yếu được điều động từ Học viện Quân y, Tổng cục Hậu cần và của Quân khu 2, gồm nhân viên y tế, lực lượng hậu cần, kỹ thuật đảm bảo triển khai một bệnh viện theo đúng chuẩn của Liên Hợp Quốc.
Các chiến sĩ quân y tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đang trải qua quá trình huấn luyện khắt khe từ cách đây 1 năm, dưới sự chỉ huy trực tiếp của thủ trưởng Học viện Quân y và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Một đợt tập huấn về cấp cứu, trong đó nạn nhân được giả định là bị thương từ vụ nổ.
Rất nhanh chóng, đội ngũ y bác sĩ thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đã sơ cứu rồi đưa nạn nhân vào cấp cứu.
Với các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, việc xác định tình trạng chấn thương và cấp cứu diễn ra trôi chảy.
Mỗi một cabin tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 tương ứng với một khu vực chuyên môn.
Các trang thiết bị và y bác sĩ phía trong một cabin. Liên Hợp Quốc yêu cầu rất chặt chẽ về công tác đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên trong quá trình khám chữa bệnh. Vì vậy khi thành lập bệnh viện, các cán bộ luôn được cập nhật quy trình chuẩn về phác đồ điều trị để áp dụng cũng như huấn luyện thực hành thuần thục.
Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ - chiến sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 phải đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, sức khỏe... để có thể hoạt động ở những môi trường khắc nghiệt ở nước ngoài.
Một chiến sĩ được tiến hành chụp X quang trong một cabin của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2.
Với các thiết bị tân tiến hàng đầu, chỉ sau vài giây kết quả đã được hiển thị trên màn hình.
Khu vực điều phối thông tin luôn có từ 3-4 chiến sĩ túc trực để đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn.
Quá trình dựng lều dã chiến của các chiến sĩ quân y.
Chỉ sau khoảng 5 phút, với các thao tác thuần thục, những chiến sĩ quân y có thể dựng xong chiếc lều dã chiến.
Một chiếc lều dã chiến khi được dựng hoàn thành.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 sẽ lên đường sang Nam Sudan vào tháng 9/2019, dự kiến theo kế hoạch sẽ xuất quân làm 2 đợt. Đợt 1 gồm khoảng 30 người sẽ sang trước khoảng 2 tuần, sau đó 2 tuần đội còn lại sẽ tiếp tục lên đường. Giữa tháng 10/2019, toàn bộ đội hình của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 sẽ thay thế đội hình của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đang triển khai ở Nam Sudan.
Trung tá, Bác sĩ Võ Văn Hiển, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 cho biết: "Bệnh viện cấp 2 số 1 đang triển khai ở Nam Sudan được LHQ đánh giá rất cao. Chúng tôi không coi đó là áp lực mà xác định đó là động lực để cố gắng".