F-22 Raptor ra mắt từ năm 2005, là tiêm kích phản lực tàng hình thế hệ thứ năm với công nghệ hiện đại. Sự kết hợp giữa khả năng tàng hình, cảm biến nâng cao nhận thức tình huống, và khung máy bay cơ động cao giúp F-22 có thể mang tải trọng lớn và bay siêu thanh mà không cần đốt sau.Tiêm kích F-22 Raptor được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F119-PW-100. Động cơ này có khả năng cung cấp lực đẩy mạnh mẽ, cho phép F-22 đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2, tức là gấp đôi tốc độ âm thanh. Ngoài ra, động cơ còn tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, giúp máy bay có khả năng linh hoạt và cơ động cao trong không chiến. F-22 Raptor chỉ có một phiên bản chính thức được sản xuất là F-22A. Đây là phiên bản tiêu chuẩn, được thiết kế cho nhiệm vụ thống trị không gian và đa nhiệm vụ.Có một phiên bản hai chỗ ngồi được đề xuất là F-22B, nhưng không bao giờ được sản xuất. Tổng cộng, có 195 chiếc F-22 được chế tạo, trong đó có 8 máy bay thử nghiệm. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của F-22 lên tới gần 70.000 USD mỗi giờ, cao hơn gấp đôi so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ dù có kích thước tương đương F-15. Hệ thống điện tử hàng không của F-22 hiện tại đã lỗi thời so với các máy bay thế hệ thứ tư được chế tạo từ đầu những năm 2000, làm tăng chi phí duy trì. So với các đối thủ như F-35 (Mỹ), Su-57 (Nga) và J-20 (Trung Quốc), F-22 hoàn toàn không thể sánh bằng.Vì lý do này, kế hoạch cho F-22 nghỉ hưu lần đầu tiên được công bố vào tháng 3/2022. Trước đó một năm, Không quân Mỹ (USAF) đã xác nhận rằng vai trò của phi đội Raptor đối với lực lượng này trong tương lai sẽ không còn quá lớn.Năm nay, Không quân Mỹ chính thức quyết định đưa loạt F-22 Raptors cũ vào kho phế liệu để giải phóng ngân sách cho các phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình mới hơn và mạnh mẽ hơn. Việc loại bỏ các F-22 Block 20 sẽ giúp chuyển hướng hàng tỷ USD vào các chương trình như phát triển tên lửa siêu thanh và nâng cao máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (NGAD).Quyết định này gây ra nhiều tranh cãi, nhất là khi Israel - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ - có thể hưởng lợi lớn từ việc sở hữu các máy bay chiến đấu này. Các chuyên gia cho rằng mặc dù F-22 không được thiết kế để xuất khẩu, nhưng việc bán chúng cho Israel có thể mang lại nhiều lợi ích.Việc này, trước tiên, có thể giúp Mỹ mở lại dây chuyền sản xuất, giảm chi phí cho máy bay chiến đấu và giữ giá cả hợp lý. Mô hình tương tự đã được áp dụng để giảm chi phí của F-35. Mặt khác, Israel có thể khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu này với sự hợp tác của Mỹ, giúp duy trì sản xuất và sử dụng F-22 lâu dài.Bằng cách bán F-22 cho Israel, Mỹ cũng có thể đảm bảo rằng đồng minh thân cận này sẽ được trang bị tốt để đối phó với các mối đe dọa, đồng thời duy trì ưu thế quân sự toàn cầu.Thực tế, Israel đã từ lâu tìm cách mua F-22, mặc dù Mỹ đã từ chối yêu cầu này. Năm 2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng tuyên bố sẵn sàng bán F-22 cho Israel để giúp nước này duy trì ưu thế công nghệ. Israel đặt kỳ vọng vào việc F-22 sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của không quân nước này trước các mối đe dọa.Mỹ đã cấm xuất khẩu F-22 Raptor vì các lý do liên quan đến chính sách và an ninh quốc gia. Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thông qua một sửa đổi cấm bán F-22 cho nước ngoài, vì máy bay này chứa nhiều công nghệ mật và tiên tiến mà nước này muốn giữ kín.Công nghệ tàng hình, cảm biến nâng cao, và khả năng cơ động cao của F-22 là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển, và việc giữ bí mật này giúp đảm bảo ưu thế quân sự của Mỹ. Hơn nữa, việc không xuất khẩu F-22 cũng ngăn chặn rủi ro công nghệ này rơi vào tay các quốc gia khác như Nga hoặc Trung Quốc.
