Khi các máy bay chiến đấu đầu tiên được ra đời, các phi công thì muốn súng máy trên máy bay được đặt ở ngay phía sau cánh quạt để ngắm bắn chính xác hơn nhưng các kỹ sư lại khăng khăng đặt chúng ở hai bên cánh vì sợ súng sẽ bắn vào cánh quạt máy bay gây hỏng hóc. Nguồn ảnh: Chosul.Phải một thời gian dài sau đó, người ta mới chế tạo được hệ thống súng máy đồng bộ với trục cánh quạt, theo đó khi cánh quạt và nòng súng ở cùng một vị trí thẳng hàng thì nòng súng sẽ bị vô hiệu hóa, không khai hỏa được, đảm bảo không bắn trúng cánh quạt máy bay. Nguồn ảnh: Chosul.Điều này khiến tốc độ bắn của súng máy giảm xuống một cách đáng kể, tuy nhiên các kỹ sư lại cố bù đắp bằng cách lắp càng nhiều súng càng tốt. Nguồn ảnh: Chosul.Với hệ thống súng lắp phía mũi máy bay, các phi công sẽ ngắm bắn tốt hơn, có thể bổ nhào tiêu diệt mục tiêu dưới mặt đất một cách dễ dàng mà không cần phải căn đúng khoảng cách như trước kia. Nguồn ảnh: Chosul.Ngoài ra, việc không còn khả năng bắn trúng cánh quạt cũng giúp các máy bay này được phép sử dụng cánh quạt bằng gỗ thay vì phải làm bằng thép như trước kia, giúp máy bay bay nhẹ nhàng hơn, động cơ ít rung lắc hơn so với khi sử dụng cánh quạt bằng kim loại. Nguồn ảnh: Chosul.Tuy nhiên, đến chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà các loại súng máy đã trở nên chính xác hơn ở khoảng cách xa và hệ thống nạp đạn tự động ra đời thì nhiều loại máy bay lại "bê" súng máy đặt ra hai bên cánh. Nguồn ảnh: Chosul.Điều này dù sẽ khiến phi công ngắm bắn khó hơn, tuy nhiên lại giúp đồng bộ các súng máy với hệ thống bom treo dọc dưới cánh máy bay, giúp toàn bộ hệ thống vũ khí hoạt động ổn định và tin cậy hơn. Nguồn ảnh: Chosul.Hệ thống bom treo dưới một máy bay tiêm kích Mỹ trong thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Chosul.Ngoài ra, sự ra đời của các máy bay ném bom cỡ lớn cũng cho phép đặt nhiều vị trí súng máy hơn để nó có khả năng tự bảo vệ mình trước các tiêm kích của đối phương. Thông thường trên mỗi máy bay sẽ có tới 6 vị trí súng máy bao gồm 1 ở mũi, 2 bên thân, trên nóc, dưới bụng và 1 ở đuôi. Nguồn ảnh: Chosul.Những vị trí xạ thủ này vẫn tồn tại cho đến tận thời Chiến tranh Việt Nam trên những chiếc "pháo đài bay" B-52, tuy nhiên sau này đã bị loại bỏ khi ngành công nghiệp chiến tranh bước vào giai đoạn tên lửa với cuộc chạy đua về tầm bắn, công nghệ dẫn đường tên lửa và các loại rada phòng thủ chủ động và bị động. Nguồn ảnh: Chosul.
Khi các máy bay chiến đấu đầu tiên được ra đời, các phi công thì muốn súng máy trên máy bay được đặt ở ngay phía sau cánh quạt để ngắm bắn chính xác hơn nhưng các kỹ sư lại khăng khăng đặt chúng ở hai bên cánh vì sợ súng sẽ bắn vào cánh quạt máy bay gây hỏng hóc. Nguồn ảnh: Chosul.
Phải một thời gian dài sau đó, người ta mới chế tạo được hệ thống súng máy đồng bộ với trục cánh quạt, theo đó khi cánh quạt và nòng súng ở cùng một vị trí thẳng hàng thì nòng súng sẽ bị vô hiệu hóa, không khai hỏa được, đảm bảo không bắn trúng cánh quạt máy bay. Nguồn ảnh: Chosul.
Điều này khiến tốc độ bắn của súng máy giảm xuống một cách đáng kể, tuy nhiên các kỹ sư lại cố bù đắp bằng cách lắp càng nhiều súng càng tốt. Nguồn ảnh: Chosul.
Với hệ thống súng lắp phía mũi máy bay, các phi công sẽ ngắm bắn tốt hơn, có thể bổ nhào tiêu diệt mục tiêu dưới mặt đất một cách dễ dàng mà không cần phải căn đúng khoảng cách như trước kia. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngoài ra, việc không còn khả năng bắn trúng cánh quạt cũng giúp các máy bay này được phép sử dụng cánh quạt bằng gỗ thay vì phải làm bằng thép như trước kia, giúp máy bay bay nhẹ nhàng hơn, động cơ ít rung lắc hơn so với khi sử dụng cánh quạt bằng kim loại. Nguồn ảnh: Chosul.
Tuy nhiên, đến chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà các loại súng máy đã trở nên chính xác hơn ở khoảng cách xa và hệ thống nạp đạn tự động ra đời thì nhiều loại máy bay lại "bê" súng máy đặt ra hai bên cánh. Nguồn ảnh: Chosul.
Điều này dù sẽ khiến phi công ngắm bắn khó hơn, tuy nhiên lại giúp đồng bộ các súng máy với hệ thống bom treo dọc dưới cánh máy bay, giúp toàn bộ hệ thống vũ khí hoạt động ổn định và tin cậy hơn. Nguồn ảnh: Chosul.
Hệ thống bom treo dưới một máy bay tiêm kích Mỹ trong thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngoài ra, sự ra đời của các máy bay ném bom cỡ lớn cũng cho phép đặt nhiều vị trí súng máy hơn để nó có khả năng tự bảo vệ mình trước các tiêm kích của đối phương. Thông thường trên mỗi máy bay sẽ có tới 6 vị trí súng máy bao gồm 1 ở mũi, 2 bên thân, trên nóc, dưới bụng và 1 ở đuôi. Nguồn ảnh: Chosul.
Những vị trí xạ thủ này vẫn tồn tại cho đến tận thời Chiến tranh Việt Nam trên những chiếc "pháo đài bay" B-52, tuy nhiên sau này đã bị loại bỏ khi ngành công nghiệp chiến tranh bước vào giai đoạn tên lửa với cuộc chạy đua về tầm bắn, công nghệ dẫn đường tên lửa và các loại rada phòng thủ chủ động và bị động. Nguồn ảnh: Chosul.