F-22 Raptor ra mắt từ năm 2005, là tiêm kích phản lực tàng hình thế hệ thứ năm với công nghệ hiện đại. Sự kết hợp giữa khả năng tàng hình, cảm biến nâng cao nhận thức tình huống, và khung máy bay cơ động cao giúp F-22 có thể mang tải trọng lớn và bay siêu thanh mà không cần đốt sau.
Tiêm kích F-22 Raptor được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F119-PW-100. Động cơ này có khả năng cung cấp lực đẩy mạnh mẽ, cho phép F-22 đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2, tức là gấp đôi tốc độ âm thanh. Ngoài ra, động cơ còn tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, giúp máy bay có khả năng linh hoạt và cơ động cao trong không chiến. F-22 Raptor chỉ có một phiên bản chính thức được sản xuất là F-22A. Đây là phiên bản tiêu chuẩn, được thiết kế cho nhiệm vụ thống trị không gian và đa nhiệm vụ.
Có một phiên bản hai chỗ ngồi được đề xuất là F-22B, nhưng không bao giờ được sản xuất. Tổng cộng, có 195 chiếc F-22 được chế tạo, trong đó có 8 máy bay thử nghiệm. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của F-22 lên tới gần 70.000 USD mỗi giờ, cao hơn gấp đôi so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ dù có kích thước tương đương F-15. Hệ thống điện tử hàng không của F-22 hiện tại đã lỗi thời so với các máy bay thế hệ thứ tư được chế tạo từ đầu những năm 2000, làm tăng chi phí duy trì. So với các đối thủ như F-35 (Mỹ), Su-57 (Nga) và J-20 (Trung Quốc), F-22 hoàn toàn không thể sánh bằng.
Vì lý do này, kế hoạch cho F-22 nghỉ hưu lần đầu tiên được công bố vào tháng 3/2022. Trước đó một năm, Không quân Mỹ (USAF) đã xác nhận rằng vai trò của phi đội Raptor đối với lực lượng này trong tương lai sẽ không còn quá lớn.
Năm nay, Không quân Mỹ chính thức quyết định đưa loạt F-22 Raptors cũ vào kho phế liệu để giải phóng ngân sách cho các phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình mới hơn và mạnh mẽ hơn. Việc loại bỏ các F-22 Block 20 sẽ giúp chuyển hướng hàng tỷ USD vào các chương trình như phát triển tên lửa siêu thanh và nâng cao máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (NGAD).
Quyết định này gây ra nhiều tranh cãi, nhất là khi Israel - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ - có thể hưởng lợi lớn từ việc sở hữu các máy bay chiến đấu này. Các chuyên gia cho rằng mặc dù F-22 không được thiết kế để xuất khẩu, nhưng việc bán chúng cho Israel có thể mang lại nhiều lợi ích.
Việc này, trước tiên, có thể giúp Mỹ mở lại dây chuyền sản xuất, giảm chi phí cho máy bay chiến đấu và giữ giá cả hợp lý. Mô hình tương tự đã được áp dụng để giảm chi phí của F-35. Mặt khác, Israel có thể khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu này với sự hợp tác của Mỹ, giúp duy trì sản xuất và sử dụng F-22 lâu dài.
Bằng cách bán F-22 cho Israel, Mỹ cũng có thể đảm bảo rằng đồng minh thân cận này sẽ được trang bị tốt để đối phó với các mối đe dọa, đồng thời duy trì ưu thế quân sự toàn cầu.
Thực tế, Israel đã từ lâu tìm cách mua F-22, mặc dù Mỹ đã từ chối yêu cầu này. Năm 2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng tuyên bố sẵn sàng bán F-22 cho Israel để giúp nước này duy trì ưu thế công nghệ. Israel đặt kỳ vọng vào việc F-22 sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của không quân nước này trước các mối đe dọa.
Mỹ đã cấm xuất khẩu F-22 Raptor vì các lý do liên quan đến chính sách và an ninh quốc gia. Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thông qua một sửa đổi cấm bán F-22 cho nước ngoài, vì máy bay này chứa nhiều công nghệ mật và tiên tiến mà nước này muốn giữ kín.
Công nghệ tàng hình, cảm biến nâng cao, và khả năng cơ động cao của F-22 là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển, và việc giữ bí mật này giúp đảm bảo ưu thế quân sự của Mỹ. Hơn nữa, việc không xuất khẩu F-22 cũng ngăn chặn rủi ro công nghệ này rơi vào tay các quốc gia khác như Nga hoặc Trung Quốc.